Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2

1. Lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam 2

1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 5

2. Nguồn lực của Tổng công ty Thép Việt Nam 8

2.1. Tình hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty 8

2.2. Kỹ năng quản trị và nguồn nhân lực 11

2.3. Nguồn lực tài chính 13

2.4. Nguồn lực về cơ sở vật chất và công nghệ 14

2.5. Tình hình Marketing 17

PHẦN II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG THỜI GIAN QUA CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 18

2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 18

2.2. Tình hình thị trường Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam. 22

2.2.1. Thị trường Thép Việt Nam trong thời gian qua 22

2.2.2. Phân tích cạnh tranh và tỉ phần thị trường của Tổng công ty Thép Việt Nam. 24

2.3. Thực trạng hoạt động Marketing của Tổng công ty Thép Việt Nam 27

2.3.1. Tổ chức lực lượng 27

2.3.2. Nghiên cứu thị trường 28

2.3.3. Chiến lược marketing mix của Tổng công ty Thép Việt Nam 29

2.3.4. Đánh giá nguyên nhân thành công và tồn tại 38

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 41

3.1. Các căn cứ xác lập chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam. 41

3.1.1. Các đinh hướng chiến lược của thị trường thép Việt Nam 41

3.1.2. Các phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Tổng công ty Thép Việt Nam. 42

3.2. Một số giải pháp marketing 45

3.2.1. Về sản phẩm: 45

3.2.2. Về giá sản phẩm 49

3.2.3. Về hệ thống phân phối 52

3.2.4. Về xúc tiến hỗn hợp 54

KIẾN NGHỊ 59

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC THAM KHẢO 64
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam
Ngành công nghiệp Luyện kim Việt Nam được hình thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và từng bước phát triển cùng sự lớn mạnh của đất nước.
Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cần hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sản xuất và kinh doanh thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốn, đầu tư, quản lý và sử dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, có sức mạnh mẽ trên thị trường.
Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam.
* Giai đoạn 1995 – 1999: Vừa củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy vừa triển khai hoạt động theo mô hình mới Tông công ty 91 trực thuộc Chính phủ. Kết quả hoạt động trong 5 năm này của Tổng công ty đã đạt được những thành tựu sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1999 đạt 1.909,5 tỷ đồng, tăng 16,54% so với năm 1995 (1.638,5 tỷ đồng), Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,6%. Thời kỳ này Tổng công ty chủ yếu vận hành theo công suất các nhà máy hiện có.
- Sản lượng thép cán năm 1999 đạt 465.000 tấn, tăng 28,4% so với năm 1995 (362.000 tấn); tốc độ tăng trưởng thép cán bình quân 5 năm đạt 15,4%; tính chung 5 năm sản xuất được 2,2 triệu tấn thép các loại cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Sản lượng phôi thép 5 năm đạt 1,5 triệu tấn, đáp ứng khoảng 67% nhu cầu phôi cho sản xuất thép cán của Tổng công ty.
- Tổng doanh thu năm 1999 đạt 5.967 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 1995 (4.841 tỷ đồng). Trong 5 năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước 1.125,3 tỷ đồng, năm 1999 tăng 42,4% so với năm 1995.
Trong 2 năm 1996 và 1997, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực nên hoạt động của các doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty đạt thấp, sang năm 1998 Tổng công ty bắt đầu có lãi. Lợi nhuận 5 năm đạt 135,7 tỷ đồng, năm 1999 đạt 81 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 1995.
- Thu nhập bình quân của người lao động năm 1999 đạt 970 nghìn đồng/người/tháng, tăng 12% so với năm 1995 ngày mới thành lập Tổng công ty.
Trong 5 năm 1995 – 1999, công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cao công suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ hiện đại. Đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, Tổng công ty đã phối hợp với tổ chức JICA - Nhật Bản lập Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nhà máy Thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm tại Hà Tĩnh bằng vốn ODA của Nhật Bản và lập các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi một số dự án khác.
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Tổng công ty đi đầu ngành công nghiệp về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh tự đầu tư, Tổng công ty và Công ty Thép Miền Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên còn góp vốn liên doanh với các Tập đoàn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Malaysia và các tỉnh, doanh nghiệp trong nước thành lập 16 công ty liên doanh với tổng vốn đầu tư 772 tỷ đồng, đó là: Công ty VSC-POSCO, Công ty liên doanh sản xuất Thép Vinausteel, Công ty ống thép Việt Nam; Công ty TNHH Cán thép NASTEELVINA; Công ty Thép VINAKYOEI, Công ty liên doanh Càng Quốc tế Thị Vải; Công ty Gia công thép VINANIC, Công ty liên doanh: Trung tâm thương mại quốc tế, Vingal, Nippovina, Tôn Phương Nam, Posvina, Thép Tây Đô, Gia công và dịch vụ Sài Gòn, Cơ khí Việt Nhật và Vật liệu chịu lửa Nam Ưng.
Thành tựu nổi bật của Tổng công ty Thép Việt Nam trong 5 năm 1995-1999 đã cùng ngành Thép Việt Nam nỗ lực phấn đấu, cơ bản thoả mãn nhu cầu trong nước về chủng loại thép xây dựng thông thường như thép tròn trơn, thép tròn vằn dạng thanh 10- 40, thép dây cuộn 6-10, thép hình cỡ nhỏ và vừa, sản phẩm sau cán…
* Giai đoạn 2000-2004: Tổng công ty tổ chức triển khai các dự án đầu tư có quy mô lớn, tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sâu rộng và có nhiều bước phát triển. Trong 5 năm 2000-2004, Tổng công ty liên tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, đạt được các thành tựu nổi bật sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 4.180 tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17%; năm 2004 tăng 155% so với năm 1995.
- Sản lượng thép cán năm 2004 đạt 1,03 triệu tấn, tăng 96,5% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17,3%; tính chung 5 năm sản xuất được 3,8 triệu tấn cung cấp cho nền kinh tế, năm 2004 tăng 184,5% so với năm 1995. Đặc biệt, trong giai đoạn 2001-2004 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,5%/năm, góp phần cùng ngành Thép cả nước hoàn thành sớm 2 năm về chỉ tiêu sản lượng thép cán (2,8 triệu tấn) do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra.
KẾT LUẬN
Môi trường kinh doanh vốn đã cạnh tranh khốc liệt nay càng khốc liệt hơn khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh sắp sửa vào Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong những công ty nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, trong bài báo cáo này em đề xuất một số giải pháp marketing nhằm giúp Tổng công ty Thép Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Tuy nhiên, ngoài những giải pháp marketing Tổng công ty Thép Việt Nam cũng nên đẩy nhanh quá trình đổi mới, sản xuất doanh nghiệp nhà nước cũng như cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Tổng công ty Thép cần giảm bớt lao động dư thừa nhng cần tuyển thêm những nhân viên có chuyên ngành marketing và thành lập phòng marketing riêng làm marketing chuyên nghiệp hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top