Styrbiorn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Nước ta là một nước đang phát triển, với nền nông nghiệp lạc hậu, sản phẩm để giao lưu buôn bán quốc tế rất kém sức cạnh tranh về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, đặc biệt là giá cả chưa phù hợp. Đứng trước tình hình của chúng ta Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế một cách có hiệu quả.
Đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy hội nhập và tăng kim ngạch xuất khẩu là các doanh nghiệp thương mại, trong đó các doanh nghiệp thương mại tư nhân đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Tuy còn bị hạn chế về nhiều mặt nhưng các doanh nghiệp thương mại tư nhân đã thật sự tạo ra chức năng động cũng như sức cạnh tranh cao của nền kinh tế.
Trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp thương mại tư nhân nói chung cũng như công ty thương mại SaNa đã có những cách đổi mới hoạt động kinh doanh như thế nào, thành tựu thu được, những mặt hạn chế và biện pháp thúc đẩy quá trình đổi mới đó như thế nào sẽ được đề cập đến trong bài viết này.
Đây là một nội dung nghiên cứu rất cần thiết,vì vậy em chọn đề tài “Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập – Trường hợp của công ty thương mại SaNa”
Chuyên đề của em ngoài lời mở đầu và kết luận thì được chia thành 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lí luận về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập.
Chương II: Hội nhập kinh tế quốc tế và thách thức đối với doanh nghiệp thương mại tư nhân.
Chương III: Biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại tư nhân trong quá trình hội nhập quốc tế.

Em trân trọng Thank Thầy giáo Bạch Hồng Việt và các cô chú trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.


Chương I.
Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập.
I. Khái niệm kinh doanh, vai trò của kinh doanh.
1. Khái niệm:
Kinh doanh là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Đối với kinh doanh thương mại thường có bốn mục tiêu khách hàng đó là: chất lượng, đổi mới, cạnh tranh và lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu kinh doanh thì bản thân các doanh nghiệp hay là bản thân các nhà doanh nghiệp thường tiến hành giải pháp :
- Mở rộng thị trường tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp, bản thân các doanh nghiệp phải hiểu rõ các chi phí bỏ ra trong kinh doanh để cắt giảm những chi phí không cần thiết.
- Kinh doanh thương mại là hoạt động đầu tư tiền của, sức lao động, vào hoạt động mua bán lưu thông hàng hoá. Kinh doanh thương mại trước hết đòi hỏi phải có vốn kinh doanh,vốn kinh doanh là vốn bằng tiền và bằng các tài sản khác (nhà cửa, kho tàng, cửa hàng...) có thể lúc đầu là các khoản tích luỹ, góp vốn, vốn huy động hay vốn vay...có vốn mới thực hiện được chức năng lưu thông hàng hoá.
- Kinh doanh thương mại đòi hỏi thực hiện hành vi mua và bán. Nhưng mua hàng không phải để dùng mà để bán cho người khác. Kinh doanh thương mại dùng vốn (tiền của, công sức) vào hoạt động kinh doanh cũng đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phải bảo toàn cả vốn lãi có như vậy mới có thể mở rộng kinh doanh, ngược lại thua lỗ phá sản.
2. Vai trò của kinh doanh Thương Mại.
Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hợp đồng chuyên nghiệp trong lưu thông hàng hoá vì vậy nó có vị trí trung gian cần thiết giữa sản xuất và kinh doanh, là tiền đề của sản xuất, là hậu cần của sản xuất, là khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.
Đối với một đất nước không nhất thiết phải sản xuất ra đầy đủ sản phẩm mà chính mình cần. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế họ có thể tập trung vào một vài loại mà họ có lợi thế, sau đó trao đổi để có được những thứ mà họ cần. Rõ ràng ở đây ta thấy vai trò của thương mại quốc tế là rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá sản xuất, giúp các nước khai thác được lợi thế của mình, tạo điều kiện cho các quốc gia tiến hành chuyên môn hoá sâu.
Tham gia kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp hơn ai hết hiểu rõ vai trò quan trọng và sự cần thiết của hoạt động này đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Các doanh nghiệp thương mại phải đương đầu với cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, từ đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng chức năng động trong kinh doanh, trong dài hạn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư vào đổi mới dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, cải tiến chất lượng, giảm chi phí sản xuất, ngoài ra cần hoàn thiện nâng cao trình độ của đội ngũ lao động quản lý, tiếp xúc với công nghệ mới, từ đó mới tạo ra được chỗ đứng trên thị trường.
Kinh doanh thương mại có tác động nhiều mặt, đối với lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội. Nó cung ứng những vật tư, hàng hoá cần thiết một cách đầy đủ kịp thời, đồng bộ đúng số lượng, chất lượng một cách thuận lợi, với quy mô ngày càng mở rộng.
II. Nội dung của kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân
Bước đầu tiên là phải nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về chủng loại hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn kinh doanh. Đối tượng kinh doanh thương mại là hàng hoá và các dịch vụ trong buôn bán hàng hoá, có thể kinh doanh một loại hàng hoá (chuyên doanh) hay một nhóm loại hàng hoá( tổng hợp) nhưng trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thương mại phải xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hoá đó. Việc nghíên cứu thị trường được tiến hành để giải quyết vấn đề này, cụ thể hơn., doanh nghiệp nghiên cứu tổng cung, tổng cầu, giá cả , cạnh tranh, chính sách của chính phủ về loại hàng mà doanh nghiệp kinh doanh vv.. Doanh nghiệp phải giải quyết được những vấn đề quan trọng như : đâu là thị trường có triển vọng nhất, khả năng bán được sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu? Doanh nghiệp cần chính sách nào để bán được hàng. Khi nghiên cứu khái quát thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số điểm sau
Quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường . Việc xác định quy mô thị trường rất có ích cho doanh nghiệp nhất là khi doanh nghiệp tham gia vào một thị trường hoàn toàn mới. Thông qua việc đánh giá quy mô doanh nghiệp sẽ biết được tiềm năng của thị trường. Thông thường, quy mô thị trường được đánh gía thông qua số lượng người tiêu thụ, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh số bán vv… Việc đánh giá về cơ cấu thị trường giúp cho doanh nghiệp xác định được xu hướng tiêu dùng của khách hàng từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp.
Các nhân tố thuộc môi trường: đây là các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp định thâm nhập vào một thị trường mới hay thực hiện những chính sách mới thì cần tiến hành phân tích các yếu tố này.
Mỗi loại hàng hoá cụ thể có đặc tính cơ lí hoá học và trạng thái khác nhau cho sản xuất hay cho tiêu dùng, nên việc phải nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng và sự đáp ứng cho nhu cầu đó hiện nay. Nguồn cung ứng (sản xuất hay nhập khẩu) loại hàng hoá đó cũng có thể doanh nghiệp kinh doanh những hàng hoá chưa hề có trên thị trường nhưng qua nghiên cứu tin chắc rằng nhu cầu của khách hàng sẽ có và ngày càng tăng lên. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt trong công tác XNK hàng hoá của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Nghiên cứu và nắm vững đặc điểm và biến động của tình hình thị trường và giá cả hàng hoá trên thế giới là những tiền đề quan trọng đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động kinh doanh trên thị trường có hiệu quả cao nhất.
Nghiên cứu và xác định tốt nhu cầu thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp có chiến lược phát triển kinh doanh ổn định và mang tính bền vững thông qua việc nghiên cứu và xác định khả năng của nguồn hàng, khả năng có thể khai thác, đặt hàng và thu mua để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, từ đó doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng và quyết định các cơ sở vật chất phù hợp với mặt hàng đã lựa chọn để đi vào kinh doanh. Việc nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hoá để lựa chọn kinh doanh không phải chỉ là một lần mà trong quá trình tồn tại phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp thương mại luôn phải nghiên cứu nhu cầu khách hàng để đưa vào kinh doanh các mặt hàng mới, tiên tiến có nhu cầu trên thị trường.
III. Tính tất yếu của xu thế hội nhập thương mại quốc tế:
Xu thế hoà bình hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc đối với mỗi dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Các nước đều dành những ưu tiên đặc biệt cho sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế, để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia cần có môi trường hoà bình và ổn định. Trong xu thế hội nhập, các quốc gia đều chủ động thực hiện các chính sách mở cửa, các nền kinh tế tại mỗi quốc gia ngày càng gắn bó và tuỳ từng trường hợp lẫn nhau bổ xung và hỗ trợ cho nhau tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Đứng trước tình hình đó Đảng và nhà nước ta đã tích cực hợp tác để hội nhập thể hiện qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế (ASEAN, ASEM, APEC…) và kí kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Còn đối với tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), tuy chúng ta chưa phải là thành viên chính thức , nhưng chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng trong những vòng đàm phán gần đây, những thành công trên của nước ta chính là những tiền đề cho hội nhập và phát triển kinh tế.
Có thể nói, bản chất của các tổ chức khu vực và quốc tế là để giải quyết vấn đề thị trường. Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá và khu vực hoá là sản phẩm của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các quốc gia và các thực thể kinh tế quốc tế. Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sức sản xuất ngày càng tăng, kéo theo là sự đòi hỏi cấp bách về thị trường tiêu thụ. Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầu tư ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung. Tất cả các nước để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, đều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của chính mình, đây thực chất là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh phân chia thị trường. Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á vừa qua, không những không thể đảo ngược xu thế liên kết khu vực, liên kết về thương mại đầu tư trên thế giới mà thậm chí còn có phần kích thích xu thế đó phát triển.
Tính tuỳ từng trường hợp lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên đòi hỏi tất cả các nước phải thường xuyên có những cải cách kịp thời trong nước để thích ứng với những sự biến động trên thế giới. Vì vậy, hội nhập quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế, củng cố an ninh chính trị,và bản sắc của đất nước thông qua việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác, đan xen nhiêu chiều, đan xen nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc với các quốc gia khác nhau.

hạn nếu trả lời được câu hỏi khoa học sẽ phản ứng thế nào nếu một doanh nghiệp đột nhiên không còn trên thị trường, hay khoa học sau một thời gian sử dụng một loại sản phẩm sẽ có những đòi hỏi gì thêm nữa. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể đón đầu và đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ kèm theo mà chỉ mình mới có hay có sớm hơn đối thủ cạnh tranh. Chỉ những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh luôn tìm cách tạo ra tính độc đáo đặc trưng của riêng mình mới không bị lao vào một cuộc cạnh tranh “ rẻ hơn, rẻ hơn nữa và rẻ nhất”, để rồi nhanh chóng bị các gã lớn đè bẹp hay nuốt chửng trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.




Kết Luận
Bước vào thế kỷ 21, nền kinh tế nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới với những cơ hội và thách thức mới, buộc chúng ta phải cân nhắc một cách nghiêm túc và đúng đắn về đường lối chính sách. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của chúng ta là: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của ta nói chung còn rất yếu kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển lâu dài, ổn định, mà mới chỉ có kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, thậm chí kế hoạch cho từng thương vụ... Mặt khác, về phía quản lý nhà nước, một số chính sách thuế, quản lý, thủ tục hành chính còn nhiều điều chưa hợp lý làm cho các loại phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu tăng lên đáng kể, giá thành một số sản phẩm của ta cao hơn giá nhập khẩu từ các nước khác. Hàng Việt Nam hiện nay khi gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới phải qua thị trường trung gian để tái xuất, tính chủ động khả năng khai thác các cơ hội trên thị trường còn hạn chế, do đó làm cho sức mạnh cạnh tranh thương mại thấp.
cần có sự cải tiến về thủ tục hành chính và các chính sách có liên quan đến hoạt động thương mại để tạo ra một môi trường kinh tế cạnh tranh, một sự thông thoáng trong hoạt động thương mại. Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh về mặt hàng, thị trường, đổi mới cách hoạt động theo hướng hiện đại hoá để phù hợp với đòi hỏi của quá trình phát triển hội nhập kinh tế.
Do thời gian thực tập không dài, kiến thức và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý chân thành của các thầy, cô. Em chân thành Thank thầy giáo Bạch Hồng Việt và các cô chú trong Công ty đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này này.


Tài liệu tham khảo
I. Sách:
1- Tài chính doanh nghiệp thương mại –TS Đinh Văn Sơn - NXB Đại học Quốc gia HN - 2001
2- Những vấn đề kinh tế Việt Nam thử thách của hội nhập - Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình, Vũ Quang Việt - NXB TP Hồ Chí Minh - 2002.
3- Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế – UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế NXB Chính trị Quốc gia –2002.
4- Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NXB Thống kê - 2001.
II. Tạp chí:
1- Thời báo kinh tế Việt Nam- Số 130/2002
2- Thời báo kinh tế Việt Nam- Số135/2002
3- Thời báo kinh tế Việt Nam- Số138/2002
4- Đầu Tư- số 38/2003
5- Đầu Tư- số 39/2003
III. Toàn văn HĐTM Việt- Mỹ


Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1- Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của DNTM trong quá trình hội nhập
I- Khái niệm kinh doanh, vai trò của kinh doanh
1. Khái niệm
2. Vai trò của kinh doanh thương mại
II- Nội dung của kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân
III- Tính tất yếu của xu thế hội nhập thương mại quốc tế
Chương II- Hội nhập kinh tế quốc tế những thuận lợi và thách thứcđối với các doanh nghiệp thương mại tư nhân
I- Hội nhập kinh tế quốc tế
1. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ
2. Khu vực tự do thương mại ASEAN( AFTA)
II- Những thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp thương
mại tư nhân
1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM SANA
2. Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây
2.1. Phân tích chung tình hình tài chính của công ty
2.2. Phân tích khả năng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.3. Phân tích tỷ suất doanh lợi doanh thu
2.4. Phân tích tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu
III- Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty giai đoạn
2001- 2002
1. Ưu điểm
2. Tồn tại và nguyên nhân
Chương 3- Biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập
1. Thuế XNK của Việt Nam trong xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại quốc tế
2. Thương mại điện tử và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
3. Cải cách các chính sách kinh tế và thủ tục hành chính
4. Đón đầu thị trường tạo ra nét độc đáo của doanh nghiệp
Kết luận
Tài liệu tham khảo


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
T Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý thu - Chi bảo hiểm xã hội Luận văn Kinh tế 0
S Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng Luận văn Sư phạm 1
I Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Luận văn Kinh tế 0
H Đổi mới chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việ Luận văn Kinh tế 0
C Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới Văn hóa, Xã hội 1
M Đổi mới quản lý công nghệ sản xuất chương trình truyền hình để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đài T Kinh tế quốc tế 0
K Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp c Kinh tế quốc tế 0
P Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính Kinh tế quốc tế 0
K Phát triển thông tin khoa học và công nghệ địa phương để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ (Nghiê Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top