tuan151219

New Member
Download Đồ án Phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư mở rộng vùng phủ sóng khu vực Hà Nội giai đoạn 2003-2005

Download Đồ án Phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư mở rộng vùng phủ sóng khu vực Hà Nội giai đoạn 2003-2005 miễn phí





Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cũng như sự vươn lên của nền kinh tế Việt nam, nhu cầu về thông tin liên lạc của người dân và các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Bằng chứng là sự phát triển vượt bậc của ngành dịch vụ viễn thông Việt nam tronh những năm qua.
Hòa theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế, ngành dịch vụ thông tin liên lạc nói chung và công ty dịch vụ Viễn thông nói riêng cũng phải có những chiến lược phát tiển cho mình. Để có thể khẳng định được mình và vươn lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, Công ty cần một lượng vốn vô cùng lớn để đầu tư mở rộng mạng cũng như là hiện đại hóa mạng. Đây là một vấn đề bức xúc đối với ngành cũng như công ty bởi ngân sách cho phát triển của Tổng điều tiết cũng như của Nhà nước hỗ trợ là hạn chế không thỏa mãn với nhu cầu của Công ty.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

mòn vô hình rất cao. Nếu đầu tư nhiều mà không thu hồi vốn được nhanh sẽ rất dễ bị lỗ vốn. Vì vậy, việc tìm hiểu thật kỹ công nghệ GSM nói chung và đặc tính mạng ở Việt Nam nói riêng rất có lợi cho việc tính toán đầu tư.
Tổng quan về công nghệ GSM
Vài nét về lịch sử dịch vụ thông tin di động
Ngày nay công nghệ viễn thông đang có những bước phát triển vô cùng to lớn. Cùng với các ngành khao học khác, công nghệ viễn thông đã đem đến cho con người những ứng dụng quan trọng trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, giáo dục, quảng cáo, xã hội vv … thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Thông tin di động là một dịch vụ thông tin đặc biệt, nó cho phép người ta trao đổi thông tin ngay cả khi đang di chuyển. Ngoài ra nó còn nhiều dịch vụ tiện ích mà các hệ thống thông tin khác không có. Vì thế, nhu cầu thông tin di động hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó chiếm số phần trăm lớn và không ngừng phát triển trên toàn thế giới. Trong tương lai, hệ thống thông tin mạng tổ ong sử dụng kỹ thuật số đầy triển vọng sẽ trở thành cách thông tin vạn năng.
Dịch vụ thông tin di động đã có từ những năm 60 với hệ thống thông tin di động kỹ thuật tương tự sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA. Vào đầu những năm 80, một số nước ở Châu Âu đã xuất hiện các hệ thống thôg tin di động kỹ thuật số đa truy nhập theo thời gian TDMA do các hãng thiết bị viễn thông lức như Acatel, Ericsson sản xuất. Các hệ thống này đã được các quốc gia Châu Âu ký kết chuẩn hóa thành một hệ thống thông tin di động thống nhất toàn Châu Âu. Năm 1988, viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu-ETSI đã thành lập nhóm chuyên trách về dịch vụ di động GSM. Nhóm này có nhiệm vụ đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống thông tin di động số GSM dưới các hình thức khuyến nghị, lấy các tiêu chuẩn này làm cơ sở cho mạng thông tin di động, làm cho chúng tương thích nhau. Thực hiện những điều này, GSM có quan hệ mật thiết với các tổ chức tiêu chuẩn viễn thông khác trên thế giới.
Ngoài ra, trên thế giới, hiện nay còn có các hệ thống thông tin di động khác nữa như hệ thống thông tin di động dùng kỹ thuật CDMA ở Hàn Quốc IS95 tại Mỹ vv…
Các đặc tính của hệ thống thông tin GSM
Từ các khuyến nghị của GSM, ta có thể tổng hợp nên các đặc thù chủ yếu của mạng thông tin di động số mặt đát theo chuẩn GSM như sau:
Số lượng các dịch vụ và tiện ích cho thuê bao cả trong thông tin thoại và truyền số liệu.
Sự tương thích của các dịch vụ trong GSM với các dịch vụ có sẵn như mạng thông tin cố định, mạng Internet vv … bởi các giao diện tiêu chuẩn.
Một hệ thống GSM quốc gia có thể cho nhập mạng và quản lý mọi máy thuê bao di động tiêu chuẩn quốc gia.
Tự động định vị và cập nhật vị trí cho mọi máy thuê bao.
Độ linh hoạt cao nhờ sử dụng các loại máy đầu cuối thông tin di động khác nhau như máy cầm tay, máy gắn trên các phương tiên giao thông (Ôtô, tàu thủy …)
Sử dụng băng tần 900MHz vớ hiệu quả cao nhờ kết hợp giữa hai phương pháp TDMA và FDMA
Giải quyết hạn chế dung lượng, thực chất dung lượng sẽ tăng nhờ việc sử dụng tần số tốt hơn và kỹ thuật ô nhỏ do vậy số thuê bao phục vụ sẽ tăng lên.
Các dịch vụ của mạng GSM
GSM là một hệ thống đa dịch vụ với các hình thức phục vụ khác nhau:
Dịch vụ thoại:
Dịch vụ thoại là dịch vụ quan trọng nhất của GSM. Dịch vụ này cho phép nối cuộc gọi thoại hai hướng giữa một thuê bao GSM với bất kỳ một thuê bao thoại khác qua một mạng chính. Với sự phát triển của mạng dịch vụ ISDN, dịch vụ thoại sẽ là một phần quan trong của SGM.
Dịch vụ số liệu:
Truyền dẫn số liệu
Dịch vụ thông báo ngắn
Phát quảng bá trong ô nhớ.
Sử dụng băng tần
Hệ thống vô tuyến GSM làm việc trong một băng tần hẹp, dỉa tần theo tiêu chuẩn GSM từ 890 đến 960 MHz. Băng tần này được chia làm hai phần:
Băng tần lên (Uplink band) với giải tần 890-915 MHz cho các kênh vô tuyến từ trạm di động-MS đến các trạm gốc-BTS
Khối điều khiển
Máy thu
Máy phát
45 MHz
Sơ đồ 2.2:Mô hình thu phát sóng của MS
Băng tần xuống (Downlink band) với giải tần 935-960 MHz cho các kênh vô tuyến từ trạm thu phất gốc xuống các trạm di động.
Như vậy hai băng tần này mỗi băng có độ rông 35 MHz. trong đó GSM 25 MHz được chia thành 124 sóng mang, các sóng mang gần nhau cách nhau 200 KHz. Mỗi kênh sử dụng hai tần số riêng biệt, một được dùng cho tuyến lên, một được dùng cho tuyế xuống, các kênh này được gọi là kênh song công. Khoảng cách giữa hai tần số nói trên là không đổi và bằng 45 MHz được gọi là khoảng cách song công (Sơ đồ 2.2). Kênh vô tuyến này mang 8 khe thời gian TDMA và mỗi khe là một kênh vật lý trao đổi thông tin giữa mạng và trạm di động.
Băng tần như trên được gọi là băng tần cơ sở. Với những tiêu chuẩn như trên ta có thể tính toán được dung lượng một trạm thu phát sóng có thể phục vụ cho được bao nhiêu MS khác nhau cùng đàm thoại một thời điểm.
Theo quy định của cụ Tần số quốc gia, mối trạm thu phát sóng của mạng Vinaphone có thể sử dụng 4 giải tần số.
Mỗi tần số sóng mang có 8 khe thời gian (tương đương 8 kênh vật lý). Trong đó, kênh đầu tiên của hai tần số đầu thường dùng để báo hiệu (chuông) và định vị. Như vậy, số máy có thể đàm thoại cùng một lúc là:
Số cuộc đàm thoại = 8 x 4 – 2 = 30 (cuộc)
Vùng phủ sóng của mạng được gọi là vùng mạng PLMN- mạng di động công cộng mặt đất). Mạng được chia thành các ô vô tuyến nhỏ có bán kính từ 350M- 35 Km. Kích thước trên có thể thay đổi phụ thuộc vào cấu tạo địa hình và lưu lượng thông tin, mỗi ô vô tuyến ttương ứng với một trạm anten gốc-BTS. Tùy theo cấu tạo loại anten ta có hai loại là:
+ Anten bức xạ vô hướng (BTS omnidirectional): là loại anten bức xạ (thu phát sóng) ra toàn không gian với góc định hướng 3600. Hay nói cách khác, anten này phát sóng theo hình cầu.
+ BTS sector có hai hay ba anten định hướng 1800 hay 1200.
Với mỗi loại anten khác nhau ta có thể sử dụng để mở rộng toàn vùng phủ sóng hay chỉ mở định hướng một phía nào đó sử dụng nhiều. Ngoài ra tùy theo mật độ sử dụng khác nhau mà ta có thể mở rộng bán kính phủ sóng ra 35 km hay co hẹp đến mức tối thiểu 350 m.
Đối với những khu vực phải đặt nhiều BTS, để sử dụng triệt để băng tần, GSM đưa ra khải niệm sử dụng lại tần số. Băng tần sẵn có được chia thành 124 tần số song công, các tần số này được chia ra ở nhiều trạm BTS khác nhau ở các khu vực nào đó. Các mẫu tần số này có thể được mang ra sử dụng lại ở vùng bên cạnh mà không gây hiện tượng giao thoa đồng kênh khi khoảng cách giữa các trạm BTS sử dụng chung tần số đủ lớn. Tùy theo loại anten vô hướng hay sector mà ta có mẫu sử dụng lại tần số khác nhau. Nhờ việc sử dụng lại tần số mà với một dải tần và số lượng kênh nhất định ta sẽ tăng dung lượng cho toàn mạng.
Cấu trúc và các thành phần của mạng
Cấu trúc mạng
Về tổng quát, mạng di động GSM có cấu tạo gồm ba phần. Mỗi phần gồm các thiết bị khác nhau cấu thành và thực hiệ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top