san.chiro

New Member

Download miễn phí Đề tài Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai





Cách thức khám và ghi nhận độ MBD một cách nhanh chóng và tin cậy nhất là ghi ngay mã số sau khi khám tình trạng QR. Đôi khi mã số cao nhất trong tình trạng QR và độ MBD không nhất thiết phải trên cùng một răng.

Chúng tôi ghi mã số MBD lớn nhất thay mặt cho mỗi vùng lục phân, đồng thời ghi tổng số răng bị MBD của đối tượng vào mẫu phiếu nghiên cứu.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


điều trị nạo dưới lợi và Doxycycline toàn thân cho kết quả cải thiện đáng kể các thông số của kiểm soát chuyển hoá [31].
Ngày càng có nhiều nghiên cứu về mối liên quan, sự tác động qua lại giữa VQR và ĐTĐ được tiến hành, cơ chế của sự ảnh hưởng cũng dần được làm sáng tỏ. Những nghiên cứu này giúp chúng ta có được hiểu biết đầy đủ, khách quan và khoa học hơn về bệnh QR cũng như về các yếu tố nguy cơ, đồng thời mở ra một hướng mới trong việc phòng và điều trị bệnh QR, đặc biệt là bệnh QR trên bệnh nhân ĐTĐ.
Chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tui tiến hành nghiên cứu trên 192 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ và được điều trị nội trú tại khoa nội tiết – tiểu đường bệnh viện Bạch Mai, trong thời gian từ tháng 10/2005 đến tháng 7/2006.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các bệnh nhân còn răng được chẩn đoán ĐTĐ và được điều trị nội trú tại khoa nội tiết – tiểu đường bệnh viện Bạch Mai.
Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu.
+ Những bệnh nhân mất răng toàn bộ.
+ Những bệnh nhân trong tình trạng nặng phải nằm theo dõi tại phòng cấp cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu [19].
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tất cả các bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và ghi số liệu theo mẫu phiếu nghiên cứu in sẵn.
2.2.1. Thu thập thông tin về bệnh ĐTĐ:
Điền đầy đủ thông tin vào phiếu nghiên cứu gồm:
Thời gian mắc ĐTĐ (tính từ khi phát hiện bệnh đến ngày khám).
Tình trạng đường máu lúc đói khi nhập viện.
2.2.2. Thu thập thông tin về tình trạng QR:
công cụ và phương tiện khám.
Bộ công cụ khám nha khoa gồm: khay quả đậu, gương nha khoa, gắp, cây thăm quanh răng của WHO (periodontal probe).
Cây thăm QR là công cụ thăm khám QR đặc biệt của tổ chức Y tế thế giới. Tác dụng của cây thăm QR là để đo độ sâu túi lợi, độ MBD quanh răng phát hiện cao răng dưới lợi, phát hiện chảy máu lợi trong và sau khi thăm khám.
Cây thăm dò QR có nhiều loại. Chúng tui sử dụng cây thăm dò chuẩn có kích thước mảnh và nhẹ, đầu cây thăm dò hình cầu có đường kính 0.5 mm, đưa vào túi lợi nhẹ nhàng mà không gây đau. Cây thăm dò có vạch màu đen dài 2 mm, giới hạn dưới của vạch màu đen cách đầu cùng cây thăm dò 3.5 mm, giới hạn trên của vạch màu đen cách đầu cùng cây thăm dò 5.5 mm.
Hình minh hoạ cây thăm dò
QR của WHO
Cách sử dụng cây thăm dò QR:
Cầm cây thăm dò sao cho trục của phần đầu cây thăm dò song song với trục của răng được khám, đưa đầu cây thăm dò vào trong túi lợi ở 6 điểm cho mỗi răng khám (gần ngoài, giữa ngoài, xa ngoài, gần trong, giữa trong, xa trong). Khi thao tác phải hết sức cẩn thận nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh sẽ làm bệnh nhân đau và chảy máu. Theo y văn, lực dùng để thao tác không vượt quá 15 – 25 gram. Trước khi khám cần thử nghiệm lực bằng cách: đưa đầu cây thăm dò lách vào kẽ móng tay cái nhẹ nhàng, ấn nhẹ khi thấy trắng phần móng tay đó mà không gây đau là được.
Chỉ số lợi (GI) của Loở và Silness.
Chọn các răng thay mặt cho mỗi vùng lục phân: 16, 21, 24, 36, 41, 44. Các răng này được thăm khám 4 vùng lợi (xa, ngoài, ngần, trong).
Cách khám:
Quan sát màu sắc lợi bằng mắt thường dưới ánh sáng vùa đủ.
Sử dụng cây thăm dò QR đưa ép vào lợi để xác định độ săn chắc của lợi, đưa đầu cây thăm dò vào rãnh lợi men theo thành tổ chức mềm để đánh giá chảy máu (thời gian theo dõi khoảng 10 giây).
Kết quả: có 4 mức độ được ghi nhận
0 : Lợi hoàn toàn bình thường.
1 : Lợi viêm nhẹ, đổi màu ít, trương lực giảm, thăm không chảy máu.
2 : Viêm trung bình, lợi đỏ nề, láng bóng, chảy máu khi thăm.
3 : Viêm nặng, lợi đỏ nề loét, thăm dễ chảy máu hay chảy máu tự nhiên.
Cách tính:
GI cho vùng: mỗi vùng lợi được khám ghi mã số từ 0 – 3.
GI cho một răng: cộng mã số của 4 mặt rồi chia 4.
GI cho cá thể: cộng tất cả mã số rồi chia cho tổng số răng khám.
Ngưỡng đánh giá:
Rất tốt
0
Tốt
0,1 – 0,9
Trung bình
1,0 – 1,9
Kém (nặng)
2,0 – 3,0
Chỉ số OHI-S của Greene và Vermillion.
Sau khi lấy được chỉ số lợi chúng tui tiến hành lấy chỉ số OHI-S. Chỉ số OHI-S là tổng của chỉ số DI-S và chỉ số CI-S.
Chọn răng và mặt răng thay mặt cho vùng lục phân:
Nhóm răng hàm: Răng 16, 26 khám mặt ngoài; Răng 36, 46 khám mặt lưỡi. Khi các răng thay mặt mất thì chúng tui thay thế bằng răng hàm lớn thứ 2 (nếu có).
Nhóm răng cửa: Khám mặt ngoài răng 11, 31. Khi các răng thay mặt mất thì chúng tui thay thế bằng các răng cùng tên bên đối diện (nếu có).
Cách tiến hành:
Sử dụng chất chỉ thị màu Erythrosin để nhuộm màu mảng bám răng (MBR). Chúng tui sử dụng Erythrosin ở dạng dung dịch súc miệng (công thức: 6 gram F.D & C đỏ số 28 trong 100 ml nước).
Hướng dẫn bệnh nhân xúc miệng bằng dung dịch Erythrosin trong vòng 30 – 60 giây, sau đó xúc miệng lại bằng nước lọc cho tới khi nước trong là được. MBR sẽ bắt màu đỏ, màu càng sẫm thì MBR càng dầy.
Dùng cây thăm QR và quan sát bằng mắt thường dưới ánh sáng vừa đủ.
Kết quả:
Chỉ số mảng bám răng (DI-S) có 4 mức độ:
0 : Hoàn toàn không có MBR.
1 : Mảng bám mềm, phủ không quá 1/3 bề mặt từ cổ răng.
2 : Mảng bám mềm phủ 1/3-2/3 bề mặt thân răng.
3 : Mảng bám mềm phủ > 2/3 bề mặt răng.
Chỉ số cao răng (CI-S) có 4 mức độ:
0 : Không có cao răng.
1 : Cao răng trên lợi phủ không quá 1/3 bề mặt răng.
2 : Cao răng trên lợi bám từ 1/3-2/3 bề mặt thân răng, hay có ít cao răng dưới lợi.
3 : Cao răng trên lợi bám >2/3 bề mặt thân răng, có cao răng dưới lợi.
Cách tính:
DI-S = Tổng các chỉ số đánh giá chia cho tổng số răng khám.
CI-S = Tổng các chỉ số đánh giá chia cho tổng số răng khám.
OHI-S = DI-S + CI-S
Ngưỡng đánh giá của OHI-S
Mức đánh giá
Mã số
Rất tốt
0
Tốt
0.1 – 1,2
Trung bình
1,3 – 3,0
Kém (nặng)
3,1 – 6,0
Chỉ số CPITN.
Lựa chọn răng:
Chia cung răng thành 6 vùng lục phân (sextant). Vùng lục phân phải còn ít nhất 2 răng trở lên còn chức năng (nghĩa là răng không có chỉ định nhổ). Khi vùng chỉ còn 1 răng thì tính sang vùng kế bên. Vùng không còn răng thì gạch chéo (X). Chỉ tính răng 8 khi nó thế chỗ chức năng cho răng 7.
Cách tiến hành:
Sử dụng cây thăm dò của WHO để xác định chảy máu, cao răng và độ sâu
của túi lợi.
Chúng tui khám tất cả các răng của vùng lục phân, nhưng chỉ ghi nhận mã số cao nhất để thay mặt cho vùng lục phân đó.
Hình minh họa đo tình trạng QR bằng cây thăm dò của WHO.
Kết quả: có 5 mức độ được ghi:
Code 0 = Tổ chức QR bình thường.
Code 1 = Chảy máu sau thăm nhẹ.
Code 2 = Cao răng trên hay dưới lợi.
Code 3 = Túi sâu 4-5 mm.
Code 4 = Túi bệnh lý sâu ≥ 6 mm.
Phân loại nhu cầu điều trị QR:
Bệnh nhân được phân loại các mức (0, I, II, III) nhu cầu điều trị theo mã số cao nhất trong khi khám.
0 = Không cần điều trị (code 0).
I = Hướng dẫn VSRM (code 1).
II = Hướng dẫn VSRM + lấy CR và làm nhẵn mặt chân răng, loại trừ mảng bám, sửa lại sai sót trong hàn răng và chụp răng (code 2, 3).
III = I + II + điều trị phức hợp lấy CR và làm nhẵn mặt chân răng, nạo mở có tê và phẫu thuật ( code 4).
Mất bám dính quanh răng.
Khái niệm:
Mất bám dính QR: là khoảng cách từ chỗ nối men - xương răng (CEJ - cemento enamel junction) đến...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn tỉnh Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 – 200 Luận văn Kinh tế 0
S [Free] ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triể Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công nghiệp Luận văn Kinh tế 0
G [Free] ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CẨM XUYÊN Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm Luận văn Kinh tế 0
T [Free] ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top