lyxuan

New Member
Download Đề án Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và các giải pháp để phát triển nó miễn phí


A. Mở đầu.

Trong công cuộc tái thiết đất nước hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy đưa đất nước phát triển. Nâng cao được đời sống cho nhân dân. Cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế thì nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang từng bước làm cho đất nước thay đổi với tầm quan trọng như vậy, nên ngay từ năm 1986, Đại hội VI, Đảng ta đã quyết định trong văn kiện sẽ phát triển theo nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong các Đại hội Đảng tiếp theo (VII, VIII, IX) Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định sẽ phát triển nền kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường định hướng XHCN và có sự quản lý của Nhà nước. như vậy là: phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một điều tất yếu khách quan. Với tất cả những điều kiện thì đề tài này, đề tài “Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và các giải pháp để phát triển nó” là một đề tài hay, có tính thực tiễn cao, và đó cũng là lý do em lựa chọn đề tài này.
B. Nội dung.
I.Nguyên nhân nước ta phát triển kinh tế thị trường và đặc điểm kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam.
1. Khẳng định việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế t là tất yếu, khách quan.
Trước kia, nước ta có một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nó đã phát huy vai trò rất tốt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Song, cho đến ngày nay nó đã bộ lộ các điểm không phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của nước ta cũng như trên thế giới. Để rõ hơn ta tìm hiểu đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
- Đặc điểm nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung:
+ Sở hữu đơn nhất.
+ Nhà nước quản lý kinh tế theo mệnh lệnh hành chính, lo từ đầu vào đến đầu ra.
Từ đó dẫn đến những điểm không phù hợp của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung:
+ Không phát triển được lực lượng sản xuất.
+ Chậm tiếp thu được khoa học công nghệ mới.
+ Không khai thác được đúng mức, có hiệu quả sức lao động của con người.
+ Các mối quan hệ kinh tế trong nước xơ cứng, kém năng động.
+ Hiệu quả quản lý của nhà nước thấp, không phát huy được tính tích cực của người dân.
Trái với nó nền kinh tế thị trường tỏ ra có những ưu điểm đáp ứng được nhu cầu đổi mới kinh tế của đất nước, cụ thể:
+ Chủ thể năng động phát huy được hết khả năng thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ ứng dụng khoa học – kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất kinh doanh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
+ Giảm chi phí đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất, của sinh hoạt người dân.
+ Phát triển kinh tế thị trường phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Tuy vậy, bên cạnh các ưu điểm, kinh tế thị trường cũng có những nhược điểm như làm ô nhiễm môi trường, nền kinh tế dễ rơi vào khủng hoảng, nạn thất nghiệp cao, sự lũng đoạn thị trường của các nhà tư sản.... Vì vậy cần có sự quan tâm can thiệp của nhà nước. Do đó, nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 trở lai đây có lẽ không còn mấy ai nghi ngờ về vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường trong sự nghiệp xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy vậy, do ảnh hưởng của những quan niệm trước đây về một chủ nghĩa xã hội không có kinh tế hàng hoá, không có quan hệ thị trường và do bản thân kiểm toán thị trường lại có tính hai mặt của nó cho nên trong thực tế, việc nhận thức cho đúng vai trò của kinh tế thị trường đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa xã hội vẫn có nhiều vấn đề cần nói đến.
Như chúng ta đã biết, C. Mác và F. Enghen không dự báo về một mô hình chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế hàng hoá. Trong tác phẩm “Chống duy ứng”, F.Enghen viết: “Cùng với việc xã hội nắm lấy những tư liệu sản xuất thì sản xuất hàng hoá cũng bị loại trừ, và do đó, sự thống trị của hàng hoá đối với những người sản xuất cũng bị loại trừ”. Tuy nhiên ở đây F.Enghen nói đến trường hợp một xã hội chủ nghĩa đã ở trình độ đầy đủ, chín mồi, tức là ở giai đoạn chủ nghĩa cộng sản.
V.I.Lênin, trước cách mạng tháng mười, cũng cho rằng trong chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế hàng hoá sẽ bị xoá bỏ “để tổ chức nền sản xuất không có những nhà kinh doanh ”. Thế nhưng đến mùa xuân năm 1921, khi nội chiến kết thúc, trước những nhiệm vụ nặng nề của việc khôi phục nền kinh tế, khắc phục hậu quả của chính sách quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới, mà nội dung chủ yếu là thừa nhận kinh tế hàng hoá, thừa nhận tự do buôn bán, cho phép tồn tại đến một giới hạn nhất định thành phần kinh tế tư bản tư nhân, sử dụng các hình thức kinh tế quá độ, xem chủ nghĩa tư bản nhà nước và hợp tác xã như là chiếc cầu nhỏ lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, chính Lênin, khi căn cứ vào điểm xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội còn thấp mô hình chủ nghĩa xã hội có vai trò của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường.
Thực ra, lý luận về kinh tế hàng hoá, về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Lênin có nội dung rất phong phú. Song lý luận đó chưa phải đã hoàn chỉnh, nhiều vấn đề chưa được Lênin lý giải một cách cặn kẽ. Hơn nữa, vì thời gian thử nghiệm Nep ở nước Nga trước đây quá ngắn và thành tựu của nó cũng chưa nhiều lai chưa được tổng kết từ thực tiễn để hoàn chỉnh về mặt lý luận. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh tế thị trường trong nhiều năm bị nhìn nhận bằng thái độ kỳ thị tại các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Có thể nói suốt một thời gian dài các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa đó là nước ta đã không nhận thức đúng vai trò của sản xuất hàng hoá của kinh tế thị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế và thành phần kinh tế, coi nhẹ, thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, coi nhẹ quy luật cung cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, phủ nhận quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đối lập kinh tế hàng hoá và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị trường là phạm trù riêng của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại của sản xuất trong khuân khổ của “thi đua xã hội chủ nghĩa ”, tách rời một cách riêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Bởi vậy, chúng ta đã không tạo được động lực để phát triển sản xuất, vô tình hạn chế việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, năng xuất lao động tăng chậm, gây rối loạn và ách tắc trong lĩnh vực phân phối, lưu thống, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động, trì trệ.
Khi nhìn lại những sai lầm trong thời kỳ thực hiện “Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp”, tại Đại hội lần thứ VI (12 - 1986), Đảng ta thừa nhận: “Chúng ta đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan, do đó, không chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương, chính sách kinh tế ”. “Trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ”. Để khắc phục sai lầm đó, Đảng ta đã đề ra chủ trương: “Quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hoá nền kinh tế còn nhiều tích chất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá .... Việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan. Việc sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ đòi hỏi sản xuất phải gắn với thị trường ”. Đây là bước tiến hết sức quan hệ trong việc đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta. Quan điểm này xuất phát từ tình hình kinh tế – xã hội ở nước ta, từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta, trên cơ sở vận dụng mô hình của Lênin về một chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế hàng hoá.
Thế nhưng điều đáng lưu ý là, từ đại hội VI, mặc dầu đã sử dụng thuật ngữ “thị trường ” song trong các văn kiện, Đảng ta vẫn chưa sử dụng khái niệm “kinh tế thị trường ” và “cơ chế thị trường ” như hiện nay chúng ta đang sử dụng. Phải đến Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá VI, 3/1989) Và đến Đại hội lần thứ VII (6/1991), trên cơ sở nhận thức sâu hơn về tình hình đất nước, Đảng ta mới có điều kiện nói rõ và nhấn mạnh: “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội”.
2. Bản chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng ch chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chuyển từ nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung – hành chính – quan liêu - bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Đặc biệt, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua vào năm 1991, cũng đã nêu lên 6 đặc trưng bản chất của xã hội, xã hội chủ nghĩa và những quan điểm phương hướng tổng quát về phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, cũng cần phân tích sâu thêm bản chất, đặc điểm đã được khái quát nói trên, để có thể hiểu rõ và thống nhất hơn trong nhận thức và hành động.
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xã hội là nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại (xã hội xã hội chủ nghĩa ). Mặc dù nền kinh tế nước ta nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại (do những khiếm khuyết của kinh tế thị trường tự do). Bởi vậy, chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do, mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Đây là nội dung và yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Mặt khác, thế giới vẫn đang nằm trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa từ bản lên chủ nghĩa xã hội, cho nên sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết, khách quan (như đã phân tích ở phần trên) và cũng là nội dung, yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi người dân trong xã hội làm giàu một cách hợp pháp. Dân có giàu thì nước mới mạnh, nhưng dân giàu phải làm cho nước mạnh, bảo đảm độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Thứ hai, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu. Thế nhưng, nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại, cho nên cần có sự tham gia bởi “bàn tay hữu hình” của nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế đó. Đồng thời chính nó sẽ đảm bảo sự định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự quản lý, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế thị trường của nhà nước là thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô và vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa là “đài chỉ huy”, là “mạch máu” của nền kinh tế. Cùng với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, cần coi trọng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, đặt chúng trong mối quan hệ gắn bó, hữu cơ thống nhất, không tách rời, biệt lập.
Thứ ba, Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thành tố quan trọng mang tính quyết định trong nền kinh tế thị trường hiện đại là nước tham gia vào các quá trình kinh tế. Nhưng khác với nhà nước của nhiều nền kinh tế thị trường trên thế giới, Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân, và vì dân”, Nhà nước công nông, Nhà nước của đại đa số nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nó có đủ bản lĩnh, khả năng và đang tự đổi mới để đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta. Sự khác biệt về bản chất nhà nước là một nội dung và là một điều kiện, một tiền đề cho sự khác biệt về bản chất của mô hình kinh tế thị trường ở nước ta so với nhiều mô hình kinh tế thị trường khác hiện có trên thế giới.
Thứ tư, cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước, mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thông qua thị trường. Các quy luật của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh – hợp tác.... ) sẽ chi phối các hoạt động kinh tế. Quy luật giá trị quy định mục đích theo đuổi trong hoạt động kinh tế là lợi nhuận (là giá trị không ngừng tăng lên) quyết định sự phân bố các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, đồng thời đặt các chủ thể kinh tế trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Thông qua các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, cùng với việc sử dụng các lực lượng kinh tế của mình (kinh tế nhà nước ), Nhà nước tác động lên mối quan hệ tổng cung tổng cầu thực hiện sự điều tiết nền kinh tế thị trường. Như vậy, cơ chế hoạt động của nền kinh tế là: thị
C. kết luận
Việt phát triển nền kinh tế hàng hoá, kkt thị trường ở nước ta cho đến bây giờ có thể nói là một sự tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển cuả kinh tế. Điều này đã được Đảng, Nhà nước khẳng định qua các văn kiện đại hội VI, VII, VIII và đến Đại hội Đảng IX vẫn khẳng định nước ta phát triển theo nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước.
Và thực tế của hơn 10 năm đổi mới đất nướcd cũng cho thấy chúng ta đổi mới cơ chế, phát triển nền kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn, điều đó có thể thấy qua việc tăng trưởng GDP hàng năm, qua thu nhập của người dân này càng tăng, qua việc chúng ta từ một nước nhập siêu sang xuất siêu ở một số mặt hàng. Đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước phát triển ổn định. Đó chính là điều mà trước đây khi đổi mới chúng ta hướng tới và ngày nay vẫn tiếp tục hướng tới. Việc phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đem lại cho nước ta nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức. Song với sự lãnh đạo của Đảng, sẽ sớm đưa được đất nước thành một nước công nghiệp, rút ngắn được thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (Tập II) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
2. Các văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII.
3. Các tạp chí.
+ Thông tin khoa học xã hội số 174 tháng 6/1997.
+ Nghiên cứu – trao đổi số 18 tháng 9/98.
+ Phát triển kinh tế số 86 tháng 12/97.
+ Thông tin xã luận tháng 9/97.
+ Triết học số 4 tháng 8/99.
+ Tạp chí tài chính tháng 3/96.
+ Thông tin liên lạc tháng 1/95.
4. Văn kiện hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương (khoá VI).

Mục lục
Trang
A. Mở đầu 1
B. Nội dung 2
I. Nguyên nhân nước ta phải phát triển kinh tế thị trường và đặc điểm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2
1. Khẳng định việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường là tất yếu, khách quan. 2
2. Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 6
II. Các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 11
1. Đa dạng hoá - đổi mới các loại hình sở hữu. 11
2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 13
3. Phát triển đồng bộ các loại thị trường. 14
4. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. 16
5. Đổi mới – nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. 16
6. Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, phát triển tiềm lực KH – CN và xây dựng kết cấu hạ tầng. 20
7. Một số kinh nghiệm của các nước ASEAN 20
C. Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay tại đại hội XIII, Bài thu hoạch kết thúc học phần lí luận chính trị tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở nước ta, phân tích bản chất kinh tế thị trường định hướng xhcn, phân tihs tính khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam, KINH TẾ thị trường didnhj hướng xã hội chủ nghĩa ơ nước ta ơ đại hội đảng lần thứ XIII, tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở việt nam, Phân tích tính khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trình bày ra PP, tính tất yếu kách quan của việc phát triển kinh tế thị trường, kinh tế thị trường là gì, phân tích tính khách quan kinh tế thị trừng định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc điểm của cơ chế thị trường định hướng xhcn, tại sao phát triển kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ơ việt nam là một tất yếu khách quan, tại sao nói phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam là tất yếu khách quan, Tính tất yếu phát triển kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phân tích tính tất yếu dẫn đến đổi mới của đảng ta 1986, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu khách quan ?, phan tich PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ CÔNG o viet nam, tính tất yếu của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay? Qua đó, đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế ở địa phương anh, chị?, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghíac ở VN, tài liệu tham khảo về sự tất yếu nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Phân tích bản chất của kinh tế thị trường ,định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xhcn, phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam, “ Phân tích tính tất yếu và đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam, Phân tích tính tất yếu và đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Kết luận PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM, Phân tích các đặc điểm của kinh tế thị trường? vai trò của nhà nước trong nền KTTT ở nước ta?, tính tất yếu và đăch trưng của kinh tế thị trường xhcn ở việt nam, Câu 1: Phân tích tính tất yếu khách quan và đặc trưng của KTTT ĐH XHCN ở Việt Nam. Qua đó, nêu giải pháp phát triển nền KTTT ĐH XHCN của Việt Nam hiện nay., anh chị hãy phân tích làm rõ tính tất yếu khách quan đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam, anh, chị hãy phân tich những đăc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia ở viet nam, phân tích những nội dung của thực hiện chủ nghĩa quốc tế trong quá trình phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, 4.Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam., tinh tat yeu khach quan cua viec phat trien kinh te thị truong dinh huong xa hoi chu nghia o viet nam, tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam., câu hỏi trắc nghiệm về tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam, Phân tích tính tất yếu khách quan và những điểm đặc thù của sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?, Phân tích tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tính tất khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường dinh huong xa hoi chủ nghĩa ở viêt nam, Tính tất yếu khách quan và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay – Liên hệ với thực trạng của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế nước ta hiện nay, tính tất yếu khách quan và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, tính tất yếu khách quan và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, phân tích tính tất yếu khách quan và những đặc trưng cơ bản của sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam, Phân tích tính tất yếu khách quan nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
T Đề án Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt N Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Phân tích tỷ giá dựa vào Mô hình ARIMA và mô hình GARCH Kiến trúc, xây dựng 0
F [Free] Đề án Phân tích các giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Phân tích và dự báo sự biến động của giá gạo xuất khẩu Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đề án Kĩ thuật phân tích và phương pháp hình thức hoá trong công nghệ phần mềm Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Chế độ tài chính và phân tích tình hình báo cáo tài chính tại Công ty cơ khí Z-179 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Phân tích, thiết kế chương trình phần mềm quản lý vay trả ngân hàng bằng tiền mặt Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top