leminhdungifc

New Member

Download miễn phí Đề án Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước ở trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG: 3

I- LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC. 3

1.Những cơ sở đi đến Chủ nghĩa tư bản Nhà nước 3

2.Lý luận về Chủ nghĩa tư bản Nhà nước của Lênin 5

2.1.Chính sách kinh tế mới 5

3.Sự cần thiết khách quan và lợi ích của Chủ nghĩa tư bản Nhà nước 8

4.Những điều kiện để áp dụng thành công Chủ nghĩa tư bản Nhà nước 14

5.Những hình thức của Chủ nghĩa tư bản Nhà nước được Lênin vận dụng 15

6.Những kết quả thực tiễn của Chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước Nga 19

II- SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC VÀO VIỆT NAM. 21

1. Sự cần thiết áp dụng Chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở Việt Nam 22

2.Những thuận lợi của chúng ta trong sử dụng Chủ nghĩa tư bản Nhà nước 24

3.Những khó khăn của chúng ta để sử dụng thành công Chủ nghĩa tư bản Nhà nước 26

4.Những hình thức của Chủ nghĩa tư bản Nhà nước được sử dụng ở Việt Nam 28

4.1 Những quan điểm chiến lược thống nhất 28

4.2. Các hình thức của Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 32

4.2.1. Hình thức liên doanh liên kết giữa Nhà nước với kinh tế tư nhân trong nước. 32

4.2. 2. Hình thức liên doanh với nước ngoài. 34

4.2.3. Hình thức tô nhượng. 36

4.2.4. Hình thức cho thuê. 38

4.2.5. Hình thức gia công đặt hàng. 38

4.2.6. Hình thức đại lý. 39

5.Tiếp tục mở rộng các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước: 40

5.1. Những điều kiện đảm bảo thành công của việc mở rộng và phát triển các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước: 40

5.2. Những biện pháp để tiếp tục mở rộng kinh tế tư bản Nhà nước 42

PHẦN KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ượng phảI bán thêm cho chính quyền Xô viết (nếu có yêu cầu ) từ 50% đến 1005 số lượng sản phẩm tiêu dùng cho các công nhân ở xí nghiệp tô nhượng cũng với giá bán như trên, làm như vậy để cảI thiện đời sống công nhân.
- Hình thức trả lương cho công nhân được qui định tuỳ từng hợp đồng. Về phương diện hình thức trả lương, nhà nước Xô Viết không hề trói buộc các nhà tư bản. Vấn đề đối với nhà nước là phảI biết thích ứng với các đIũu kiện sao cho có thể đấu tranh được với họ để cảI thiện đời sống của công nhân.
- Điều kiện về thuê mướn, về sinh hoạt vật chất, về trả lương cho các công nhân lành nghề và nhân viên người nước ngoài được qui định theo sự thoả thuận tự do giữa người nhận tô nhượng với những loại công nhân viên nói trên. Công Đoàn không có quyền đòi áp dụng những mức lương của Nga cũng như các luật lệ của Nga về thuê mướn nhân công đối với những công nhân đó. Đối với những công nhân Nga – chuyên gia có trình độ cao, nếu các xí nghiệp tô nhượng muốn mời thì phảI được sự đồng ý của các cơ quan chính quyền trung ương. Tinh thần chung là không để các các chuyên gia ưu tú nhất làm việc ở các xí nghiệp tô nhượng. Tuy không cấm hoàn toàn nhưng việc thi hành hợp đồng phảI được giám sát từ trên xuống và từ dưới lên.
- Phải tôn trọng pháp luật của nước Nga. Chẳng hạn như các đạo luật về đIũu kiện lao động , về kì hạn phát lương….Đặc biệt là: ngoàI những hàng tiêu dùng và những thiết bị máy móc nhập vào cho xí nghiệp tô nhượng, người nhận tô nhượng còn phảI nhập thêm cho ta, ví dụ 25% số cần thiết và bán lạI cho ta với giá thoả thuận.
- Phải nghiêm chỉnh tuân theo những qui tắc khoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật của nước Nga và của nước ngoài. ĐIũu này phảI được qui định tỉ mỉ trong các hợp đồng, bởi vì đặc trưng copư bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là ở chỗ nó không có khả năng chăm lo tới việc sử dụng đất đai và sức lao động một cách khoa học và đúng đắn. Những qui tắc khoa học và kỹ thuật là biện pháp đấu tranh chống hiện tượng đó.
Hình thức thứ hai được áp dụng thời Lênin là hợp tác xã. Thoạt đầu Lênin quan niệm hợp tác xã là một hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Sau đó trong một tác phẩm người lại viết "cần viện đến một cái gần giống như chủ nghĩa tư bản Nhà nước. tui muốn nói đến chế độ hợp tác xã" tiếp theo ngay sau đó Lênin lại nói "thường thường trong hoàn cảnh nước ta chế độ hợp tác xã là hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa xã hội". Trong các ý kiến của Lênin thì hợp tác xã dần càng khác nhau. Điều này là do những thời điểm lịch sử khác nhau. Ban đầu Lênin coi hợp tác xã là một "hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước nhưng ít đơn gian hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn và vì thế trong thực tế nó đặt chính quyền Xô Viết trước những khó khăn lớn hơn". Sau này từ thực tiễn nước Nga Lênin đã phân biệt hai chế độ hợp tác xã tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Chế độ hợp tác xã tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ Xô Viết được coi là một hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Chế độ hợp tác xã theo kiểu thứ nhất là sự kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân với những xí nghiệp kiểu xã hội chủ nghĩa chính cống, đây là một bước chuyển từ hình thái đại sản xuất này sang hình thái đại sản xuất khác. Trong một nước tư bản chủ nghĩa hợp tác xã là những tổ chức tư bản tập thể. Còn trong điều kiện kinh tế mới tức chính quyền Xô Viết hình thành kiểu xí nghiệp hợp tác xã, đây là sự kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân (xây dựng trên đất đai thuộc về xã hội) với những xí nghiệp kiểu xã hội chủ nghĩa chính cống. Còn một con đường khác là con đường của chủ nghĩa tư bản hợp tác xã. Đây là tổ chức bao gồm hàng ngàn thậm chí hàng triệu tiểu nghiệp chủ, nó là nước chuyển tư nền tiểu sản xuất sang đại sản xuất. Lênin quan niệm về sau là con đường theo chế độ này hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa xã hội.
Hình thức thứ ba là hình thức đại lý uỷ thác. "Nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách một nhà buôn trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của Nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ.
Hình thức thứ tư là Nhà nước cho tư bản thuê những xí nghiệp, vùng mỏ, vùng đất... hình thức này phân biệt với tô nhượng ở chỗ đối tượng thuê là tư bản trong nước.
Hình thức thứ năm là cho nông dân thuê những hầm mỏ nhỏ . Đây cũng là kiểu cho thuê nhượng đối tượng thuê - theo cách nói của Lênin là các tiểu tư bản. Qua thực tiễn vùng mỏ Đôn Bát, Lênin rút ra một hình thức nữa của chủ nghĩa tư bản nhà nước: cho nông dân thuê những hầm mỏ nhỏ. Qua việc làm này, Lênin rút ra hai kết luận-một hiện tượng ngược đời: chính ở những hầm mỏ nhỏ cho nông dân thuê, sản xuất lại đặc biệt phát triển hơn là những xí nghiệp lớn nhất trước kia là của tư bản, ngang hầnh với các xí nghiệp tư bản ở Tây Âu. Những quan hệ của chủ nghĩa tư bản nhà nước được phát triển. Những nông dân hoạt động theo kiểu nộp tô cho nhà nước
Hình thức thứ sáu là Công ty hợp doanh. Hình thức này tồn tại trong lĩnh vực thương nghiệp, nó được thành lập theo thể thức chính quyền Xô Viết tư bản trong và ngoài nước cùng góp vốn.
Trên đây là một số hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước được thực hiện dưới thời của Lênin. Sự thực hành chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở thời Lênin đã mang lại những kết quả to lớn cả về mặt thực tiễn cũng như mặt lý luận.
6.Những kết quả thực tiễn của Chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước Nga
Sau khoảng hơn một năm thực hành đến tháng 11/1922, Lênin đã trình bày khái quát những thành tựu của chính sách kinh tế mới nói chung và chủ nghĩa tư bản Nhà nước nói riêng như sau:
Về hình thức giai cấp nông dân, từ hình thức đói kém và một số nông dân bất mãn với chế độ cộng sản thời chiến thì đến lúc này nông dân đã thoát khỏi nạn đói và còn nộp thuế lương thực hàng trăm triệu put.
Đời sống công nhân được cải thiện, công nhân không còn bất bình nữa. Công nghiệp nhẹ được phát triển, công nghiệp năng gặp phải nhiều khó khăn khi áp dụng hình thức tô nhượng do các nước đế quốc giàu có vẫn muốn bóp chết nước xã hội chủ nghĩa non trẻ nên không có những khoản vay lớn được. Tuy nhiên nhờ có chính sách kinh tế mới mà đã thu được một số vốn lớn hơn 20 triệu put vàng để cứu vãn công nghiệp nặng.
Qua các tài liệu tự đánh giá về chính sách chủ nghĩa tư bản Nhà nước cho đến năm 1924, nhìn chung là mang lại những đóng góp tích cực, làm sống động nền kinh tế nước Nga Xô Viết. Hình thức tô nhượng với nước ngoài đã đem lại nhiều kết quả cao. Nhiều ngành công nghiệp quan trọng đã phát triển, kỹ thuật, thiết bị hiện đại được đưa vào sản xuất cùng kinh nghiệm quản lý tiên tiến đã mang lại hiệu quả sản xuất cao. Nguồn ngoại tệ đất nước được tăng thêm, ngoại thương với các nước Phương Tây được phát triển .Thông qua hoạt động của các Công ty hợp doanh mà những người cộng sản Nga đã thực sự học đ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top