daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương 8
ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

8.1. Tình hình nghiên cứu thuỷ văn, địa chất thủy văn và mạng lưới quan trắc
8.1.1. Tình hình nghiên cứu khí tượng thủy văn và địa chất thủy văn
Dòng chảy sông ngòi luôn gắn bó mật thiết với đời sống của con người nên việc nghiên cứu để khai thác mặt lợi, tránh tác hại của nguồn nước được nhân dân ta thực hiện từ xa xưa. Các công trình thủy lợi được xây dựng để điều tiết và khai thác nguồn nước.
Các ngành giao thông đường bộ, đường sông, thủy sản... đều có những khảo sát, nghiên cứu, tính toán phục vụ cho chuyên ngành mình. Mỗi ngành đều dựa trên một hệ cao độ giả định riêng. Năm 1995, hệ thống cao độ của các trạm khí tượng thủy văn đã được thống nhất theo hệ cao độ Quốc gia trên toàn quốc do Cục Bản đồ thực hiện.
Tài liệu điều tra về địa chất thủy văn và nước dưới đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn rất ít, mới có 2 báo cáo điều tra nước dưới đất (vùng Đồng Hới, tỷ lệ 1/50.000, diện tích 500km2, trữ lượng C2 = 55.926,6 m3/ng; vùng Quảng Trạch, tỷ lệ 1/25.000, diện tích 53km2, trữ lượng C2 = 22.230 m3/ng) và một số báo cáo chuyên đề và kết quả đề tài nghiên cứu khoa học khác tại một số khu vực cụ thể như: vùng ven biển Nam Quảng Bình, vùng ven biển Bắc Quảng Bình và khu vực cảng biển Hòn La.
8.1.2. Sự phát triển của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Các trạm khí tượng thủy văn (KTTV) và đo mưa phần lớn được thành lập ngay sau ngày hoà bình lập lại, đa số đã có chuỗi số liệu đo đạc từ 43 - 45 năm.
Số lượng trạm đo ở Quảng Bình trước đây tương đối nhiều, qua thời gian dài đo đạc, do nhiều nguyên nhân mà một số trạm đã ngừng hoạt động. Hiện nay toàn tỉnh chỉ còn lại có 6 trạm thủy văn, 3 trạm khí tượng và 5 điểm đo mưa nhân dân (ngành khí tượng thủy văn kết hợp với nhân dân địa phương tổ chức đo đạc). Mạng lưới trạm KTTV được phân bố như sau:
- Trạm khí tượng: Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 trạm đang hoạt động, bao gồm:
+ Trạm khí tượng Đồng Hới là trạm quan trắc cơ bản và phát báo Quốc tế phục vụ hàng không. Đây là trạm có thời gian quan trắc dài từ năm 1956 đến nay, đo đạc đầy đủ các yếu tố thời tiết.
+ Trạm khí tượng Ba Đồn và trạm khí hậu Tuyên Hoá cũng có tài liệu từ năm 1962 quan trắc đầy đủ các yếu tố chính.
Bảng 8.1: Danh sách các trạm khí tượng

STT Tên trạm Huyện/TP Vị trí địa lý Thời kỳ quan trắc
1 Đồng Hới Đồng Hới 106.36 17.29 1956-2005
2 Ba Đồn QuảngTrạch 106.25 17.45 1962-2005
3 Tuyên Hoá Tuyên Hoá 106.01 17.53 1962-2005
- Trạm thuỷ văn: Toàn tỉnh có 6 trạm thuỷ văn hiện nay đang hoạt động, trong đó có 3 trạm quan trắc mực nước ngọt và 3 trạm quan trắc mực nước triều, phân bố trên các sông như sau:
+ Hệ thống sông Gianh có 3 trạm thuỷ văn: Đồng Tâm, Mai Hoá và Tân Mỹ.
+ Hệ thống sông Nhật Lệ có 3 trạm: Kiến Giang, Lệ Thuỷ và Đồng Hới.
Ngoài các trạm đang quan trắc, còn nhiều trạm đã giải thể do điều kiện khó khăn vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Các trạm này có số liệu từ 1961 - 1981, một số trạm đo đạc lưu lượng nước (trạm cấp I) sau hạ cấp chỉ còn đo mực nước, lượng mưa, nhiệt độ nước và nhiều trạm đo mưa nhân dân cũng phải ngừng hoạt động trong thời kỳ này.
Trạm thay mặt cho thời tiết - khí hậu khu vực đồng bằng là trạm Ba Đồn, Đồng Hới và thay mặt cho khu vực miền núi là trạm Tuyên Hoá.
Địa hình tỉnh Quảng Bình dài và hẹp, bị chia cắt khá phức tạp, khí hậu lại khắc nghiệt, nên mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để nghiên cứu, phục vụ sản xuất cũng như công tác phòng chống thiên tai.
Bảng 8.2: Danh sách các trạm thuỷ văn đang hoạt động

STT Tên trạm Huyện/Thành phố Thời kỳ quan trắc
1 Đồng Tâm Xã Thuận Hoá, huyện Tuyên Hoá 1961-2005
2 Mai Hoá Xã Mai Hoá, huyện Tuyên Hoá 1963-2005
3 Tân Mỹ Xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch 1963-2005
4 Đồng Hới Phường Đồng Mỹ, Tp. Đồng Hới 1961-2005
5 Lệ Thuỷ Xã Xuân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ 1963-2005
6 Kiến Giang Xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ 1961-2005

Bảng 8.3: Danh sách các trạm đo mưa đang hoạt động
STT Tên trạm Huyện/Thành phố Thời kỳ quan trắc
1 Minh Hoá Thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hoá 1975-2005
2 Việt Trung Thị trấn Nông trường Việt Trung 1971-2005
3 Tám Lu Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh 1961-2005
4 Cẩm Ly Xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ 1963-2005
5 Troóc Xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch 1961-2005

8.2. Đặc điểm thủy văn
8.2.1. Đặc điểm thủy văn chung
Do lãnh thổ Quảng Bình hẹp về bề ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi thường ngắn, dốc, có hiện tượng đào lòng mạnh chảy theo hướng từ Tây sang Đông. Lượng dòng chảy trong năm tương đối phong phú với mô đun dòng chảy trung bình là 57 lít/s/km2 (tương đương 4 tỷ m3 năm). Thủy chế cũng theo 2 mùa rõ rệt, tương ứng với mùa mưa và khô. Trong mùa mưa, ở vùng đồi núi, sông suối có khả năng tập trung nước rất nhanh, nhưng lũ không kéo dài do khả năng thoát nước tốt.
Quảng Bình có mạng lưới thuỷ văn khá dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện, thuỷ lợi, thuỷ sản và giao thông vận tải.
Mật độ sông suối Quảng Bình đạt khoảng 0,6 - 1,85 km/km2 (Mật độ sông ngòi trung bình toàn quốc là 0,82 km/km2). Mạng lưới sông suối phân bố không đều, mật độ sông suối có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông. Vùng núi mật độ sông suối đạt 1km/km2, vùng ven biển từ 0,45 - 0,5 km/km2. Lãnh thổ Quảng Bình có 5 lưu vực sông chính, diện tích lưu vực 7.980km2, tổng chiều dài 343km và đều đổ ra biển Đông. Tính từ Bắc vào Nam có các lưu vực: sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Trong đó, sông lớn nhất là sông Gianh có chiều dài 158km, diện tích lưu vực 4.680km2; sông Nhật Lệ có 2.650km2 diện tích lưu vực; cả 2 lưu vực sông này chiếm 92% tổng diện tích toàn lưu vực (trong đó sông Gianh chiếm 58,6%, sông Nhật Lệ chiếm 33,2%). Đặc điểm hình thái sông ngòi tỉnh Quảng Bình được mô tả ở bảng 8.4.
Bảng 8.4: Đặc điểm hình thái sông ngòi tỉnh Quảng Bình

8.8.2. Các tầng chứa nước khe nứt
- Nước khe nứt trong đá gốc có tuổi khác nhau. Nước tồn tại và vận động trong các khe nứt của các đá cứng nứt nẻ. Trên địa bàn vùng đồi núi phía Tây Quảng Bình, nước chủ yếu chứa trong các khe nứt của các đá trầm tích biến chất có tuổi từ Paleozoi đến Mesozoi. Thành phần thạch học bao gồm cát kết dạng quarzit, đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến thạch anh - felspat, đá phiến silic, đá phiến giàu vật chất than, đá phiến biotit, thạch anh biotit, đá phiến thạch anh 2 mica, cát kết tuf, bột kết tuf, riolit... Các thành tạo này kém nứt nẻ, bị biến chất ép nén mạnh, nên mức độ chứa nước rất hạn chế. Chỉ dọc theo các đới huỷ hoại của các đứt gãy kiến tạo hay trục các nếp uốn đất đá nứt nẻ mạnh hơn có mức độ chứa nước cao hơn. Nghiên cứu một số giếng và lỗ khoan cho thấy lưu lượng nước trong tầng này khá nhỏ từ 0,15 - 0,24 l/s, pH từ 6,5 - 7,0. Nguồn cung cấp chính là nước mưa và nước ở dưới sâu đưa lên.
Các tầng chứa nước không liên tục mà thường nằm trong những hệ thuỷ lực (những bồn hay các khối đá nứt nẻ) cách biệt nhau bởi những đới nguyên khối cứng chắc (gần như không nứt nẻ). Độ sâu mực nước ngầm thường biến đổi rất đột ngột tuỳ vào độ dốc địa hình và đặc điểm nứt nẻ, phong hóa. Vùng sườn dốc, đỉnh đồi, núi, mực nước ngầm nằm rất sâu 5 - 10m hay hơn. Vùng đồng bằng phía Đông vùng nghiên cứu, độ sâu mực nước của tầng chứa nước khe nứt xấp xỉ với tầng chứa nước lỗ hổng, 2 - 5m ở vùng thềm sông và 2m ở các bồn trũng, lòng sông... Độ chứa nước trong các tầng này biến đổi phức tạp, tuỳ từng trường hợp mức độ phong hóa, bề dày đới nứt nẻ và đặc điểm thạch học của đá gốc, nhưng thông thường trừ các trầm tích carbonat, đều thuộc loại nghèo.
Mặt gương nước ngầm có dạng bậc thang, độ sâu mực nước thay đổi từ 2 - 5m đến 5 - 10m hay sâu hơn nữa, đôi khi hình thành những tầng chứa nước có áp lực cục bộ bị chắn bên trên bởi những lớp vỏ phong hoá sét bột dày. Về chất lượng, nước khe nứt nói chung thuộc loại nhạt (M < 0,5 g/l). Nguồn bổ sung của nước khe nứt chủ yếu là nước mưa rơi trên diện lộ và nước thấm từ các tầng chứa nước lỗ hổng nằm trên. Miền thoát nước trùng với các hệ thống sông suối trong vùng.
- Nước khe nứt - Karst trong trầm tích Carbon - Permi: các trầm tích Carbon - Permi có thành phần chính là đá vôi phân lớp dày, bị Karst hoá, nứt nẻ ở những mức độ khác nhau, có chứa những hang hốc Karst, đôi khi hình thành những hang động lớn. Lưu lượng các mạch lộ, suối ngầm Karst thay đổi từ 0,5 - 0,75 l/s. Nước thuộc loại nhạt đến siêu nhạt
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Đặc điểm hoạt động kiến tạo các hệ thống đứt gãy khu vực thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam Kiến trúc, xây dựng 1
T Đặc điểm lao động ngành thủy sản và giải pháp giải quyết việc làm cho cư dân ven biển miền Trung Luận văn Kinh tế 0
O Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bong võng mạc có đục thủy tinh thể và kết quả điều trị Tài liệu chưa phân loại 0
N Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số thủy sản Tài liệu chưa phân loại 0
F Sơ lượt về đặc điểm địa lý tự nhiên kế hoạch phát triển thủy điện trong lưu vực sông Sê San Tài liệu chưa phân loại 0
V Đặc điểm chế độ khí tượng - thủy văn vùng đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu chưa phân loại 0
G Phân tích đặc điểm cấu tạo, tính năng kỹ thuật và sử dụng họ động cơ Diesel tàu thủy hiệu S70MC - C Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Khóa luận Đặc điểm địa chất thủy văn phần nam bể Cửu Long Tài liệu chưa phân loại 0
D những đặc điểm cơ bản của triết học phương đông Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top