Lanny

New Member

Download miễn phí Cơ bản về RAID cho máy tính để bàn





-Vậy là bạn đã quyết tâm nâng cấp hệ thống của mình lên một tầm cao
mới nhằm phục vụ cho những mục đích riêng của công việc và bản thân.
Nhưng chọn lựa kiểu RAID nào phù hợp không hẳn đã đơn giản như bạn
nghĩ. Trong môi trường làm việc bình thường ở Việt Nam, bạn có thể
chọn một số giải pháp RAID bao gồm 0,1,0+1 và 5. Trong đó RAID0,1 là
kinh tế nhất và thường có trên hầu hết các dòng bo mạch chủ hiện đại.
Kiểu RAID 0+1 và 5 thường chỉ có trên những loại đắt tiền cao cấp.
-RAID-0 chắc chắn là lựa chọn đem lại tốc độ cao nhất nhưng cũng là
thứ mong manh nhất. Ví dụ bạn sử dụng 4 đĩa cứng ở RAID-0 thì tốc độ
truyền dữ liệu có thể lên tới hơn 100MB/s. Đây là con số hết sức hấp dẫn
với bất kì người dùng PC nào. Tuy thế khả năng mất mát dữ liệu cũng
tăng tỉ lệ lên 4 lần. Đĩa cứng máy tính là một sản phẩm máy móc có
chuyển động và sẽ bị lão hóa kèm theo ăn mòn sau một thời gian dài sử
dụng. Tất nhiên để đĩa cứng hỏng do lão hóa cũng cần đến một thời gian
khá dài và rất hiếm khi xảy ra. Nhưng cho dù như vậy thì một trục trặc do
điện lưới hay lỗi điều khiển cũng có thể dẫn tới thảm họa. Lý do này
khiến cho RAID-0 không nên sử dụng để lưu trữ dữ liệu lâu dài nhưng lại
là lựa chọn số một cho các ổ đĩa tạm cần tốc độ cao ví dụ như lưu trữ cơ
sở dữ liệu web. Và nếu bạn định sử dụng lâu dài, hãy thêm một vài ổ
cứng và chuyển hệ thống RAID thà nh 0+1. Điều đó thực sự lý tưởng nếu
như nguồn tài chính dồi dào.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nter để tiến hành
kiểm tra.
 Nếu xác định được ổ đĩa cứng bị lỗi ở phần nào thì có thể chỉ cho
bắt đầu kiểm tra từ vị trí đó bằng cách nhập vào giá trị dung lượng
muốn kiểm tra từ đó.
Thí dụ: Trong máy gắn 1 ổ đĩa cứng có dung lượng 5GB (tính chẵn
khoảng 5.000MB) và được chia làm 2 phân vùng (Partition) là ổ C:
có dung lượng 3.000MB và ổ D: có dung lượng 2.000MB, nếu xác
định chỉ bị lỗi khi truy xuất dữ liệu trên ổ D: thì có thể nhập 3000
và nhấn phím m, chương trình sẽ tự chuyển thành Mb (MB) sau đó
nhấn phím Enter để tiến hành kiểm tra ổ đĩa bắt đầu từ vị trí
3.000MB cho đến hết.
 Chương trình sẽ tiến hành kiểm tra và hiển thị các thông tin trên
màn hình, quá trình kiểm tra và sửa lỗi sẽ mất rất nhiều thời gian.
 Trong khi chương trình kiểm tra, nếu tìm thấy lỗi (Bad Sector) nó
sẽ hiện chữ B và bắt đầu sửa bằng cách phục hồi lại, sau khi được
phục hồi chỗ bị lỗi sẽ hiển thị chữ R. Nếu không phục hồi được lỗi
này chương trình sẽ cố gắng di chuyển dữ liệu vào nơi khác và
đánh dấu B (Bad) để dữ liệu không sẽ được ghi vào chỗ bị lỗi này.
 Sau khi kiểm tra và sửa lỗi xong chương trình sẽ hiển thị thông báo
hoàn tất, nhấn một phím bất kỳ để kết thúc. Sau đó chương trình sẽ
tiếp tục hiển thị bảng thông kê kết quả, nhấn phím bất kỳ một lần
nữa để thoát khỏi chương trình.
Lưu ý:
 Trong quá trình kiểm tra, nếu muốn ngưng việc kiểm tra lại thì có
thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + C để kết thúc chương trình, những lỗi
đã sửa vẫn có hiệu lực.
 Nếu thấy chương trình HDD Regenerator kiểm tra rất chậm và liên
tục hiển thị nhiều chữ B có nghĩa là ổ đĩa đã bị lỗi quá nặng, nên
thay mới để đảm bảo cho dữ liệu.
Cơ bản về RAID cho máy tính để bàn
Trong khoảng một vài năm trở lại đây, từ chỗ là một thành phần xa xỉ của
các hệ thống máy tính lớn, máy trạm, máy chủ chuyên nghiệp. RAID đã
được đưa vào các máy tính để bàn dưới dạng tích hợp đơn giản. Tuy
nhiên có thể người mua biết rằng mainboard của họ có công nghệ RAID
nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Bài
viết này sẽ đem lại những thông tin tối thiểu cũng như một vài kinh
nghiệm sử dụng dành cho những người đang có mong muốn gia tăng sức
mạnh cho hệ thống của mình.
A. RAID là gì ?
Nếu hỏi một người bình thường về khái niệm RAID, rất có thể họ sẽ đề
cấp tới một loại thuốc diệt muỗi đang được ưa chuộng trên thị trường, tuy
nhiên thực tế không phải như vậy. RAID được viết đầy đủ có dạng
Redundant Array of Independent Disks. Ban đầu, RAID được sử dụng
như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa
cứng cùng một lúc, nhờ thế cho dù có trục trặc xảy ra thì những thông tin
quan trọng cũng không bị mất đi. Về sau này, RAID đã có nhiều biến thể
mới cho phép không chỉ đảm bảo độ an tòan mà còn gia tăng đáng kể tốc
độ truy xuất dữ liệu từ hệ thống đĩa cứng. Tuy thế cơ bản vẫn có hai dạng
chính (và cũng được sử dụng cho hệ máy tính cá nhân) đó là Mirror và
Stripe. Mặc dù có hàng tá các biến thể khác nhau của RAID được sử dụng
rộng rãi, tuy nhiên do khuôn khổ bài báo nên tui sẽ giới thiệu với các bạn
năm loại được dùng nhiều và thường được các thiết bị RAID hỗ trợ như
là chức năng tối thiểu phải có:
1. RAID-0:
Đây là dạng RAID đang được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao
hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đòi hỏi tối thiểu hai đĩa cứng,
RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo một giao thức đặc
biệt thường được gọi là Striping. Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh
số từ 1 đến 8 thì với Stripe. Các đoạn 1,3,5,7 sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu
tiên và 2,4,6,8 sẽ cùng lúc được ghi lên đĩa thứ hai. Để đơn giản hơn, bạn
có thể hình dung mình có 100MB dữ liệu và thay vì dồn 100MB vào một
đĩa cứng duy nhất thì RAID-0 sẽ giúp dồn 50MB vào mỗi đĩa cứng riêng
giúp giảm một nửa thời gian làm việc theo lý thuyết. Từ đó bạn có thể dễ
ràng suy ra rằng nếu có 4,8 hay nhiều đĩa cứng hơn nữa thì tốc độ sẽ càng
cao hơn. Tuy nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế, RAID-0 ẩn chứa
một mối nguy hiểm lớn, đó là mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở
cách ghi thông tin xé lẻ vì như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một
đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một file nào đó),
máy tính sẽ phải tổng hợp thông tin từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng
gặp trục trặc thì thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và mất
luôn. Thật may mắn là với công nghệ hiện đại cho các sản phẩm phần
cứng khá bền nên những trường hợp mất dữ liệu như vậy xảy ra không
nhiều.
Có thể thấy rằng RAID-0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần
truy cập khối lượng dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Điển
hình là các tay game thủ hay nhưng ai chuyển làm Video số,
Multimedia. Với RAID-0, dung lượng cuối cùng sẽ bằng tổng dung lượng
các đĩa cứng tham gia hệ thống. Ví dụ 2 đĩa cứng 80GB sẽ được máy tính
coi như là một ổ 160GB với tốc độ gấp đôi.
2. RAID 1:
Đây là hệ thống RAID cơ bản nhất có khả năng cung cấp cho người dùng
tính an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID-0, RAID-1 đòi hỏi phải có ít
nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào ổ là giống hệt nhau
(Mirroring). Nội dung hai ổ cứng sẽ giống nhau y hệt và trong trường hợp
một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường. Bạn có
thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải e sợ đến vẫn đề thông tin thất
lạc. Đối với RAID-1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng
có gì phải ngạc nhiên nếu như nó không phải là lựa chọn số một cho
những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng
hay những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống
RAID-1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống
RAID-1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID-1 sẽ cho hệ
thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID-80GB).
3. RAID 0+1:
Có bao giờ bạn mong ước một hệ thống lưu trữ vừa nhanh nhẹn như
RAID-0, an toàn như RAID-1 hay chưa ? Chắc chắn là có, và hiển nhiên
ước muốn đó không chỉ của riêng bạn. Chính vì thế mà hệ thống RAID
kết hợp 0+1 đã ra đời với sự tổng hợp ưu điểm của cả hai đàn anh đi
trước. Tuy nhiên chi phí cho một dàn đĩa cứng kiểu này khá đắt đỏ, bạn
sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0+1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng
thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Stripe tăng tốc và 2 ổ Mirror sao lưu. 4 ổ
đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0+1, dung
lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB
thì lượng dữ liệu bạn có thể lưu lên đó là (4*80)/2 = 160GB.
4. RAID5:
Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia
đình với 3 hay 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia
lên t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top