musicworld1989

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn





Khi thanh tra hoạt động tín dụng, Thanh tra chi nhánh thường tập trung đi sâu kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác cho vay khách hàng:

 - Thanh tra các nguyên tắc, điều kiện và quy trình cho vay vốn của TCTD. Để thực hiện vấn đề này, Thanh tra chi nhánh thông qua việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ cho vay, chú trọng tập trung vào các món vay lớn, các món vay đã phát sinh nợ quá hạn, phải gia hạn nợ hay có vấn đề để đánh giá cụ thể tình hình chấp hành chế độ trong cho vay của TCTD. Thanh tra việc thực hiện quy trình cho vay của TCTD cũng là một vấn đề mang tính nguyên tắc khi cho vay , nó bao gồm các khâu: Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Hay nói cách khác là việc thẩm định, giám sát, kiểm tra, quản lý các món vay của cán bộ tín dụng.

 - Thanh tra việc định thời hạn cho vay, việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; việc áp dụng lãi suất và thu lãi; chất lượng, giá trị và công tác bảo quản tài sản thế chấp cùng các giấy tờ liên quan tài sản thế chấp; việc bảo lãnh các khoản vay; kiểm tra đảm bảo nợ vay, xử lý các trường hợp vi phạm thể lệ tín dụng và những điều cam kết.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nước; dựa vào các quy định của pháp luật trong hoạt đông ngân hàng để tổ chức, triển khai và thực hiện các cách hoạt động.
Điều quan trọng là phải phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của cả hệ thống và mỗi cấp thanh tra để bảo đảm có cơ chế tập trung, thông thoáng trong toàn hệ thống. Điều này cò có những vấn đề cần hoàn thiện :
- Hiện tại, Chánh thanh tra NHNN không trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự của Thanh tra NH tỉnh, Thanh tra NHNN chưa có được quyền phối hợp tham gia khi tuyển chọn cán bộ thanh tra ở chi nhánh. Vì vậy khó có thể nói có được quan điểm thống nhất về chuẩn hoá đội nghũ cán bộ thanh tra theo yêu cầu.
- Đối với việc điều động, bổ nhiệm cán bộ thanh tra chi nhánh, mà cụ thể là đối với phó chánh thanh tra NH tỉnh là người giúp việc trực tiếp cho Chánh thanh tra chi nhánh, thanh tra NHNN chưa được quyền quản lý điều động. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó chánh thanh tra chi nhánh vẫn do Giám đốc chi nhánh quyết định.
- Theo thông tư 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28/3/2000 hướng dẫn thực hiện nghị định 91/1999/NĐ-CP thì Thanh tra NHNN chịu trách nhiệm thanh tra các TCTD Nhà nước, còn các chi nhánh của TCTD Nhà nước tại các tỉnh, thành phố do Thanh tra chi nhánh chịu trách nhiệm thanh tra, Thanh tra NHNN chỉ tiến hành thanh tra những đơn vị này khi thấy cần thiết.
Như vậy thì chưa thể nói Chánh thanh tra NHNN phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thanh tra ngân hàng trong cả nước. Còn nếu nói Giám đốc và Chánh thanh tra chi nhánh chịu trách nhiệm về hoạt động thanh tra chi nhánh tại địa phương thì cũng không đúng, vì Thanh tra chi nhánh hoạt động theo chương trình của Thanh tra NHNN. Nhiều khi, chương trình thanh tra của NHNN còn dàn trải, chưa bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Rõ ràng, cơ chế “ đồng trách nhiệm” như vậy thật sự chưa hiệu quả. Kết cục cuối cùng là năng lực thanh tra bị hạn chế và dễ phát sinh lỗ hổng.
- Theo pháp lệnh thanh tra, tổ chức thanh tra ngân hàng được coi là thanh tra bộ, nhưng theo luật ngân hàng thì Thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành về ngân hàng. Vấn đề này còn có sự không đồng bộ trong các văn bản luật cũng như trong thực tế. Bên cạnh Thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành, nhưng vẫn thực hiện cả chức năng thanh tra bộ như : Việc xét và giải quyết đơn thư khiếu tố có liên quan đến ngành ngân hàng, hay trong hoạt động chống tham nhũng.
- Một vấn đề nữa là theo luật ngân hàng quy định thì NHNN có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Nhưng trong một thời gian gần 2 năm từ khi 2 bộ luật ngân hàng có hiệu lực vẫn chưa xây dựng được văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đến 15/6/2000, chính phủ mới ban hành được nghị định số 20/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và NHNN có thông tư 09/2000/TT-NHNN3 ngày 29/8/2000 hướng dẫn thực hiện nghị định này, song cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể của NHNN trong việc xử lý vi phạm, sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và bảo vệ pháp luật với NHNN chưa được thông suốt. vì vậy đã hạn chế không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả của thanh tra chi nhánh.
1.2.2.2 - Về tổ chức bộ máy và cán bộ
Tổ chức bộ máy và cán bộ thanh tra chi nhánh được thể hiện qua số liệu sau ( thời điểm 31/12/2000 ):
- Biên chế của thanh tra chi nhánh có 8 người, chiếm 15% tổng cán bộ công chức của chi nhánh. Trong đó có 1 Chánh thanh tra, 1 phó chánh thanh tra.
- Về độ tuổi: - Dưới 35 tuổi : 2
- Từ 35 - 45 tuổi: 3
- Trên 45 tuổi : 3
- Về trình độ :
+ Cả 8 cán bộ thanh tra đều có trình độ đại học và tương đương đại học
+ Có 6 đ/c là thanh tra viên cấp 1, không có thanh tra viên cấp 2.
+ Có 2 đ/c sử dụng được ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B
+ 100% số cán bộ sử dụng máy vi tính chương trình tin học cơ bản.
+ Có 2 đ/c đã qua lớp quản lý hành chính Nhà nước cấp chuyên viên.
Để công tác thanh tra đạt hiệu quả thì trình độ của mỗi cán bộ thanh tra mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. ở đây chúng tui muốn đề cấp tới phương pháp làm việc của mỗi cán bộ thanh tra của chi nhánh NHNN Bắc giang chưa thực sự khoa học ( Từ cách đặt vấn đề; lấy và khai thác số liệu những thông tin liên quan để chọn lọc, phân tích, đánh giá, đưa ra nhận định đúng và chính xác nhất ), nên hiệu quả của các cuộc thanh tra còn ở mức độ nhất định.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ qua các khoá đào tạo, cán bộ thanh tra còn phải tự học hỏi, nắm bắt kịp thời chế độ, thể lệ của ngành, đúc rút học tập kinh nghiệm qua thực tiễn. Hiện nay, việc vận dụng và phát huy sau mỗi khoá học của cán bộ thanh tra chi nhánh còn hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ gần như bị lãng quên. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, ngoài nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân cán bộ thanh tra, còn do không có điều kiện vận dụng tại địa phương.
1.2.2.3 - Vê nghiệp vụ thanh tra
a - Nghiệp vụ giám sát từ xa
Hoạt động nghiệp vụ giám sát từ xa đang được Thanh tra NHNN áp dụng thực hiện là quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN đã ra về việc ban hành quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, thay thế quyết định 137/QĐ-NH3 của ngân hàng Nhà nước trước đây.
Theo quy chế này, nội dung giám sát từ xa đối với hoạt động của các TCTD là: Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có; Chất lượng tài sản Có; Vốn tự có; Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; Việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các quy định khác của pháp luật; Các vấn đề khác có liên quan. Với sô lượng và loại hình các TCTD trên địa bàn, đối tượng giám sát từ xa của Thanh tra chi nhánh NHNN Bắc giang bao gồm:
- Chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước tỉnh : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển.
- Ngân hàng phục vụ người nghèo.
- Các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Việc phân tích, giám sát đối với hoạt động của các TCTD được thực hiện theo quý. Hàng tháng, Thanh tra chi nhánh chỉ cần thông báo kết quả giám sát từ xa kèm nhận xét, kiến nghị những vấn đề phải chấn chỉnh đến chi nhánh TCTD.
Tại chi nhánh NHNN Bắc giang, thực trạng hoạt động giám sát từ xa được thể hiện trên một số nội dung cụ thể sau:
a.1 - Đánh giá cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có
Để thực hiện nội dung này dựa vào các báo biểu kế toán của các TCTD gửi đến, Thanh tra chi nhánh NHNN Bắc giang đã tiến hành phân tổ tài sản Nợ và tài sản Có của TCTD, từ đó đánh giá cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có của TCTD:
- Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động của TCTD, được huy động trên địa bàn nếu có chiều hướng tăng ổn định thì trong hoạt động có thuận lợi. Nguồn vốn huy động luôn chiếm từ 55 đến 60% tổng nguồn vốn. Trong vốn huy động của các chi nhánh TCTD trên địa bàn thì nguốn vốn có kỳ hạn thường chiếm gần 90%, Trong giám sát đối với các T...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top