Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
+ Xác định lãi suất tái chiết khấu có cơ sở khoa học và điều chỉnh cho phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ: nền kinh tế đã tự do hoá lãi suất thì lãi suất tái chiết khấu có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành lãi suất thị trường và điều tiết lượng tiền cung ứng. Do đó, định hướng hoàn thiện công cụ này là:
- Xác định lãi suất tái chiết khấu cần dựa trên những cơ sở khoa học và đảm bảo các nguyên tắc xác định lãi suất trên thị trường
- điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu linh hoạt, bám sát thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.
- Xoá bỏ taí cấp vốn của NHNN cho các NHTMNN, bởi lẽ cấp tín dụng theo chỉ định của Nhà nước.
- Xoá bỏ tái cấp vốn dưới hình thức cho vay theo hồ sơ tín dụng, vì nó là một hình thức tín dụng có đảm bảo thấp.
- Hoàn thiện quy chế chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn. Mở rộng đối tượng cho vay chiết khấu và tái chiết khấu.
+ Phát triển thị trường mở: nghiệp vụ thị trường mở phải được hoàn thành cả về khung pháp lý, kỹ thuật điều hành, cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo cán bộ. Để hoàn thiện công cụ này cần: phải tạo thêm hàng hoá cho thị trường mở: tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…;mở rộng các thành viên tham gia; chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn; cải tiến các phiên giao dịch thường xuyên hơn…
+ Điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt theo diễn biến thị trường: khi sử dụng công cụ này cần hoàn thiện theo hướng: điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt và đổi mới thông qua mở rộng biên độ tỷ giá được phép giao dịch theo cả hai chiều; xây dựng cơ chế can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại tệ để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái; từng bước giảm bớt sự can thiệp của NHNN tiến tới hình thành tỷ giá theo quy luật cung cầu; thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nới lỏng và tiến dần đến tự do các giao dịch vãng lai, tạo điều kiện thu hút nước ngoài.
Tóm lại để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, định hướng quan trọng là phải phối hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ, tạo nên một hệ thống công cụ thực sự hợp lý và hiệu quả.

C. Kết luận.

Theo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Căn cứ vào mục tiêu đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo đuổi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát được lạm phát, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, củng cố hệ thống ngân hàng. Để điều hành được chính sách tiền tệ là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, mọi quyết định được đưa ra phải kịp thời và bám sát vào những biến động thực tế. Mục tiêu điều hành bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn… nhưng mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ.
Xung quanh vấn đề tiền tệ, chính sách tiền tệ còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đặc biệt hiện nay tình hình kinh tế- chính trị- xã hội thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng đang có nhiều biến động lớn, mà một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng của biến động tiền tệ. Nhưng do hạn chế về nhiều mặt, người thực hiện đề án xin chỉ nêu một số khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực tiền tệ như ở trên để hiểu hơn về chính sách tiền tệ và Việt Nam hoạch định, điều hành các chính sách tiền tệ trong điều kiện thực tế như thế nào.




















Mục Lục


a. Mở đầu. 1
B. Nội dung 2
I. Lý luận chung. 2
1. Tiền tệ. 2
1.1. Tiền tệ - sự hình thành và quá trình phát triển. 2
1.1.1. Tiền là gì? 2
1.1.2. Khái quát về sự phát triển của tiền tệ. 2
1.1.3. Tiền tệ ngày nay 4
1.2. Chức năng của tiền tệ 5
1.2.2. Thước đo giá trị. 5
1.2.2. Phương tiện lưu thông. 6
1.2.3. Phương tiện cất trữ: 7
1.2.4. Phương tiện thanh toán. 7
1.2.5. Tiền tệ thế giới. 7
2. Chính sách tiền tệ. 8
2.1. Chính sách tiền tệ là gì? 8
2.2. Mục đích, vai trò, tầm quan trọng của chính sách tiền tệ đối với mỗi quốc gia. 9
2.2.1. ổn định giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát lạm phát. 9
2.2.2. ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở ổn định tỷ giá hối đoái. 10
2.2.3. Kích thích tăng trưởng kinh tế. 10
2.2.4. Tạo việc làm, giảm thất nghiệp. 11
2.4. Các mối liên hệ của chính sách tiền tệ. 11
2.5. Các công cụ của chính sách tiền tệ. 12
2.5.1. Công cụ tái cấp vốn. 12
2.5.2. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 13
2.5.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở. 14
2.5.4. Công cụ lãi suất tín dụng 16
2.5.5. Công cụ hạn mức tín dụng 17
2.5.6. Công cụ tỷ giá hối đoái 18
II. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam 19
1. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam thời kỳ trước. 19
2. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay. 21
3. Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 23
3.1. Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ để xử lý các vấn đề trước mắt. 23
3.2. Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường. 24
C. Kết luận. 26

a. Mở đầu.


C.Mác đã từng nói: “ Lĩnh vực tiền tệ là vô cùng bí hiểm”. Nó biến động phức tạp, liên tục và khác nhau tuỳ theo đặc điểm, tính chất của các đối tượng mà nó tác động. Các đối tượng nói đến chính là các quốc gia, và những biến động của tiền tệ không chỉ tác động đến các yếu tố liên quan trực tiếp với nó mà nó ảnh hưởng tới hầu như tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… của một quốc gia. Do đó, chính sách tiền tệ – chính sách ổn định tiền tệ, là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của mọi quốc gia. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ được coi là “linh hồn” của toàn bộ các hoạt động của ngân hàng trung ương. Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng: để có một chính sách tiền tệ khôn ngoan, phù hợp với từng thời kì luôn là một “bài toán” khó. Chính vì vậy, việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ luôn đòi hỏi trí tuệ và thận trọng. tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cụ thể của từng thời kỳ để đưa ra được những quyết định chính xác, phù hợp nhất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ.
Với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước thì việc hoạch định và cơ chế điều hành một chính sách tiền tệ phù hợp luôn là vấn đề bức xúc cả trong lý luận và thực tiễn.
Do đó, nghiên cứu về chính sách tiền tệ từ lý luận chung đến chính sách tiền tệ ở Việt Nam là cần thiết không chỉ đối với các nhà hoạch định, nhà lãnh đạo, các chủ thể kinh tế mà cho tất cả các đối tượng, trong đó sinh viên- thế hệ tương lai của đất nước, là thật sự cần thiết và quan trọng.

B. Nội dung

I. Lý luận chung.
1. Tiền tệ.
1.1. Tiền tệ - sự hình thành và quá trình phát triển.
1.1.1. Tiền là gì?
Đây là câu hỏi đầu tiên chúng ta cần hiểu một cách chính xác, có như thế mới hiểu được những tác dụng của tiền đối với nền kinh tế. Bằng cách xem xét các chức năng của tiền tệ, và quá trình phát triển của nó, chúng ta có thể định nghĩa tương đối chính xác, và xem xét vì sao và bằng cách nào chúng thúc đẩy tính hiệu quả nền kinh tế.
“Tiền” được dùng trong ngôn ngữ thông thường hàng ngày để chỉ những đồng tiền “nhìn thấy”, nhưng đối với các nhà kinh tế thì nó không đơn thuần như vậy mà nó có định nghĩa riêng và rộng lớn hơn nhiều.
Các nhà kinh tế định nghĩa tiền(hay lượng tiền cung ứng) là bất cứ cái gì được chấp chung trong việc thanh toán cho hàng hoá hay dịch vụ hay trong việc hoàn trả các khoản nợ. Còn tiền trong ngôn ngữ thường ngày đươc sử dụng một cách tự nhiên đó là đồng tiền. Đồng tiền là những tờ tiền giấy hay tiền kim loại, mỗi một quốc gia có một đồng tiền riêng. Như vậy, “đồng tiền” chỉ là một phần trong “tiền”.
Ngoài ra, đôi lúc tiền còn được sử dụng một cách đồng nghĩa với của cải. Trong khi, của cải bao gồm không chỉ là tiền mà còn cả những gì là đối tượng để sở hữu, được gọi là tài sản có: trái khoán, cổ phiếu, tác phẩm nghệ thuật, đất, nhà cửa, đồ đạc,…
Như vậy, cần hiểu chính xác rằng tiền là tất cả những gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán cho việc mua, bán hành hoá, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ.
1.1.2. Khái quát về sự phát triển của tiền tệ.
Tiền tệ đã ra đời từ thời đại xa xưa khi có đại phân công xã hội lần thứ hai (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp) và ngày càng phổ biến từ khi thương nghiệp xuất hiện. Đầu tiên, tiền là những thỏi vàng, thỏi bạc có khối lượng và hình dạng khác nhau. Khi thanh toán, cần cân, do đó gọi là tiền cân. Về sau, các nhà buôn tự đúc tiền, trên đó ghi trọng lượng, tỷ lệ vàng, bạc và cả tên người đúc, làm giảm được sự phức tạp trong thanh toán. Người bán khi nhân tiền không cần kiểm tra trọng lượng và tỷ lệ vàng, bạc mà chỉ cần đếm, do đó được gội là tiền đếm. Sau đó, các vua chúa thấy lợi lộc của việc đúc tiền nên đã cấm dân chúng tự đúc tiền mà chỉ có nhà nước mới được phép đúc tiền.
Đến khi Chủ nghĩa tư bản ra đời, chế độ tiền cũ bị xoá bỏ và chế độ mới ra đời nhằm có lợi cho chủ nghĩa tư bản. Trong đó, tiền được quy định về: loại kim loại được đúc; tên gọi và giá cả của tiền; tổ chức phát hành, lưu thông tiền đúc; tổ chức và lưu thông dấu hiệu tiền tệ được đổi thành vàng. Và chế độ tiền tệ Tư bản chủ nghĩa trải qua nhiều chế độ bản vị khác nhau:
+ Chế độ bản vị bạc: là chế độ lưu thông tiền tệ lấy bạc làm thước đo giá trị và tiêu chuẩn giá cả của tiền tệ.
+ Chế độ song bản vị: là chế độ lưu thông tiền tệ vừa lấy bạc vừa lấy vàng làm thước đo giá trị và tiêu chuẩn giá cả. Chế độ này tồn tại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ19. Do sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tỷ giá vàng bạc thay đổi nhanh chóng trên thị trường, khiến cho việc tính toán giá cả, chi trả tiền hàng rối loạn, tiền bạc thay thế dần tiền vàng theo quy luật “tiền xấu đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông”, tiền vàng lui về làm phương tiện cất giữ. Chế độ này không ổn định nên nhanh chóng sụp đổ.
+ Chế độ bản vị vàng: là chế độ lưu thông tiền tệ lấy vàng làm thước đo giá trị và tiêu chuẩn giá cả. Nó ra đời từ thế kỷ 18 ở Anh, nhưng phải đến thế kỷ 19 thì các nước Châu Âu và Bắc Mỹ mới chuyển từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng. Chế độ này có những đặc điểm sau: mọi người được tự do đúc tiền theo tiêu chuẩn giá cả của Nhà nước quy định; tiền giấy được tự do chuyển đổi thành tiền vàng; vàng được tự do lưu thông giữa các nước. Do đó, chế độ bản vị vàng vừa là chế độ tiền tệ quốc gia, vừa là chế độ tiền tệ quốc tế làm thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại và tín dụng quốc tế. Nhưng sau
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
O Bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong điều kiện đổi mới và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc Kinh tế chính trị 2
L Tính nhân văn của văn hoá Việt Nam trong điều kiện đổi mới và phát triển đất nước hiện nay Kinh tế chính trị 0
K Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp c Kinh tế quốc tế 0
N Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Liên hệ qua th Luận văn Luật 0
T Những vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện cải cách kinh tế ở Luận văn Luật 0
L Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam Luận văn Luật 0
G Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam : Luận văn Luật 0
G Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Luận văn Luật 0
V Một số vấn đề pháp lý chủ yếu của luật doanh nghiệp trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay : Luậ Luận văn Luật 0
C [Free] Thực trạng tỷ giá trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và một số giải pháp điều chỉnh c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top