Download Khóa luận Thiết kế một số đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đại số và giải tích 11 miễn phí





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài 4
II. Mục đích nghiên cứu 5
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
IV. Đối tượng nghiên cứu 6
V. Phạm vi nghiên cứu 6
VI. Phương pháp nghiên cứu 6
NỘI DUNG
Chương I: Kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong dạy học ở trường phổ thông
1.1. Cơ sở lý luận của KTĐG trong dạy học 7
1.1.1. Khái niệm của KTĐG 7
1.1.2. Chức năng của KTĐG trong giáo dục 8
1.1.3. Yêu cầu sư phạm của việc KTĐG 9
1.1.4. Nguyên tắc chung của việc KTĐG 11
1.1.5. Các phương pháp KTĐG 11
1.1.6. Các hình thức KTĐG 12
1.1.7. Ý nghĩa của việc KTĐG 12
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc KTĐG 14
1.2.1. Thực trạng hoạt động KTĐG ở trường phổ thông 14
1.2.2. Những xu hướng mới trong KTĐG môn toán 15
Chương II: Trắc nghiệm khách quan trong việc KTĐG kết quả học tập của học sinh
2.1. Khái niệm và phân loại trắc nghiệm 18
2.1.1. Khái niệm 18
2.1.2. Phân loại 18
2.2. Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 18
2.2.1. Các dạng câu hỏi TNKQ 19
2.2.2. Quy hoạch một bài TNKQ 25
2.2.3. Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ môn toán 27
2.2.4. Phương pháp phân tích đánh giá bài TNKQ 29
2.3. Nội dung cơ bản của môn Đại Số Và Giải Tích lớp 11 .34
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 50
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 50
3.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 53
Đề thực nghiệm số 1 54
Đề thực nghiệm số 2 64
Đề tham khảo số 1 74
Đề tham khảo số 2 79
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ra được một phạm vi rộng về kiến thức của học sinh so với các loại trắc nghiệm khác.
- Đảm bảo tính khách quan trong khi chấm điểm.
- Xác suất chọn phương án đúng do ngẫu nhiên không cao.
- Có thể phân tích được tính chất của mỗi câu hỏi, xác định được những câu không có giá trị đối với các mục tiêu cần đánh giá để chỉnh sửa.
Nhược điểm
- Để soạn một câu hỏi hay và đúng chuẩn rất khó và tốn nhiều thời gian.
- Khó đo được khả năng trình bày suy nghĩ, cách diễn đạt, tư duy logic của học sinh.
- Nếu không có hình thức kiểm tra thích hợp thì học sinh rất dễ nhìn bài nhau.
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng cho mọi loại hình kiểm tra đánh giá, đặc biệt là rất thích hợp để đánh giá phân loại học sinh.
Lưu ý khi soạn câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
Đối với phần dẫn
- Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng, ngắn gọn thể hiện được vấn đề gì muốn hỏi và không nên đưa vào nhiều ý trong một câu dẫn hay trong các lựa chọn vì điều này sẽ khiến học sinh khó lựa chọn được đáp án.
- Nên hạn chế dùng những câu dẫn dạng phủ định, nếu dùng thì phải gạch dưới hay in đậm chữ “không” để nhắc nhở học sinh thận trọng khi trả lời.
- Đảm bảo cho câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo cùng một cấu trúc ngữ pháp.
Đối với phần lựa chọn
- Mỗi câu chỉ nên có từ bốn đến năm phương án lựa chọn trong đó chỉ có duy nhất một phương án đúng. Các phương án nhiễu phải được thiết kế sao cho trông có vẻ hợp lý, có sức thu hút đối với những học sinh không hiểu kĩ bài. Do đó để xây dựng được các phương án nhiễu thật tốt chúng ta nên dựa vào các sai lầm phổ biến của học sinh hay các trường hợp khái quát hoá không đầy đủ. Nếu có quá ít học sinh chọn phương án nhiễu hay học sinh dễ dàng nhận ra thì phương án nhiễu đó không đáp ứng được yêu cầu.
- Chỉ có duy nhất một đáp án đúng.
- Các câu lựa chọn phải được viết theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc, chỉ khác nhau về phần nội dung.
- Nên sắp xếp các phương án đúng theo một thứ tự ngẫu nhiên, tránh một vị trí ưu tiên nào đó.
- Đối với các câu hỏi có dùng hình vẽ, nên tránh sử dụng các kí hiệu đã dùng trong hình vẽ, hình vẽ không nên quá phức tạp làm rối học sinh.
- Tránh lạm dụng các phương án “tất cả đều đúng”, “tất cả đều sai” vì học sinh dễ sử dụng phương pháp loại suy.
Đối với phương án “tất cả đều sai”
Chỉ dùng khi các phương án trả lời có tính đúng sai một cách chắc chắn. Thích hợp sử dụng đối với những câu hỏi đòi hỏi sự tính toán với đáp số cho sẵn hay số sai lầm của học sinh quá ít.
Đối với phương án “tất cả đều đúng”
Phương án này không nên sử dụng vì nếu phương án “tất cả đều đúng” là phương án đúng thì ba phương án trên cũng đúng. Như vậy ta có đến bốn phương án đúng.
2.2.2. Quy hoạch một bài trắc nghiệm khách quan
Quy hoạch một bài TNKQ là dự kiến phân bố các phần tử của bài trắc nghiệm một cách thích hợp theo mục tiêu và nội dung của môn học sao cho có thể đo lường chính xác nhất khả năng ta muốn đo lường.
Để quy hoạch có hiệu quả, người soạn trắc nghiệm phải đưa ra một số quyết định trước khi đặt bút viết các câu hỏi trắc nghiệm. Cần khảo sát những gì ở học sinh? Đặt tầm quan trọng vào những phần nào, mục tiêu nào của môn học? cần trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho có hiệu quả nhất? Mức độ dễ, khó của bài trắc nghiệm như thế nào? Nếu không có dự kiến về mục đích, nội dung, hình thức của một bài trắc nghiệm khách quan, chúng ta có thể mắc phải sai lầm là đặt nặng một phần nào đó mà coi nhẹ các phần khác, số lượng các câu hỏi phân bố không phù hợp, không bao quát hết kiến thức cần đánh giá,…sẽ làm hạ thấp giá trị đánh giá của bài trắc nghiệm.
Xác định mục đích của bài TNKQ
Một bài trắc nghiệm có thể có nhiều mục đích khác nhau nhưng bài trắc nghiệm có hiệu quả nhất khi nó được soạn nhằm phục vụ một mục đích chuyên biệt nào đó. Nếu bài trắc nghiệm là bài kiểm tra nhằm cho điểm và xếp loại học sinh thì các câu hỏi phải được soạn thảo sao cho điểm số được phân tán rộng, như vậy mới phân biệt được học sinh kém, học sinh giỏi. Nhưng nếu bài trắc nghiệm là một bài kiểm tra thông thường nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó của chương trình thì câu hỏi phải làm sao cho hầu hết học sinh đạt được điểm số tối đa nếu thực sự đã tiếp thu bài học, nhất là về căn bản, như vậy mới chứng tỏ được sự thành công của giáo viên trong việc giảng dạy.
Giáo viên cũng có thể soạn những câu hỏi để khảo sát những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh. Đối với loại câu hỏi này đòi hỏi phải được soạn sao cho học sinh phạm tất cả mọi sai lầm có thể có nếu chưa nắm kĩ bài. Giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi này để củng cố kiến thức cho học sinh sau mỗi giờ học, đồng thời cũng giúp giáo viên nắm được khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh.
Tóm lại, TNKQ có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau, muốn biên soạn được một bài trắc nghiệm có giá trị thì người giáo viên phải biết rõ mục đích của mình để biên soạn cho phù hợp.
Phân tích nội dung môn học: gồm các bước sau
Phân biệt loại học tập
Đó là những khái niệm, công thức học sinh phải ghi nhớ, những tính chất phức tạp cần hiểu và chứng minh hay những kỹ năng kiến thức mà học sinh phải biết cách vận dụng.
Giáo viên phải phân loại các kiến thức, kỹ năng và chọn ra những kiến thức, kỹ năng quan trọng để khảo sát trong câu trắc nghiệm.
Chọn ra một số kiến thức kỹ năng đòi hỏi học sinh phải ứng dụng điều đã học để giải quyết.
Thiết lập dàn bài trắc nghiệm
Để thiết lập dàn bài trắc nghiệm ta sẽ căn cứ vào trọng số thể hiện ở từng nội dung, từng mức độ cần đạt được mà phân chia số lượng câu hỏi và mức độ câu hỏi cho phù hợp với mục tiêu.
Số câu hỏi và hình thức câu hỏi trong bài trắc nghiệm khách quan: phụ thuộc vào các yếu tố
- Thời gian dành cho bài TNKQ.
- Mục đích giảng dạy, lượng kiến thức và mức độ quan trọng của từng nội dung.
- Thời gian mà ta dự kiến học sinh trả lời được đối với mỗi câu hỏi.
Độ khó của câu hỏi TNKQ
Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải được lựa chọn sao cho điểm trung bình xấp xĩ 50% số câu hỏi, độ khó của câu hỏi biến thiên từ 15% đến 85% tuỳ từng trường hợp mục đích của ta là chọn học sinh giỏi hay chỉ là kiểm tra bình thường.
2.2.3. Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ môn toán
Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra
Đề kiểm tra là phương tiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay cả năm học.
Xác định mục tiêu dạy học
Để xác định nội dung đề kiểm tra, giáo viên cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, quá trình tư duy và thái độ. Kiến thức và kỹ năng lại được phân ra thành các mức độ:
Nhận biết: Là khả năng ghi nhớ các định nghĩa, khái niệm, các...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top