Download miễn phí Luận văn





MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HÓA VÀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 3

I/ Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3

1. Khái niệm kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 3

2.Vai trò của công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 4

3. Chức năng và nguyên tắc của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 6

3.1. Chức năng của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 6

3.2. Nguyên tắc của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 7

4. Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 10

4.1. Phân theo góc độ thời gian 10

4.2. Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch 10

II/ Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 12

1. Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp 12

1.1. Công tác lập kế hoạch 12

1.2. Triển khai tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch. 15

1.2.1 Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch 15

1.2.2. Các thành viên tham gia công tác kế hoạch 16

2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp. 18

2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của quản lý doanh nghiệp. 18

2.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng của kế hoạch trong doanh nghiệp. 19

2.2.1. Yêu cầu đối với kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường 19

2.2.2. Nội dung hoàn thiện công tác kế hoạch hóa đặc biệt hoàn thiện công tác lập kế hoạch .20



PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA Ở CÔNG TY LILAMA 69-3 24

I/ Tổng quan về Công ty Lilama 69-3 24

1. Tổng quan về Công ty Lilama 69-3 24

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lắp máy và xây dựng 69-3 24

1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty lắp máy và xây dựng 69-3. 25

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty lắp máy và xây dựng 69-3 27

1.3.1. Cơ cấu tổ chức .27

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ cấu tổ chức của Công ty.29

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005 31

3. Một số đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quản lý có ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hóa của Công ty 32

3.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 32

3.2. Đặc điểm về thị trường của Công ty 33

3.3. Đặc điểm về nguồn cung ứng và quản lý nguyên vật liệu của Công ty 34

3.3.1. Đặc điểm về quản lý nguyên vật liệu 35

3.3.2. Đặc điểm về nguồn cung ứng 34

3.4. Đặc điểm về quản lý và khai thác máy móc thiết bị . 36

3.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực 37

3.6. Đặc điểm về tài chính và vốn kinh doanh 38

II/ Thực trạng công tác kế hoạch hóa ở Công ty Lilama 69-3 39

1. Thực trạng công tác lập kế hoạch của Công ty Lilama 69-3 39

2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch 48

3. Đánh giá chung về Công tác kế hoạch hoá của Công ty Lilama 69-3 49

3.1. Những mặt đã làm được trong công tác kế hoạch hóa 49

3.1.1. Những mặt đã làm được trong công tác kế hoạch hoá 49

3.1.2. Nguyên nhân của những mặt đã làm được 51

3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 52

3.2.1. Những mặt còn tồn tại 52

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 53

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA Ở CÔNG TY LILAMA 69-3 54

I/ Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch 54

1. Chú trọng công tác hoạch định các mục tiêu chiến lược của Công ty 54

2. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo 60

2.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường. 60

2.2. Đẩy mạnh công tác dự báo. .63

3. Hoàn thiện hệ thống kế hoạch tác nghiệp. 65

4. Củng cố Phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp và tăng cường sự phối hợp hoạt động trong công tác kế hoạch. 67

II/ Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch 70

1. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch. 70

2. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với Công ty. 71

3. Đưa ra các quyết định điều chỉnh kế hoạch cần thiết và kịp thời 72

4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác kế hoạch. 74

KẾT LUẬN 76

Danh mục tài liệu tham khảo 77

MỤC LỤC 78

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng là khoảng thời gian khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng vốn đã quen với cơ chế quản lý bảo hộ của Nhà nước, nay lại phải chịu sự sàng lọc khắc nghiệt của cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển. Để đứng vững và khẳng định mình trên thị trường các doanh nghiệp không thể làm gì khác là phải tiếp nhận cái đúng, cái mới và xoá bỏ những tư tưởng trì trệ, bảo thủ. Từ đó tạo điều kiện cho thị trường phát triển hữu hiệu.
Cơ chế thị trường nếu biết vận hành nó sẽ phát huy được những mặt tích cực mà chúng ta không thể phủ nhận được. Tuy nhiên nó cũng đặt ra một yêu cầu là cơ chế quản lý kinh tế Nhà nước phải thực sự đổi mới. Chuyển sang nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với Nhà nước đã chuyển giao cho các doanh nghiệp Nhà nước quyền lợi to lớn và gắn liền với nó là những trách nhiệm nặng nề. Chính vì vậy, để thích nghi được trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đáp án của 3 vấn đề kinh tế lớn đó là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? phù hợp với năng lực và ngành nghề của mình. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải lựa chọn cách quản lý thích hợp và hiệu quả. Vì thế, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch ngày càng được coi trọng và trở thành công cụ quản lý chủ yếu của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp ở nước ta đã có những đổi mới mạnh mẽ. Tuy nhiên sự đổi mới đó vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện trên nhiều phương diện từ việc lập kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra theo dõi, điều chỉnh thực hiện kế hoạch.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3 (Lilama 69-3) em đã tìm hiểu về công tác kế hoạch hóa và đi sâu nghiên cứu công tác kế hoạch hóa của Công ty để thực hiện đề tài:
“ Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hoá ở Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3 (Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam)”.
Nội dung của đề tài bao gồm những phần sau:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về kế hoạch hóa và công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Phần thứ hai: Thực trạng công tác kế hoạch hóa ở Công ty Lilama 69-3.
Phần thứ ba: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế hoạch hóa ở Công ty Lilama 69-3.
Qua đây em xin chân thành Thank cô giáo hướng dẫn: Tiến Sĩ Nguyễn Thị Kim Dung người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này và các thầy cô giáo trong khoa đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu tạo điều kiện cho em đi sâu tìm hiểu tốt đề tài. Em cũng xin Thank các cô, các anh chị phòng Kinh tế - Kế hoạch – Tổng hợp thuộc Công ty Lilama 69-3 đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực tập. Do thời gian cũng như sự nhận thức còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Do vậy em mong được sự góp ý của Công ty Lilama 69-3 và các thầy cô giáo trong Khoa Kế hoạch và Phát triển.


PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HÓA VÀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP
I/ Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm kế hoạch hoá trong doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy quản lý hoạt động doanh nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển hay trì trệ của doanh nghiệp. Nếu quản lý hoạt động đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục các hạn chế, liên kết gắn bó các yếu tố nội lực bên trong đặc biệt là yếu tố con người, tận dụng được cơ hội bên ngoài tạo sức mạnh tổng hợp cho doanh nghiệp. Để quản lý đúng đắn cần có cách quản lý đúng, hiệu quả. Và kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một cách quản lý có hiệu quả. Vậy thế nào là kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
Hiểu một cách tổng quát nhất, theo từ điển bách khoa Việt Nam kế hoạch hóa là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các qui luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt các qui luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hay toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất.
Theo cách hiểu trên, kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều qui mô và phạm vi khác nhau. Kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hóa doanh nghiệp) được xác định là một cách quản lý theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hay nói cách khác kế hoạch hóa doanh nghiệp là một qui trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó. Như vậy kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện theo mục tiêu đặt ra. Công tác này bao gồm các hoạt động:
- Lập kế hoạch: Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và các mục tiêu đó được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu kế hoạch. Kết quả việc lập kế hoạch trong doanh nghiệp là các bản kế hoạch của doanh nghiệp. Lập kế hoạch được coi là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong công tác kế hoạch hóa của doanh nghiệp vì nó chính là cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động ở giai đoạn tiếp theo của công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch: Các bản kế hoạch sau khi xây dựng xong cần được đưa vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp, do đó cần thiết phải có quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch. Đây là quá trình tổ chức phối hợp các hoạt động của các bộ phận các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp và triển khai các hoạt động khác nhau theo các mục tiêu kế hoạch đặt ra. Quá trình triển khai kế hoạch là xem xét những hoạt động cần thiết của doanh nghiệp và dự kiến, phát hiện những bất ngờ có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động để ứng phó với các bất ngờ đó. Quá trình kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định và quản lý các rủi ro của mình. Việc đánh giá kế hoạch giúp doanh nghiệp xây dựng những phương án kế hoạch tiếp sau chính xác và sát thực hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Ketnooi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top