nguyenviet1012

New Member
[Free] Luận văn Khảo sát chất lượng đất tại Mộc Hóa - Long An và Tịnh Biên – An Giang sau nhiều năm canh tác

Download Luận văn Khảo sát chất lượng đất tại Mộc Hóa - Long An và Tịnh Biên – An Giang sau nhiều năm canh tác miễn phí





Mẫu đất khô sau khi được loại bỏ rác, được rây qua rây 2mm, cân 50g đất với 50 g cát cho vào hộp nhựa trộn đều, thêm nước cất vào để đạt 60% khả năng giử nước của đất, trộn đều và cân lại trọng lượng hộp có cả đất lẩn nước, đậy nắp có dùi lỗ cho thông khí và ủ ở nhiệt độ phòng (khoảng 27-300C). Sau mỗi tuần cân lại nếu trọng lượng giảm thì thêm nước vào cho bằng trọng lượng lúc bắt đầu ủ. Khi lấy chỉ tiêu cân khoảng 30g đất cho vào ống ly tâm, cho 30ml dung dịch trích KCL 2M, lắc mẫu khoảng 1giờ, ly tâm và lọc lấy dung dịch trích để phân tích N- NH4+ và N-NO3-. Thời gian lấy mẫu và phân tích ở các thời điểm: ngày 0, ngày 3, ngày 7, ngày 14, ngày 21 và ngày 28 sau khi ủ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g đặc tính về lý, hóa học và môi trường sống trong đất.
Sự chuyển hóa CHC trong đất
Sự biến đổi và chuyển hóa các xác hữu cơ trong đất là một quá trình sinh hóa phức tạp được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của vsv, động vật, oxy không khí và nước.
Xác sinh vật tồn tại trên mặt đất hay trong các tầng đất. Trong quá trình phân giải, chúng mất cấu tạo hình dạng còn các hợp chất cấu tạo nên xác sinh vật thì bị chuyển đổi thành những hợp chất linh hoạt hơn dễ tan hơn. Một phần hợp chất này được khoáng hóa hoàn toàn để tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.Trong quá trình khoáng hóa một số hợp chất trung gian đơn giản là nguồn dinh dưỡng cho vsv, độnh vật và thực vật một phần sản phẩm cuả quá trình khoáng hoá được vsv dùng để tổng hợp nên protit, lipit, gluxit và một loạt hợp chất mới xây nên cơ thể chúng và khi chết đi được phân hủy tiếp tục. Phần thứ ba là các hợp chất cao phân tử có cấu tạo phức tạp đó là các axit mùn, những hợp chất mùn này có thể lại tiếp tục bị khoáng hóa để giải phóng dinh dưỡng cho cây trồng (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Như vậy xác hữu cơ trong đất chịu sự tác động của hai quá trình song song, tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, hệ vsv và loại xác hữu cơ mà quá trình này hay quá trình kia chiếm ưu thế. Hai quá trình ấy là quá trình khoáng hóa và quá trình mùn hóa CHC
Phân hữu cơ
2.2.1 Khái niệm về phân hữu cơ
Theo TS. Đỗ Thị Thanh Ren và TS. Ngô Ngọc Hưng phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân có nguồn gốc từ dư thừa thực vật, rơm rạ, phân chuồng, phân gia súc, phân rác và phân xanh. Phân hữu cơ được đánh giá chủ yếu dựa vào hàm lượng CHC(%), họăc chất mùn có trong phân. Mặc dù nền công nghiệp hóa trên thế giới ngày càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân quý, không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì của đất.
CHC có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là CHC cải tạo đất. CHC thông qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp thì gọi là phân hữu cơ.
Vai trò của phân hữu cơ đối với quá trình khoáng hóa N trong đất
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999) cho rằng : Phân hữu cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm thành phần thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất.Theo Lê Duy Bá (2000) cây trồng chỉ hấp thu 50-56% chất dinh dưỡng từ phân N vô cơ trong khi đó phân hữu cơ chỉ khoảng 20-30%. Nguyễn Ngọc Hà năm (2000) kết luận rằng bón hoàn toàn rơm rạ sẽ tăng năng suất lúa 16% so với hòan toàn không bón phân. Bên cạnh đó bón kết hợp phân hữu cơ với phân hóa học sẽ tăng năng suất lúa 22%. Ngoài ra kết quả ghi nhận của Bùi Đinh Dinh (1984) cho thấy để đảm bảo năng suất ổn định thì phân hữu cơ chiếm ít nhất là 25% trong tổng số dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất bị chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.
CHC còn là môi trường tốt cho vsv sống và phát triển, chẳn hạn chất mùn từ phân chuồng làm tăng hiệu quả cố định N của Rhirobium và Azobacter và khả năng nitrate hóa trông đất cũng tăng lên (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv 1995). Nó cũng là sản phẩm năng lượng là nguồn thức ăn đối với vi khuẩn đất và là nguồn vsv cung cấp cho đất (Lê Văn Khoa và ctv 1996).
Theo Hoàng Minh Châu (1998), nhờ các acid humic trong phân hữu cơ giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, các chất hữu cơ cũng là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây do mùn bị phân hủy và hòa tan các chất vô cơ trong đất. Chất hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng giúp đạt năng suất cao nhất nhờ con đường khóang hóa và cải tạo tính chất hóa lý của đất. Theo Nguyễn Lân Dũng (1968) nguồn N bổ sung cho đất chủ yếu dựa vào nguồn phân hữu cơ và sự cố định N của các vi khuẩn sống trong đất. Ngoài N phân hữu cơ còn chứa các nguyên tố P, K, Ca, Mg và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng (Trần Thành Lập, 1998).
3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG LUÂN CANH
Nhiều nghiên cứu công bố cho thấy rằng năng suất lúa nhận được thấp nhất trong lô trồng độc canh lúa. Năng suất lúa cao nhất trong các lô luân canh Lúa-Đậu nành.Ngoài ra việc luân canh này còn giúp cải tạo được lý tính và hóa tính của đất do chuyển từ chế độ đất ngập nước liên tục sang chế độ cây trồng cạn. Việc này giúp cho cả hai loại cây trồng lúa và cây trồng cạn trong việc sinh trưởng và phát triển. Đồng thời cây họ đậu còn giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất do sự cố định đạm của nhiều vi khuẩn nốt sần từ bộ rễ của cây đậu nành (Nguyễn Công Thành, 2007)
Hệ thống luân canh lúa-màu thay cho chuyên canh lúa, một mặt hạn chế tình trạng ngập nước liên tục làm tăng độ tự do của sắt và thành phần CHC tích lủy trong đất chủ yếu từ rơm rạ lúa. Mặt khác, nó tạo ra môi trường oxy hóa thúc đẩy quá trình khoáng hóa CHC, góp phần đáng kể trong việc cung cấp những khoáng chất cần thiết cho cây trồng (Trần Xuân Lạc, 1990).Theo Nguyễn Minh Đông (2006) hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy có khuynh hướng cao hơn ở các nghiệm thức luân canh, cụ thể 18.5- 18.8 mg/kg so với 16.5 mg/kg ở hệ thống chuyên lúa, phần trăm đạm khoáng hóa so với đạm tổng số cũng cao hơn và có ý nghĩa thống kê ở đất luân canh màu cho thấy chất lượng chất hữu cơ đã được cải thiện trong hệ thống luân canh lùa –màu, hàm lượng N-NH4+ của đất luân canh 16.1-16.5 mg/kg đất trong suốt vụ.
Theo Ngô Ngọc Hưng (2004) nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng có khác nhau và hệ rể phát triển sâu cạn dài ngắn cũng khác nhau, nên luân canh làm cho dinh dưỡng của đất được sử dụng tốt hơn. Đồng thời, rễ cây đậu xanh, đậu nành cung cấp một lượng đạm trung bình 40 kg/ha (Trần Thương Tuấn, 1983) , vi khuẩn cộng sinh rể cây họ đậu cung cấp lượng đậm rất đáng kể cho đất sau thu hoạch trung bình 40-40 kg/ha (Trần Thương Tuấn, 1983). Luân canh cây màu còn giúp cho cấu trúc đất được cải thiện, hệ vsv đất phong phú, môi trường đất bền vững hơn, hệ thống canh tác lúa màu cho lãi cao hơn chuyên lúa (Dương Văn chính & ctv, 1995).
4. SỰ KHOÁNG HÓA ĐẠM HỮU CƠ
Đạm có nguồn gốc từ sự khoáng hóa N hữu cơ là nguồn N chính mà cây trồng hấp thu từ đất. Thường thì 50-80% N hay hơn thế nữa được cây lúa hấp thu có nguồn gốc từ CHC (Broadbent, 1978), ngay cả khi bón phân N liều lượng cao cũng không thể thay thế được N của đất (Cassman và ctv, 1994).
Trên 95% N ở tầng đất mặt của hầu hết các loại đất đều ở dạng hữu cơ (Kowalenko, 1978). Do hoạt động dinh dưỡng của vsv đất như: Bacteria, actinomycetes, fungi…Đạm hữu cơ khoáng hóa thành N vô cơ, sự khoáng hóa N gồm hai tiến trình là : Tiến trình amonium hóa và tiến trình nitrate hóa. Tiến trình khoáng hóa N trong đất đã được Nguyễn Bảo Vệ (1997) mô tả như sau :
Vi sinh vật
N hữu cơ N vô cơ
Heterotroph Autotroph
NH4 NO2 NO3
Vi khuẩn Nitrosomonas Nitrobacter
Nấm
Xạ khu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L [Free] KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA-ĐẦU VÀO VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khảo sát tại công ty cổ phần công nghệ số Nhất Việt Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Báo khảo sát, điểm du lịch Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái - Đông Hưng (Trung Quốc) Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại - Khảo sát thực tế Luận văn Kinh tế 0
D [Free] KHẢO SÁT-PHÂN TÍCH BẢNG GIÁ TRỰC TUYẾN Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Khảo sát đông máu nội sinh ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kì có sử dụng heparin Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Báo cáo Khảo sát tour tuyến Hà Nội – Quảng Bình – Quảng Trị – Huế - Đà Nẵng – Hội An- Nghệ An Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Đề tài Khảo sát tuyến du lịch Hà Nội - Phong Nha Kẻ Bàng Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Khảo sát cấu trúc của giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vu đào tạo của khoa k Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đề tài Khảo sát nhu cầu đi du lịch, dã ngoại của sinh viên làng đại học quốc gia thành phố Hồ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top