lesanh_88

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Trình bày về ERP và thực trạng ứng dụng ERP vào các doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam. Viết mô tả và phân tích hệ thống thông tin quản lý cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

PHẦN MỘT: ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC
A. LỜI MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG
I. Giới thiệu ERP
1. Khái niệm
2. Thành phần của ERP
II. Những vấn đề trong triển khai hệ thống ERP tại doanh nghiệp
1. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống ERP
a) Ưu điểm
b) Nhược điểm
2. Lợi ích khi khiển trai ERP
a) Đối với bản thân doanh nghiệp
b) Đối với nhà quản lý
c) Đối với các nhà phân tích – nhân viên
3. Khó khăn khi ứng dụng ERP
a) Nguồn nhân lực
b) Công nghệ
c) Chi phí
III. Ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam
1.Thực trạng
2. Nguyên nhân doanh nghiệp ngần ngại với hệ thống ERP
3.Các doanh nghiệp ứng dụng ERP
a) Các doanh nghiệp triển khai thành công
b) Các doanh nghiệp triển khai thất bại
4. Sơ đồ mô tả hệ thống thông tin trong doanh nghiệp nhập khẩu ô tô

C. KẾT LUẬN

PHẦN HAI: BÀI THẢO LUẬN
A. LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, doanh nghiệp đã có công cụ hữu hiệu là các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng các phần mềm này ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu với doanh nghiệp. Một ứng dụng được rất nhiều nhà quản trị quan tâm trong việc điều hành công ty và hiện nay có không ít doanh nghiệp đã, đang và chuẩn bị triển khai chính là ERP (Enterprise Resource Planning) – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, phương tiện và tư liệu sản xuất...). Nhưng do nhiều nguyên nhân, một số doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được tác dụng vốn có của hệ thống này, thậm chí còn gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mọi mức độ cập nhật phù hợp theo yêu cầu của nhà quản trị. Cùng với đề tài của mình, nhóm 1 xin trình bày thực trạng ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam.

B. NỘI DUNG
I. Giới thiệu ERP
1. Khái niệm
Ý nghĩa của E, R và P trong thuật ngữ ERP
E: Enterprise ( Doanh nghiệp ).
R: Resource ( Tài nguyên ).
P: Planing ( Hoạch định ).
ERP là một thuật ngữ được dùng liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tự động hoá, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt.
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Một phần mềm ERP là một phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên.
Đặt điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm sống có thể mở rộng và phát triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.


Sơ đồ hệ thống ERP
2. Thành phần của ERP

Hệ thống ERP được thiết kế theo kiểu các phân hệ. Những phân hệ chức năng chính được chia thích hợp với những hoạt động kinh doanh chuyên biệt như tài chính kế toán, sản xuất và phân phối. Những phân hệ khác có thể được thêm vào hệ thống lõi.
a) Kế toán tài chính
Cung cấp cho doanh nghiệp toàn bộ bức tranh về tình hình tài chính của minh và cho phép kiểm soát tòan bộ các giao dịch nghiệp vụ, giúp tăng tốc độ khai thác thông tin và tính minh bạch trong các báo cáo tài chính từ độ tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đóng sổ cuối kì nhanh hơn, ra quyết định chính xác hơn dựa trên số liệu tức thì do hệ thống cung cấp, góp phần làm giảm chi phí vận hành doanh nghiệp.
b) Quản lí mua hàng
Gồm các phân hệ được thiết kế nhằm quản lí hiệu quả việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đa dạng và phức tạp. Các phân hệ quản lí mua sắm cho phép doanh nghiệp quản lí các yêu cầu mau sắm tòan doanh nghiệp, công tác mua sắm, quản lý và lựa chọn nhà cung cấp. c) Cung ứng
Hỗ trợ quản lí toàn bộ quy trình cung ứng, từ quản lý kho đến vận chuyển và trả lại hàng.
d) Quản lí bán hàng
Cho phép quản lí các quy trình bán hàng rất mềm dẻo, cung cấp số liệu kịp thời, góp phần tăng khả năng thực hiện đúng hạn các đơn hàng của khách hàng, tự động hóa quy trình từ bán hàng đến thu tiền, góp phần làm giảm các chi phí bán hàng.
e) Quản lí sản xuất
Giúp tối ưu hóa năng lực sản xuất, từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. Hỗ trợ cả mội trường sản xuất lắp ráp giản đơn (Discrete Manufacturing) và cả mội trường sản xuất chế biến phức tạp (Process Manufacturing), giúp cải tiến và kiểm soát quy trình sản xuất tốt hơn.
f) Quản trị nhân sự
Các phân hệ Quản trị nhân sự của sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình, đồng thời cung cấp các công cụ để gắn người lao động với các mục tiêu của tổ chức, hỗ trợ tất cả các nghiệp vụ quản lý nhân viên, tuyển dụng, đào tạo, lương…
g) Quản lý dự án
Hệ thống giúp cải tiến công tác quản lí dự án, cung cấp thông tin phù hợp cho những người lien quan, từ đó doanh nghiệp có thể điều phối dự án nhịp nhàng, tối ưu hóa việc sự dụng nguồn lực, ra quyết định kịp thời.
h) Lập kế hoạch
Bao gồm các phân hệ hỗ trợ việc lập kế hoạch cung ứng cũng như kế hoạch sản xuất. i) Báo Cáo Phân Tích
Là một bộ các ứng dụng lập báo cáo phân tích nhằm đem lại những thông tin kịp thời, chính xác cho các cấp lãnh đạo, các cán bộ quản lý vá tác nghiệp.
j) Quản lí bảo dưỡng
Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch và thực hiện duy tu, bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng, máy móc, xe cộ…Công tác duy tu, bảo dưỡng được thực hiện tốt hơn sẽ giúp tăng tuổi thọ của tài sản, đãm bảo tính an toàn và độ tin cậy cảu máy móc, thiết bị.
Ngoài các phân hệ ERP ở trên, các doanh nghiệp triển khai mở rộng ERP với việc triển khai CRM (Customer Relationship Management - Quản lí quan hệ khách hàng) và SCM (Supply Chain Planning - Quản lí dây chuyền cung ứng)
II. Những vấn đề trong triển khai hệ thống ERP
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ERP đã nhanh chóng trở thành giải pháp được nhiều công ty đầu tư thích đáng do những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng khá cao hàng năm và nhu cầu tăng cường năng lực quản lý trong đó có ERP là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng giải pháp này. Đây cũng là bức tranh chung của các nước đang phát triển với nhu cầu cải cách công nghệ quản lý kinh tế không ngừng.
1. Ưu điểm và nhược điểm của ERP
a) Ưu điểm
_ Tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý.
_ Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.
b) Nhược điểm
_ Chi phí đầu tư cho một gói phần mềm hoàn chỉnh cao: khoảng 15 triệu USD.
_ Muốn triển khai ERP, doanh nghiệp cần có đủ cán bộ có năng lực, dám chấp nhận và biết cách thay đổi.
2. Lợi ích khi triển khai ERP
a) Đối với bản thân doanh nghiệp
_ Chuẩn hóa quy trình quản lý doanh nghiệp, áp dụng công cụ công nghệ thông tin trong quản lý giúp các doanh nghiệp chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, đưa các quy trình đó vào sản xuất – kinh doanh.
_ Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, song song với các yếu tố nêu trên việc cung cấp và sử dụng thông tin kịp thời, chính xác là một trong các yếu tố quan trọng trong nền kinh tế đầy cạnh tranh hiện nay.
_ Tạo khả năng hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.
_ Việc ứng dụng công nghệ thông tin, các giải pháp ERP chuẩn thế giới, cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng luôn tạo niềm tin cho các đối tác nước ngoài/trong nước trong việc hợp tác làm ăn, cho các nhà đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp.
_ Tạo tiền đề và nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng. Việc sử dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý giúp các doanh nghiệp tăng khả năng thích nghi với thị trường, sẵn sàng mở rộng các loại hình dịch vụ cho khách hàng, tăng khả năng tiếp cận với thị trường và khách hàng.
b) Đối với nhà quản lý
_ Tăng cường khả năng quản lý, giám sát, điều hành doanh nghiệp, sử dụng các công cụ hiện đại, mở rộng khả năng truy cập thông tin giúp cho các nhà quản lý thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm giá thành.
_ Sử dụng tối ưu nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực trong sản xuất kinh doanh.
_ Giải quyết vấn đề tăng hiệu quả doanh nghiệp với chi phí ít nhất và khối lượng công việc phải thực hiện ít nhất.
c) Đối với các nhà phân tích - nhân viên
_ Phân tích đánh giá thông tin chính xác, kịp thời thông qua hệ thống các giải pháp lưu trữ thông tin, hỗ trợ thông tin, ra quyết định vv...
_ Thực hiện các tác nghiệp theo quy trình thống nhất và chuẩn hóa. Giảm thiểu khối lượng công việc giấy tờ, tăng năng suất lao động.
_ Nâng cao tính kỷ luật, tạo thói quen làm việc theo quy trình, chuẩn tắc trong công việc.
_ Tăng cường khả năng làm việc nhóm, mỗi cá nhân trong một quy trình công việc, theo phân công và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân trong công việc là rất cần thiết.
3. Khó khăn khi ứng dụng ERP

Những thách thức khi triển khai ERP

a) Nguồn nhân lực
Khó khăn lớn nhất và bao trùm đối với doanh nghiệp triển khai ERP là vấn đề con người. Làm thế nào để nhân lực trong công ty hòa nhiệp được với môi trường mới, quy trình mới. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có đội ngũ lao động cao tuổi thì khó khăn càng tăng lên. Thêm vào đó, quá trình triển khai ERP đòi hỏi công đoạn chạy thử, kiểm tra và sau đó đưa vào áp dụng. Vì vậy, mặc nhiên công việc của nhân viên sẽ tăng lên. Nếu chính sách đãi ngộ không phù hợp thì sẽ dẫn đến hiện tượng chống lại dự án.
b) Công nghệ
Một khó khăn cũng không kém phần quan trọng đó là vấn đề công nghệ. Công nghệ ở đây chính là điều kiện để hoạt động ERP. Theo đó, công nghệ sẽ bao gồm các yếu tố sau: hệ thống mạng (server), máy vi tính, trang thiết bị để triển khai.
Một nguyên tắc cơ bản của hệ thống ERP chính là cơ sở dữ liệu tập trung, nghĩa là cơ sở dữ liệu được tập trung tại một địa điểm. Các phần mềm ERP tiên tiến hiện nay đều sử dụng công nghệ web. Điều đó đồng nghĩa với việc các máy trạm không cần thiết phải cài đặt ứng dụng nào của phần mềm ERP mà chỉ cần sử dụng một trình duyệt như Internet Explorer hay Nescape Navigator là có thể truy cập vào chương trình sử dụng. Chính vì vậy, việc triển khai cho các công ty thành viên sẽ gặp khó khăn hơn nếu hệ thống mạng máy tính không đồng bộ.
c) Chi phí
Việc đầu tư hệ thống ERP rất khác so với phần mềm hoạt động đơn lẻ. Chi phí ước tính đầu tư cho hệ thống ERP bao gồm: chi phí đầu tư phần cứng, cơ sở hạ tầng, truyền thông (như máy tính, hệ thống mạng, đường truyền, máy chủ…); chi phí bản quyền (gồm việc mua cho các máy tính, máy chủ, các phần mềm nhà cung cấp ERP yêu cầu, thường là hệ quản trị dữ liệu); chi phí trả cho nhà cung cấp phần mềm ERP. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải trả một số chi phí như chi phí tư vấn ban đầu nếu thuê tư vấn hệ thống riêng, chi phí đào tạo phát sinh khi có sự thay đổi nhân sự trong quá trình triển khai, chi phí phát sinh thêm trong quá trình vận hành.
Chi phí ERP thông thường khá lớn. Chi phí này thường dưới dạng chi phí tiền lương nhân viên ERP và chi phí dự án của sản phẩm ERP. Đối với các doanh nghiệp có quy mô trung bình thì việc vận dụng ERP là việc khó thực hiện. Điều này sẽ tạo nên sức ép chi phí cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu.
+ Khách hàng gửi yêu cầu đặt hàng đến doanh nghiệp, doanh nghiệp xem xét yêu cầu của khách hàng và vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
+ Doanh nghiệp gửi hóa đơn thanh toán cho khách hàng. Khách hàng nhận hóa đơn và thanh toán cho doanh nghiệp.
_ Trong công tác kiểm kê kho, doanh nghiệp triển khai hoạt động theo các bước sau:
+ Kiểm tra công tác xuất hàng và nhập hàng trong kho.
+ Vận chuyển hàng hóa trong kho, thống kê hàng hóa.
_ Trong quy trình nhập hàng, doanh nghiệp triển khai hoạt động theo các bước sau:
+ Yêu cầu báo giá từ nhà cung cấp.
+ Đặt hàng từ nhà cung cấp và vận chuyển sản phẩm vào kho.
+ Nhận hóa đơn từ nhà cung cấp và thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
_ Trong công tác thống kê/ báo cáo, doanh nghiệp triển khai các hoạt động khai thác dữ liệu trong kho dữ liệu, qua đó tiến hành lập báo cáo/thống kê.
_ Trong công tác quản lý công nghệ thông tin, doanh nghiệp triển khai các hoạt động : quản lý tài sản, theo dõi hồ sơ và quản lý tệp tin người sử dụng.

C. KẾT LUẬN
Qua phân tích, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về hệ thống ERP trong quản lý doanh nghiệp cũng như việc vận dụng đúng cách để có thể mang lại hiểu quả. Qua đó cần nhìn nhận những yếu kém mà các doanh nghiệp Việt Nam mắc phải, từ đó có những biện pháp khắc phục để có thể theo kịp với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.
Một bài học được rút ra là việc vận dụng ERP vào quản lý không thể là chuyện một sớm một chiều mà nên vận dụng một cách hợp lý cho từng loại hình doanh nghiệp, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có những chiến lược và bước đi hợp lý. Cụ thể hơn là việc ứng dụng ERP vào quản trị doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải biến “nguồn lực” thành “tài nguyên”. Quá trình này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà tư vấn. Đây là giai đoạn "chuẩn hóa dữ liệu". Giai đoạn này quyết định thành bại của việc triển khai hệ thống ERP. Do đó cần thận trọng đưa ra kế hoạch thực hiện để không phải lập lại “vết xe đổ” của “ ngày hôm trước” để phát huy hệ thống này đúng với tính chất ưu việt của nó.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top