Gerlach

New Member
Nhiều nhà tâm lý học vẫn khuyến khích cha mẹ nên nói tất cả sự thật với con cái, nhưng vấn đề là nói khi nào, nói ở mức độ nào và phải chú ý đến phản ứng của trẻ.Nhà tâm lý học người Pháp Christine Brunet đã phân tích khá tỉ mỉ về việc cha mẹ có nên chia sẻ mọi chuyện với con cái, từ những chuyện như thất nghiệp, ly thân hay lúc biết mình sắp cận kề cái chết...Nói sự thật nhưng không nhất thiết phải nói chi tiếtCăn cứ vào bối cảnh và độ tuổi của con bạn để xác định mức độ tiết lộ mọi chuyện đến đâu. "Nói chung, không cần đi vào từng chi tiết cụ thể", Christine Brunet khẳng định, nhất là những chuyện như bạn có nguy cơ sắp bị sa thải, kết quả kiểm tra sức khỏe không tốt. Bạn có thể nói với chúng một cách tế nhị như: "Dạo này mẹ không được khỏe, gia đình mình sắp tới sẽ phải tiết kiệm hơn một chút vì công việc của mẹ đang gặp khó khăn"...

Hãy chú ý đến những từ ngữ mà bạn sử dụng, đừng dùng nhiều từ quá bi quan về mọi chuyện, cũng đừng tỏ ra quá đau buồn lo lắng. Bạn hãy nói với các con như một lời thông báo, và cố gắng không để chúng bất an, bối rối quá nhiều. Hãy chia sẻ thông tin một cách bình thường nhất, giảm bớt áp lực cho chính bạn và con cái.Chọn một thời điểm tốtHãy chia sẻ với các con khi nào bạn cảm giác tâm trạng ổn định, và chúng có thể dễ dàng đón nhận mọi chuyện. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi, những thắc mắc, trăn trở của bọn trẻ... Nhiều khi bạn cảm giác bối rối và không biết trả lời ra sao. Thế nhưng tốt nhất không nên trốn tránh, hay tảng lờ, chỉ nên tiết lộ mọi chuyện một cách khá chung chung, không đi vào chi tiết.Bạn có những đứa con ở lứa tuổi khác nhau, đầu tiên hãy thông báo cho chúng biết tình trạng của bạn, nói với chúng một cách công bằng, sau đó hãy giải thích riêng biệt cho từng đứa, tùy từng lứa tuổi để có thái độ và cách chia sẻ phù hợp. Có nên nói mọi chuyện với con cái? Ảnh: Doctissimo Im lặng có thể khiến các con lo lắngBạn đột nhiên trở nên trầm tính, ít nói và thường biểu lộ tâm trạng e sợ bất an. Những hành động của bạn thay đổi bất ngờ khiến các con hoài nghi, khó hiểu. Chúng không biết bạn đang e sợ về công việc, sức khỏe hay sự rạn nứt trong gia đình. Không có lời giải thích từ bạn, những đứa con cũng khó có thể tập trung làm tốt mọi việc. Chúng có thể sẽ tìm cách làm bạn chú ý bằng những hành vi xấu bộc phát, tức giận, thay đổi tâm lý ở trường hay trút giận vào chính mình, đi chơi, hùa theo những lời rủ rê từ đám bạn xấu... Tất nhiên, những hành động này của chúng có thể lúc đầu chỉ hoàn toàn là vô thức, nhưng về sau có thể trở thành thói quen không tốt, dần dần thay đổi bản tính. Trong mọi trường hợp, nhất là những đứa trẻ đang ở tuổi thành niên, những đứa con của bạn luôn khao khát được hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, cũng như những tâm tư tình cảm của bố mẹ.Những hành vi nên tránhĐể các con không nghi ngờ bất cứ điều gì, nhiều cha mẹ vẫn tỏ ra bình thường, hay thậm chí thay đổi thay độ khi con cái bất ngờ xuất hiện. "Một số phụ huynh chuyển sang nói chuyện với nhau bằng một thứ tiếng khác (tiếng Anh, tiếng Pháp...) để các con không hiểu", nhà tâm lý học Christine Brunet dẫn chứng. Nhưng điều này thực sự tồi tệ, nó sẽ khiến các con bạn cảm giác không được tôn trọng và dễ dàng nhận ra có điều gì bất ổn và cha mẹ đang cố tình giấu chúng. Việc cố tình "niêm phong" cảm xúc và chỉ giữ chúng cho riêng mình, bạn sẽ dễ dàng bị kích thích và không thể tỏ vẻ như không có chuyện gì xảy ra trong một thời gian dài. Những đứa con của bạn đã lớn, chúng không dễ bị đánh lừa hay qua mặt một cách dễ dàng.Điểm tựa vững chắc cho con cáiBạn không thể lường trước những phản ứng của con khi thông tin không tốt đến với gia đình chúng. Vì vậy, bạn cần quan tâm, động viên, làm cho các con cảm giác bố mẹ chúng vẫn ổn dù có chuyện gì xảy ra. Sẵn sàng nói chuyện với chúng một cách thẳng thắn, chân thành. Trường hợp con có những hành vi bất thường, đừng để chúng tự mình giải quyết, chúng cần được giúp đỡ và định hướng ngay.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top