thanhnha0805

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế





MỤC LỤC

Lời nói đầu . 4

Phần nội dung . 6

Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối liên hệ phổ biến . 6

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến . 6

2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi phải rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể .8

Chương 2: Biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế .9

1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế-xu thế, thời cơ và thách thức 9

2. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tạo thế cân bằng giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với lợi ích kinh tế toàn cầu .15

3. Hội nhập kinh tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan .17

Chương 3: Hội nhập kinh tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước ta hiện nay .17

1. Tình hình kinh tế nước ta hiện nay .17

2. Nước ta xác định: “ phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” .20

3. Giải Pháp .21

Lời kết 24

Các tài liệu tham khảo .25

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhau, của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến cố có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới. Toàn cầu hóa khiến cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn mở rộng ra trên toàn thế giới.”
Khái niệm trên đưa đến cho chúng ta nhận thức rằng, TCH đang “đụng chạm” đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng biểu hiện rõ nhất là toàn cầu hóa về kinh tế. Vậy TCH bắt nguồn từ đâu? Do điều kiện khách quan hay cho ý muốn chủ quan của con người? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo này.
Nguyên nhân của toàn cầu hóa:
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, TCH nói chung bắt nguồn từ những giao lưu văn hóa, từ buôn bán, di dân, từ sự mở rộng các tôn giáo ra ngoài phạm vi biên giới các quốc gia và cho đến nay là sự phát triển của một loạt các công ty xuyên quốc gia, các ngân hàng và các tổ chức quốc tế, là sự trao đổi công nghệ, sự phát triển gắn với hiện đại hóa…
Gốc rễ xâu xa củaTCH, làm cho sự xuất hiện và biến đổi của nó trở thành một xu thế khách quan và phổ biến với đời sống quốc tế là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi khuôn khổ của từng nước, từng khu vực, trở thành lực lượng sản xuất có tính chất quốc tế và quy mô thế giới. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, ở khắp mọi nơi, trong từng văn phòng, trong từng công ty, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên toàn thế giới người ta đang soạn thảo các báo cáo, văn bản với một công cụ hỗ trợ giống nhau là một máy tính cá nhân với phần mềm Microsoft Word, quản lý thống kê tài chính với phần mềm Excel…, ở bất cứ một bệnh viện nào trên toàn cầu người ta cũng thấy có các máy chụp X-quang cắt lớp, các dao phẫu thuật sử dụng tia laze, các thiết bị nội soi…, các nhà quản lý kinh tế đều được trang bị những kiến thức như nhau để quản lý và điều hành các công ty…Có thể nói, lực lượng sản xuất đã mang tính xã hội hóa trên toàn thế giới.
Nguyên nhân thứ hai của TCH là phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ rất cao, không chỉ giới hạn ở chuyên môn hóa sản phẩm mà đã là chuyên môn hóa các chi tiết sản phẩm cho mỗi quốc gia. Phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các nước làm phân xưởng của mình, mà qua đó phân công lao động quốc tế có thể lợi dụng được ưu thế kĩ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của các nước, góp phần thúc đẩy quốc tế hóa sản xuất phát triển lên nhanh chóng. Thí dụ, một loại xe của hãng Toyota, mặc dù sản xuất tại Nhật Bản nhưng có đến 25% linh kiện được sản xuất ngoài nước.
Việc phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động trên phạm vi quốc tế có sự đóng góp rất lớn của những thành tựu KHCN và sự tích tụ, tập trung sản xuất. Cách mạng khoa học-công nghệ hiện nay, đặc biệt với các ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa đã và đang thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc cũng đang ngày càng phát triển, góp phần không nhỏ tạo nên thị trường thế giới mà ở đó có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tất yếu giữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia dân tộc.
Cùng với các nhân tố nêu trên, sự xuất hiện và bành trướng của các công ty xuyên quốc gia với những lợi thế về quy mô vốn lớn, kĩ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn, chi phối hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài cũng là một nhân tố làm xuất hiện và phát triển mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cho phép họ lựa chọn các nguồn nguyên liệu, mở rộng sản xuất và chinh phục thị trường các nước khác, đồng thời thích ứng được với những điều kiện không ngừng thay đổi. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, năm 1996, thế giới có 44.000 công ty xuyên quốc gia, theo đó có vào khoảng 28 vạn công ty con, tổng giá trị sản xuất chiếm 40% GDP thế giới, mậu dịch chiếm 50% của thế giới, tổng kim ngạch tài sản năm 1996 lên đến 3200 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty này chiếm đến 90% đầu tư trực tiếp của thế giới. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh, hiện nay cũng có nhiều công ty tìm đến con đường là sát nhập để tăng vốn và mở rộng thị trường. Chẳng hạn như vụ sát nhập của 3 ngân hàng lớn ở Nhật Bản vào tháng 8-1999 với số vốn lên đến 1200 tỷ USD đã bằng tổng giá trị vốn sát nhập của 7700 vụ sát nhập năm 1998.
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến TCH là tự do hóa thương mại và các hình thức tự do kinh tế khác, đã khiến các quốc gia phải hạn chế chính sách bảo hộ mậu dịch và làm cho mậu dịch thế giới trở nên tự do hơn. Kết quả là biểu giá giảm mạnh, nhiều rào cản thuế quan trong buôn bán hàng hóa và dịch vụ bị loại bỏ. Các hình thức tự do hóa khác đã làm gia tăng sự chuyển dịch vốn vào các yếu tố sản xuất còn lại.
Sự phát triển của toàn cầu hóa còn là do có sự đồng thuận toàn cầu giữa các quốc gia dân tộc không kể chính trị xã hội về kinh tế thị trường và hệ thống mậu dịch tự do. Điểm khởi đầu của sự việc này được đánh dấu bằng cuộc cải cách được tuyên bố ở Trung Quốc vào năm 1978 và sau là sự kết thúc chiến tranh lạnh. Quá trình này dẫn đến một tư tưởng: thay cho mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường của các nước tư bản Phương Tây và kinh tế XHCN ở Liên Xô cũ và một số các nước ở Phương Đông, trên thực tế hiện nay chỉ còn tồn tại cách nhìn thống nhất toàn cầu về hệ thống kinh tế thị trường, tạo điều kiện rất thuận lợi cho TCH kinh tế.
Sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia khiến cho một loạt các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính ra đời. Đó là tổ chức thương mại thế giới WTO, qũy tiền tệ thế giới IMF, ngân hàng thế giới WB, liên minh Châu Âu EU, khu vực thương mại tự do bắc Mỹ NAFTA, liên minh các nước Đông nam á ASEAN…Thông qua các tổ chức kinh tế, thương mại tài chính này, qui mô lưu thông vốn quốc tế phát triển chưa từng thấy, tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế; các lĩnh vực hợp tác trong kinh tế không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, nhờ các thể chế riêng, các tổ chức này cũng góp phần bảo vệ quyền lợi cho các thành viên. Do đó, việc liên kết kinh tế giữa các quốc đã và đang trở thành một xu hướng chung.
Quá trình liên kết về kinh tế hiện đại tác động đến lĩnh vực chính trị, dẫn đến sự hình thành các tổ chức phi chính phủ mà lớn nhất là Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc cùng với các tổ chức của nó như: WHO (tổ chức y tế thế giới), FAO (tổ chức lương thực thế giới, UNESCO (tổ chức văn hóa thế giới), UNICEF (tổ chức về vấn đề trẻ em Liên Hợp Quốc)…đang có ảnh hưởng lớn đến tất cả các khu vực, các nước trên phạm vi toàn cầu. Các tổ chức này cùng với các nước thành viên góp phần giải q...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V [Free] Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Mâu thuẫn biện chứng với việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Phép biện chứng duy vật đối với việc phân tích tính tất yếu của quá trình đổi mới kinh tế ở V Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và đa dạng hoá các hình thức sở Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Khái niệm phép phủ định biện chứng trong CN Mác-LêNin Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỂ GIẢI QUYẾT Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc với vấn đề giai cấp Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Mối quan hệ giữa các phương pháp nhận thức biện chứng – siêu hình và vận dụng vào quá trình q Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top