khunglong_1302

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng





MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 3

1.1. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4

1.2. HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.2.1. Huy động Vốn chủ sở hữu 10

1.2.2. Huy động vốn nợ 13

1.2.2.1. Nhận tiền gửi 13

1.2.2.2. Đi vay 17

1.2.2.3. Các hình thức huy động vốn nợ khác 18

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM 19

1.2.3.1. Quy mô vốn và tốc độ tăng trưởng vốn 19

1.2.3.2. Cơ cấu vốn 21

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 23

1.3.1. Các nhân tố chủ quan 23

1.3.1.1. Quan điểm của lãnh đạo Ngân hàng về huy động vốn 23

1.3.1.2. Chi phí vốn 24

1.3.1.3. Đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên Ngân hàng 25

1.3.1.4. Cơ sở vật chất của Ngân hàng 26

1.3.1.5. Các hình thức huy động vốn và sự tích hợp các tiện ích 27

1.3.1.6. Hiệu quả sử dụng vốn 29

1.3.2. Các nhân tố khách quan 30

1.3.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội 30

1.3.2.2. Tâm lý dân cư 31

1.3.2.3. Sự cạnh tranh từ các đối thủ 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG 34

2.1. CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 34

2.1.1.1. Vài nét về Ngân hàng Công thương Việt Nam 34

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 37

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 37

2.1.3. Các hoạt động cơ bản 39

2.1.3.1. Huy động vốn 39

2.1.3.2. Tín dụng 39

2.1.3.3. Tài trợ thương mại quốc tế 42

2.1.3.4. Các hoạt động khác 42

2.1.3.5. Kết quả kinh doanh 43

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG 44

2.2.1. Nhận tiền gửi 44

2.2.2. Đi vay 47

2.2.3. Huy động vốn nợ thông qua các hình thức khác 48

2.2.4. Cơ cấu vốn 49

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG 53

2.3.1. Những thành công 53

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 54

2.3.2.1. Hạn chế 54

2.3.2.2. Nguyên nhân 55

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG 60

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CN NHCT HAI BÀ TRƯNG 60

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG 61

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 67

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 67

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 70

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ 72

Kết luận 74

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ua lại lẫn nhau. Một Ngân hàng chỉ có thể sử dụng vốn nếu nó huy động được vốn. Ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn có những ảnh hưởng lớn không chỉ đến thu nhập mà còn tới khả năng huy động vốn của Ngân hàng.
Nếu NHTM huy động được lượng vốn lớn nhưng không thể cho vay, đầu tư hay những hoạt động sử dụng vốn này không có hiệu quả thì Ngân hàng sẽ gặp phải tình trạng đọng vốn hay không thu hồi được vốn để hoàn trả khách hàng. Chi phí Ngân hàng phải tiêu tốn để huy động vốn là rất lớn trong khi họ lại không thể sử dụng số vốn đó để tạo ra doanh thu bù đắp chi phí. Điều này dẫn đến tổn thất trong kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Hậu quả kế tiếp là quy mô vốn sẽ buộc phải thu hẹp lại. Ngược lại, nếu Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả thì đó là động lực để họ tăng cường huy động vốn. Khi vốn được sử dụng có hiệu quả, thu nhập của Ngân hàng cũng gia tăng. Đó là điều kiện thuận lợi giúp Ngân hàng phát triển tất cả những hoạt động của họ, trong đó có hoạt động huy động vốn.
Ngoài những nhân tố được đề cập ở trên, một nhân tố khác cũng ảnh hưởng rất nhiều đến huy động vốn của NHTM là hoạt động marketing. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh Ngân hàng, việc quảng bá về Ngân hàng đến khách hàng rất khó khăn. Hoạt động này không chỉ đòi hỏi Ngân hàng phải tiêu tốn những chi phí rất lớn mà còn cần các Ngân hàng có sự nghiên cứu tâm lý khách hàng thận trọng để tránh gây sự phản cảm với các khách hàng. Những Ngân hàng thực hiện tốt hoạt động này thường là những Ngân hàng gây dựng được sự tin tưởng của khách hàng và có được những khách hàng trung thành. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng và là cơ sở để họ có thể tăng cường huy động vốn cũng như phát triển đồng bộ các hoạt động kinh doanh khác.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội
NHTM hiện diện với tư cách là một chủ thể trong nền kinh tế, tiến hành các hoạt động đều phải chịu tác động từ môi trường xung quanh. Huy động vốn của NHTM cũng bị ảnh hưởng bởi các biến động của môi trường kinh tế - xã hội.
Vấn đề bao trùm lên hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là tốc độ phát triển của nền kinh tế. Kinh tế tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài tạo điều kiện để đời sống người dân được nâng cao. Dân cư có thu nhập cao có khả năng tích luỹ nhiều hơn. Dù tỷ lệ chi tiêu trên tổng thu nhập của họ có thể tăng nhưng số tuyệt đối của phần dành cho tiết kiệm vẫn lớn lên. Đó là cơ sở để NHTM huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, nền kinh tế trì trệ khiến đời sống người dân khó khăn thì lượng vốn huy động của Ngân hàng cũng bị thu hẹp.
Sự phát triển kinh tế còn ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM theo một con đường khác. Trong một nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp là rất lớn. Những nhu cầu đó không phải chỉ để phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn vì cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Ngân hàng có thể triển khai quản lý quỹ với các doanh nghiệp trong khi áp dụng quản lý tài sản, uỷ thác, tín thác với các cá nhân. Cùng với đó, nhu cầu về thanh toán không dùng tiền mặt là cơ hội để NHTM tập trung và tích luỹ được những khoản tiền dù là nhỏ nhất trong nền kinh tế.
Một yếu tố khác của môi trường vĩ mô tác động mạnh đến việc huy động vốn của NHTM là tình hình lạm phát. Đối với NHTW, lãi suất là một trong những công cụ kiểm soát lạm phát. Còn với NHTM, điều kiện để dòng vốn không bị chảy khỏi hệ thống Ngân hàng là đảm bảo lãi suất thực dương. Trong điều kiện tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, người dân không tiếp tục gửi tiền vì lo sợ sự mất giá. Vì vậy, đối phó với lạm phát, Chính phủ và NHTW thực thi các chính sách vĩ mô trong khi NHTM tính toán và điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.
1.3.2.2. Tâm lý dân cư
Do vai trò quan trọng của tiền gửi, nhất là tiền gửi của dân cư trong tổng vốn của NHTM, nhân tố khách quan tác động đến huy động vốn của Ngân hàng được đề cập tới đầu tiên chính là yếu tố thuộc về đối tượng này: tâm lý dân cư.
Khách hàng doanh nghiệp mang đến cho Ngân hàng một lượng tiền gửi khá lớn, chủ yếu là tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên, như đã đề cập, việc tiếp cận và mở rộng giao dịch với đối tượng khách hàng này không thực sự quá khó khăn với một NHTM. Vấn đề nằm ở khách hàng cá nhân. Nhiều Ngân hàng không quan tâm đến đối tượng này do một số nguyên nhân sau:
- Số lượng tài khoản lớn, hồ sơ giao dịch nhiều khiến vấn đề quản lý khó khăn và chi phí lớn nhưng doanh số giao dịch trên một tài khoản thường rất thấp.
- Số lượng khách hàng đông, phân tán rộng, việc giao dịch không được thuận lợi. Ngân hàng phải mở nhiều Chi nhánh, phòng giao dịch hay phát triển dịch vụ trên mạng internet. Chi phí cho các hoạt động này là rất lớn.
Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này khi được khai thác tốt lại mang đến cho Ngân hàng những lợi ích và ưu thế mà khách hàng doanh nghiệp không có được. Đã có nhiều NHTM chọn khách hàng cá nhân làm khách hàng chiến lược và thu được thành công. Đây là điều không dễ dàng vì khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý khá phức tạp:
- Lo sợ rủi ro khi giao dịch bằng tiền với Ngân hàng
- Ngại phiền phức thủ tục trong quá trình giao dịch
- Không muốn để lộ thông tin với Ngân hàng trong trường hợp khách hàng là người có thu nhập cao
- Mặc cảm không giao dịch với Ngân hàng trong trường hợp khách hàng là người có thu nhập thấp. Những người này thường cho rằng các giao dịch với Ngân hàng là loại dịch vụ cao cấp và chỉ dành cho người thu nhập cao.
Những đặc điểm tâm lý trên cùng với sự ưa thích sử dụng tiền mặt là rào cản khiến huy động vốn từ khách hàng cá nhân trở nên rất khó khăn với NHTM. Việt Nam là một đất nước đông dân, là thị trường tiềm năng để các Ngân hàng thu hút tiền gửi. Song, dân cư hầu hết e ngại tính vô hình của dịch vụ Ngân hàng và không muốn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy, để huy động được vốn từ khách hàng cá nhân, các NHTM cần triển khai nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, cẩn trọng để lựa chọn được khách hàng tiềm năng và có chiến lược tiếp cận, khai thác đối tượng khách hàng đó.
1.3.2.3. Sự cạnh tranh từ các đối thủ
Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những Ngân hàng khác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá. NHTM còn phải cạnh tranh với các Công ty Bảo hiểm và thị trường chứng khoán để thu hút vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế.
Tại những nước đang phát triển, sự tăng trưởng cao đột ngột của thị trường chứng khoán có thể là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thống Ngân hàng để chuyển sang đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều này khác biệt lớn với những nền kinh tế phát triển. Tại đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư tham gia đầu tư chứng khoán. Gửi tiền Ngân hàng vẫn là lựa chọn gần như tốt nhất của côn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
0 [Free] Tăng cường huy động vốn tại Chi nhỏnh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Tăng cường quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận tại Bưu điện tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục quận H Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Một số giải pháp tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ v Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006- Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top