suongrong269

New Member
Trên dien dan có nhiều chu de trao đổi ve co nên cho muoi thường xuyen vao hồ/bể cá hay khong và lúc nao nen cho muối. Toi laptop điều tra nay de có thong tin về cach su dụng muối cua anh em trên đây. tui copy lai các đường link va bài của a. Moneyless de cac bạn tham khảo:



http://www.Ketnooi/forum/f12/...yless-303.html

dùng muoi co iốt cho vao be cá rồng co duoc không ? - THE GIỚI SINH VAT CANH-Arowana-Dragon Fish-Cá Rồng Việt Nam

hàm luong muoi là bao nhieu de vi sinh huu ich còn sống

Lượng muoi cho hồ cá Rồng.



TÁC DỤNG CỦA MUÓI ĐỐI VỚI CÁ RỒNG.(phần I)



Cá ròng và cách chăm sóc chúng thuòng duọc những người nghẹ nhan đam mê nang len ưu tiên hàng dàu vì tâm lý chung là ai cũng mong muón cho con cá cung duọc phát triển tốt , thú dén là vì giá tièn bỏ ra dẻ ruóc long ngư vè nhà quả thật khong rẻ tí nào . Vói giá trung bình là xáp xỉ khoảng $2000usd trỏ len theo giá của thị trường VN, và cao hon thé từ 3-5X cho nhũng con cá ròng với màu sác và phẩm chát thuọng hạng tại Hoa Kỳ, cho nhũng ai muốn sỏ hủu chúng . Mọt trong những phương cách cham sóc cho cá ròng là cho muói vào trong bẻ cá rồng trong nhũng lần thay nuóc dịnh kỳ .



Nên hay khong nên cho muói vào bể cá ròng , và trong các truòng họp nào thì ta nen cho muối và vói hàm lượng là bao nhieu thuòng là câu hỏi mà các bạn dam me cá rồng thuòng quan tâm và thạt sụ chưa có lòi giải thích thỏa đáng . Trong chủ dè của bài viết này, tui chỉ xin neu len những kinh nghiệm, cũng nhu kién thức cá nhan dẻ phần nào giải tỏa nhũng thác mắc của các bạn mà toi rất thường xuyen duọc hỏi . Xin luu ý bài viét này khong chủ trương đả kích hay cỏ xúy cho một phuong pháp cho muối nào mà các bạn dam me cá rồng áp dụng , chủ ý là chỉ neu lên quan niẹm cá nhân với nhũng dản giải có tính cách khoa học vói hy vọng là chia sẽ thong tin chính xác nhát trong khả năng của toi . Sau khi dọc xong, các bạn tùy nghi áp dụng hay khong áp dụng nhũng gì các bạn dã đọc .



Tại sao khi cho muói vào bể khong thích hợp cho cá rồng?



Có vài ly do mà ta can nen thông hiểu cho chinh chắn khi cho muoi vào bể cá rông:



1. Cá ròng vốn thuọc loại cá có nguyen thủy từ nước mèm và hơi acid. Cá ròng tuy có khả nang thích nghi và sống ở những môi trường nước trên trung tính và nước cứng trong môi trường bể kiếng, nhưng đây không phải là điều thích họp cho chúng . Và sau đây là những lý do tại sao khi cho muói vào bể cá ròng ta sẽ tạo nên môi trường nước không tốt nhất và khong thích hợp cho cá ròng :



Bên trong cơ thể của cá ròng luôn có nồng độ muối cao hơn môi trường nước tự nhiên nơi chúng sinh sống . Chính vì yếu tố này, và theo đinh luật thâm thấu thì nước luôn di chuyển qua một “màng tế bào bán thẩm” sẽ đi từ một nơi có lượng muối ít và đi vào một nơi có lượng muối cao, mà trong truòng họp này là nước sẽ di chuyển qua màng tế bào thẩm thấu này là mang cá và đi vào bên trong cơ thể của cá ròng . Trong môi trường hoang dã thiên nhiên , nơi mà môi trường sinh sống của cá ròng không có muối, thì đây là những gì bình thường sẽ xảy ra . Dĩ nhiên cơ thể cá ròng không thể nào để cho nước tiếp tục xâm nhập vào cơ thể như thế, vì nếu để như thế thì chẳng khác gì các bạn bơm nước vào quả bong bóng cho đến lúc quả bong bóng sẽ phình to và nổ tung vì áp suất của nước bên trong quả bóng quá lớn . Tương tự, nếu tình trạng nước từ bên ngoài thẩm thấu qua mang cá cứ được tiếp tục, thì cho đến một lúc, cá ròng sẽ phồng to lên và vở tung xác ra ma chết .

May mắn thay, khi nước di chuyển qua màng tế bào thẩm thấu này, trong cơ thể của cá ròng có khả nang vận chuyển những nguồn nước thặng dư và tống xuất chúng ra khỏi cơ thể để luôn giữ trạng thái quân bình, và tránh truòng họp cá bị vở tung lên mà chết . Đây là trạng thái bình thường trong thiên nhiên mà bất cứ con cá ròng nào cũng phải làm , nên đây là chuyện rất tự nhiên như các động tác đi bộ, hít thở không khí và nói chuyện của con người vậy, cơ thể cá sẽ làm việc mà không cần phải tốn nhiều năng lực của cơ thể .



Nhưng khi ta cho muói vào bể cá rồng, thì mối tương quan giữa hàm luọng muối trong cơ thể cá ròng và môi trường nước của chúng đang sinh sống bắt buộc phải có sự thay đổi . Hàm lượng của muối trong bẻ nước sẽ không còn được như trước nữa mà sẽ tăng cao, tùy theo hàm luọng muối mà các bạn cho đã cho vào bẻ . Cho đến một lúc nào đó, thì hàm luọng muối trong bẻ nước sẽ cao hơn hàm luọng muối trong cơ thể cá ròng . Đó là khi mà tất cả mọi vấn đề nguy hại đến cho sức khỏe của cá ròng sẽ bắt đầu xảy ra . Thay vì nước từ môi trường sinh sông thẩm thấu qua mang cá để vào trong cơ thể cá ròng như đã đề cập bên trên;, giờ đây nước và các dung dịch thể lỏng trong cơ thể cá sẽ có hiện tượng ngược lại là sẽ từ cơ thể cá thẩm thấu ra môi trường nước trong bẻ kiếng . Nếu để lâu dài, cá sẽ có hiện tượng bị mất nước , và hậu quả cuối cùng là tử vong .

Dĩ nhiên trước khi đưa đến tình trạng này, cơ thể của cá ròng sẽ ngăn cản tình trạng mất nước bằng cách chận đứng viêc thất thoát nước của cơ thể . Vì đây không là trạng thái bình thường mà cơ thể cá ròng đã được câu tạo đê đối phó, cho nên mặc dù cá vẩn có thể khắc phục được, nhưng phải tốn rất nhiều năng lực của cơ thể để đối phó với tình trạng nguy hiểm này . Trường hợp này chẳng khác chi , thay vì đi bộ bình thường, tui ép các bạn cũng vẩn phải đi bộ, nhưng đi bộ với tình trạng leo ngược dốc, và đôi chân đeo thêm hai cục tạ , và nào phải chỉ như thế trong chốc lát, mà sẽ làm như thế 24/7 .

Khi hàm luọng của muối trong bẻ càng tăng cao, thì cá ròng của bạn phải càng mất nhiều năng lưc để tập trung và đối phó . Một khi mà quá nhiều năng lực và thời gian của cá phải luôn tranh thủ làm việc để tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra, thì thử hỏi làm sao cá ròng của bạn có thể phát triẻn tốt cho được về thể chất, kích thước, cũng như màu sác . Tình trạng này không khác chi một người phải quần quật làm việc , quá sức lao lực hoàn toàn vượt qua giới hạn chịu đựng của một cá nhân, và kết quả như thế thì các bạn cũng đã đoán được khi tình trạng trên không được khắc phục cho người cũng như cho cá rồng vậy .



Tác dụng của muối đối với ca rong phần II



2. Muối tuy không có tác dụng trực tiếp như các ions “cứng” như Mg++, và Ca++ để tạo ra trạng thái nước “cứng” trong bẻ nước mà vẩn thường để lại dấu vết đóng vôi rắng trên nấp đậy của bể kiếng, nhưng muối góp phần tích cực vào việc làm gia tăng tổng số lượng khoáng chất hòa tan trong bẻ cá rồng . Khi hàm luọng tích tụ của tổng số lượng khoáng chất gia tăng , thì độ GH cũng sẽ theo đó tăng theo . Hàm lượng của GH hiện hửu trong bẻ cá chính là dấu chỉ độ “nước cứng” của nước . Đồng thời,nguồn. nước tại các nơi hoang dã trong thiên nhiên nơi cá ròng sinh sống sẽ có rất ít các ions có khả nang dẩn điện , trong khi đó nếu ta hòa tan muói vào bể cá ròng thì lập tức khả nang truyền điện của nước sẽ được gia tăng .

Tất cả các giống loại cá ròng như đã đề cập bên trên là có khả nang thích nghi với môi trường sống mới và sức chịu đựng đến các “nghịch cảnh” đến từ môi trường sống khá cao, nhưng chúng vốn có xuất xứ từ những sông ngòi, và hồ nước ngọt trong miền nhiệt đới với số lưu lượng nước chảy thẩm thấu qua các thân cành cây , gốc rể gổ lủa, gổ mục, lá khô v.v.. tích tụ và chôn vùi trong dòng sông, để có thể tạo nên môi trường “nước mềm”, độ pH hoi acidic ở mức pH=5-6.8 hầu như quanh năm (độ pH lên xuống tùy theo mùa mưa và nắng) của miền khí hậy nhiệt đới . Khi được sinh sống trong môi trường này, cá ròng sẽ phát triẻn tốt, căng, khỏe và thể hiện được hêt tiềm năng của màu sác .

Chúng ta sẽ hoàn toàn không nhân biết được các điều vừa nêu trên qua quan sát, hoặc theo dõi bằng mắt, nhưng cá ròng của bạn hoàn toàn cảm nhận được sự thay đổi này . Tuy chúng sẽ tìm cách và cuối cùng sẽ thích nghi, nhưng quả nhiên bể nước với hàm luọng muối cao là điều đi ngược với sự tự nhiên mà cơ thể cá ròng đã được cấu tạo nên .



3. Tổng số lượng khoáng chất hòa tan trong nước và độ GH của bể cá tỷ lệ nghich với sự phát triẻn về kích thước của cá ròng . Khi hàm luọng này và độ GH tăng quá cao, chúng sẽ có tác dụng làm cho cá ròng của bạn chậm phát triẻn lại . Tất cả những điểm mà toi đã đề cập qua là đều do các ảnh hưởng dây chuyền có nguồn gốc từ nguyên nhân hoàn toàn bất lợi cho cá ròng trong nguyên nhân #1 ở trên .



4. Đối với một số bạn tại quê nhà đang quan tam và có ước mong nhân giống cá ròng ,xin đọc kỷ những gì tui sẽ trình bày sau đây : Như đã đề cập trong nguyên nhân #2 là muối góp phân tích cực làm tăng độ cứng của nước . Mặc dù cá ròng sẽ thích nghi, như đã trình bày bên trên trong môi trường “nước cứng”, với độ GH cao, chúng sẽ khó lòng mà sinh sản thành công và sau đây là lý do . Trứng của cá ròng sinh sống trong thời gian dài trong môi trường nước cứng (aka luôn được cho thêm muối), cuối cùng màng tế bào bên ngoài của trứng cá ròng trong buồng trứng sẽ trở nên cứng cáp hơn, và sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thụ tinh, vì giờ đây chất xúc tác (enzyme) từ tinh trùng sẽ phải chật vật hơn để hóa giải màng tê bào của trứng cá ròng . Khi tinh trùng tiếp xúc với trứng, một chuổi phản ứng hóa học phải xảy ra mà kết quả cuối cùng là màng tế bào của trứng phải được hóa giải, và tinh trùng mới có thể xâm nhập và đưa đến việc trứng thụ tinh . Sự viêc trên chẳng khác chi khi “quân ta” hồ hởi phấn khởi xung phong để mong đạt về tới đích, nhưng than ôi, chẳng khác chi ôm đầu máu lao đầu vào “bức tường” chắn quá ư là kiên cố .



Tác dụng của muối đối với ca rong (phần III)



Khi nào ta nen xử dụng muối trong bẻ cá rồng.



Khi đọc những tạp ghi vùa qua, chắc hẳn các bạn sẽ phân vân không ít là có nên xử dụng muối hay không, và lúc nào thì ta nen xử dụng muối cho có hiệu quả . Trước khi đi vào chi tiết trong các truòng họp nào thích hợp, ta hảy thử nên tìm hiểu thêm chút xíu nữa đặc tính của muối khi được hòa tan trong bẻ cá và những điều các bạn cần lưu

tâm . Muối một khi đã hòa tan vào trong bẻ cá sẽ luôn hiện hửu trong ấy . Lượng muối sẽ không vì sự bốc hơi của nước mà giảm đi , trái lại hàm luọng vẩn sẽ duy trì như thế khi mực nước của bể ít nhiều gì bị cạn đi trong tình trạng bốc hơi . Nếu cứ mổi làn thay nước, các bạn lại cho thêm khoảng từ 0.1%-0.3% muối tương ứng với số lượng nước mới được cho vào bẻ (từ 1g-3 g muối cho mổi lít nước) mà toi tin là các ban nào trước giờ vẩn thường làm, thì hàm luọng muối trong bẻ cá rồng của bạn sẽ vì thế mà gia tăng thêm trong các làn thay nước đinh kỳ, và sẽ tích tụ thật nhiều theo năm tháng . Cá ròng của bạn có khả nang chịu đựng hay khong ?. Chắc chắn là được, cho đến một lúc nào đó khi kiệt lực thì cá sẽ mòn mỏi mà ra đi, vì tình trạng cơ thể cá luôn bị mất nước từ cơ thể cá, và phải nổ lực tập trung năng lực của cơ thể để chống lại tình trạng nguy hiểm naỳ . Khi tình trạng này xảy ra , về lâu về dài bạn dã vô tình làm hại và giảm tuổi thọ của con cá mà bạn yêu quý vậy .



Nói như thế không có nghĩa là ta khong nen hoàn toàn tuyệt đối xử dụng muối trong bẻ cá rồng mà ngược lại là đằng khác . Chúng ta phải nên thận trọng biết mình đang làm gì và tác dụng của muối sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cá . Hầu hết chúng ta đều biết là muối có khả nang chống ký sinh, vì bọn này rất kỵ muối, và nếu trong bẻ có tí muối, thì khả nang phòng chống tình trạng rát thuòng thấy trong bẻ là bệnh nấm trắng sẽ có thể được ngăn chặn , và thế là cứ truyền khẩu là phải cho tí muối và cuối cùng thì thành một chuổi huyền thoại thêu dệt về muối . Phương pháp cho muói vào bể nước ngọt để trị liệu một số bệnh phổ thông căn băn trong bẻ cá là theo kiểu dân gian, xa xưa khi thuốc men chua có được thông dụng và phổ cập . Hầu hết ngày nay, tất cả các loại bệnh thông thường nếu được chẩn đoán chính xác, thì các loại thuốc đang bày bán sẳn có trên thị trường sẽ hiệu nghiệm hơn là xử dụng muối nhiều , và tác hại phản ứng phụ của thuốc sẽ được xử lý nhẹ nhàng bằng cách sau thời gian trị liệu, sẽ cho cá trở về bể chánh; nếu cá được trị liệu ngay trong bẻ chánh thì phương cách thay nước và dùng than hoạt tính sẽ làm giảm đi hàm luọng của thuốc trong bẻ . Đó là những điều ta làm được mà không cần đến viêc cho muói vào bể .



Đồng thời muối thuòng duọc cho vào bẻ với quan niệm là muối sẽ làm tăng pH . Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, vì như đã đề cập bên trên, muối chỉ có tác dụng làm tăng độ nước cứng, và góp phần tích cực vào trong tổng số lượng các khoáng chất trong bẻ gia tăng . Bài viét này hoàn toàn không phủ nhận những lợi ích của muối như phòng chóng và những ca nhiểm trùng nhẹ do vi trùng và nấm gây ra, nhưng đó là quan niệm của những thời xa xôi, khi hệ thông lọc nước của bể cá chưa được hoàn hảo và tân tiến như ngày hôm nay . Những bạn dam me cá ròng vói một hệ thống lọc nước tốt, chế độ thay nước thường xuyên, thì quả thạt việc cho muói vào bể cá ròng để đề phòng một số bệnh nho nhỏ thật ra là điều không cần thiết .



Muối nên được xử dụng trong các truòng họp và hàm lượng như sau:





Nước có trọng lượng tương tương với kg>>>>> 1000g=1000ml===>

1g=1ml. Một thìa cà phê có khả năng chứa được 5ml(5g), các bạn cứ theo đó mà cân đo nhé .



1. Trong lúc di chuyển cá từ điểm A đến điểm B



Nếu nước chứa đựng cá ròng không có muối, thì theo nguyên tắc thẩm thấu đã nêu trên, nước sẽ tự bên ngoài thẩm thấu qua mang vào trong cơ thể cá . Khi cá được cho vào túi nylon, trong môi trường chật hẹp, sự chòng chành, đảo lộn của nước trong lúc cá được thuyên chuyển là điều bắt buộc phải xảy ra . Trong các truòng họp này, nước sẽ vì các hiện tượng trên, tăng thêm phần khả nang thẩm thấu vào trong cơ thể cá . Kết quả là khi mang được cá ròng về nhà, nhất là sau các cuộc hành trinh dài, cá ròng của bạn sẽ có hiện tượng “mập phù” ra, vì nước đã thẩm thấu vào trong cơ thể quá nhiều . Như đã đề cập ở trên, cơ thể cá ròng luôn phải giữ một hàm luọng muối ổn định trong cơ thể để đảm bảo cho sự quân bình cũng như các chức năng chuyển hóa để cơ thể làm việc hửu hiệu . Nhưng khả nang của cá ròng có thể quân bình môi trường ổn định bên trong cơ thể để giữ hàm luọng muối cố định của cá ròng khi di chuyển bị giảm thiểu khá nhiều, nên nước tích tụ trong cơ thể cá mà không được tích cực “bơm” trở ra , nên đưa đến kết quả là khi bạn nhận cá về, cá luôn nhìn to hơn là lúc bạn xem xoi chúng ( nhất là sau một quá trình dài) .

Để tránh tình trạng này, muối thuòng duọc cho vào trong túi nylon nước với hàm luọng là 0.1% trên tổng số thể tích của nước (tương đương với 1g muôi/lít nước), để tránh tình trạng cá ròng bì mập phù vì “ăn nước” . Nếu các bạn đọc kỷ trong phần một, tui có đề cập là khi trong nước có muối, thay vì đi vào trong cá, thì tình trạng mất nước từ cơ thể cá sẽ x ảy ra . Nhưng trong truòng họp trên, hàm luọng của muối rất ít, nên cá ròng sẽ không có tình trang mất nước hay được nước xảy ra , và nếu trong truòng họp nước có thẩm thấu vào, thì cũng sẽ ít hơn là khi không có muối với hàm luọng nêu trên .

Đây cũng chính là lý do tại sao các bạn thường thấy tui hay góp ý là khi cá ròng mới vừa được rước về, nen cho vào bể cá hàm luọng muội, khoảng 0.3% , để khi muối hòa tan vào nước của bể, thì lúc ấy nước trong bẻ sẽ có tác dụng là “rút” bớt số nước đã được tích tụ nếu có trong cơ thể cá trong thời gian di chuyển theo nguyên tắc thẩm thấu mà toi đã nêu trên trong phần I . Đó cũng là lý do các bạn thường thấy, cá ròng khi mới về, khi được cho vào bẻ có hàm luọng muối như trên, sẽ mau khỏe lại, và ít lờ đờ hơn là bể không có muối . Nếu các bạn nào trước đây đã từng cho muói vào bể khi mới rước long ngu về, tuy không hiểu là tại sao phải làm thế, thì hy vọng những lời dẩn giải vừa trên, nay đã cắt nghĩa được tại sao nhé .

Sau khi cá đã khỏe lại vài ngày –tuần sau đó, các bạn nên thay nước khoảng 20-30% để làm loảng đi hàm luọng của muối trong bể, vì lúc này muối không cần thiết nữa .



2. Trong truòng họp cá rồng có triệu chứng bị nấm hay nhiểm trùng nhẹ



Hàm lượng thuòng duọc dùng là từ 0.1%-0.3% ( tương đương với 1g-3g muối/lít nước) . Lý do ta làm thế là vì bọn vi trùng và ký sinh không phát triẻn trong môi trường nước có muối . Đồng thời, khi có muối trong nước, sẽ kích thích cá ròng tiết ra lớp chất nhờn bao bọc cơ thể cá ròng . Lớp màng nhớt này rất trơn trợt, rất khó cho nhũng con vi trùng và ký sinh bám vào . Chính lớp nhờn này làm việc như một chức năng “ lá chắn” tạo nên hàng phòng thủ để cho bọn ký sinh/vi trùng khó lòng bám vào thêm, và tăng khả nang nhiểm trùng nặng hơn cho cá ròng của bạn .



3. Trong truòng họp ngộ độc độc tố nitrite.

Độc tố nitrite vô cùng độc hại, nếu không cứu chữa kịp thời, cá ròng của bạn sẽ chết sau khi đã có các triệu chứng bị ngộ độc . Tuy nhiên để giảm thiểu lượng nitrite, bạn cần phải có thời gian khoảng 3-4 tuần để nhóm vi sinh hửu ích là nitrobacter phát triẻn trong bể nước . Trong nhiều trường hợp, không cho phép bạn chờ đợi mà phải ra tay cứu cá ngay lập tức . Phương cách chữa trị ngộ độc nitrite là lập tức thay nước và cho thêm muói vào trong bể .

Khi ngộ độc chất nitrite, nitrite (NO2) sẽ phối hợp vơi hydrogen ion (H+) trong bẻ tạo nên nitrous acid (HNO2) . Chất nitrous acid sẽ xâm nhập vào máu, biến chuyển cấu trúc hồng huyêt cầu , và vô hiệu hóa chức năng thuyên chuyển dưỡng khí oxgen của hồng huyết cầu . Đây là lý do tại sao, cá khi bị ngộ độc nitrite, sẽ bị ngộp thở mà chết nếu không cứu chữa kịp thời .



Trong muối có công thức hóa học NaCl, khi vào nước sẽ phân hóa và tách ra thành chất chloride (Cl) . Chất Cl sẽ cạnh tranh với độc đố nitrite (NO2) để bám vào hydrogen ions trong nước, và sẽ vì thế giảm thiểu đi khả nang hình thành của nitrous acid, và tạo nên tình trạng ngộp thở khi bị ngộ độc chất nitrite .



Hàm lường xử dụng trong trương hợp này để cứu cá ròng là 0.1% (tương đương với 1g muối/1 lít nước) trên tổng số lượng thê tích của bể cá .



Hy vọng là sau khi dọc xong bài viét về tác dụng của muối đối với cá rồng, các bạn nào quan tâm giờ đây sẽ có một khái niệm căn bản lúc nào nên cần cho muối, và khi nào thì hoàn toàn không cần thiết . tui cũng hy vọng là đã không làm mất thì giờ của các bạn, vì các phần lý giải có tích cách thuyên về hóa học , vì tui nghĩ các bạn cần thông hiểu chút để hiểu rỏ cái lợi và hại của muối đối với cá ròng . Nếu vì bài viét này, mà cá ròng của các bạn phát triẻn tốt hơn, khỏe hơn, và đẹp thêm ra, thì tui đã bài viét này đã đạt được mục đích . Mong lắm thay !!!



Nguồn: TÁC DỤNG CỦA MUỐI ĐỐI VỚI CÁ RỒNG - THEGIOICACANH.COM



@Thêm chi tiết HỎI ĐÁP liên quan về đề tài này cho đầy đủ hơn.

Trích bài:

Originally Posted by cá quả

Bác PHF cho em hỏi 1 chút là chỉ trong 3 trường hợp này ta mới nên dùng muối trong bể ca rong thôi ạ?còn lúc bình thường trong bể không cho bất cứ 1 hạt muối nào vào ạ?ko nên duy trì 1 luong muoi với hàm lượng nhỏ trong nước để ngăn ngừa vi khuẩn sao ạ?



Cá quả,



Câu hỏi của em rất hay, và cũng là thắc mắc mà tui tin của rất nhiều bạn . Thay vì trả lời trực tiếp, tui tình tang tản mạc thêm chút nữa về muối nhé . Hy vọng em sẽ tìm thấy được câu trả lời trong đó . Trước tiên tui xin phép GPX để nhắc về con cá quá bối bạn ấy . Xin Thank GPX trước .



Chắc các bạn đã biết và có xem qua về chuyện GPX đã lở tay dùng thuốc quá liều lượng, quá nhiều trong bể cá của con quá bôi cứng, và hậu quả là em nó ngất ngư con tàu đi trong mấy tuần qua . Nếu các bạn xem kỷ, thì qua các thông tin, cá của GPX tiết ra lớp nhờn khủng khiếp, dày đặc bao bọc cơ thể cá khi bị dị ứng với thuốc . Và đây là điểm mà tui muốn mượn con cá của bạn GPX để làm bàn về muối



Khi trong môi trường nước sinh sống, có những hợp chất, tinh thể, vi sinh/ký sinh, nấm v.v... có thể làm cho ca rong cảm giác khó chịu, thì bản năng tự vệ của cơ thể ca rong lập tức điều tiết ra chất nhờn qua hệ thống nội tiết (endocrine system) . Chất nhờn là phản ứng đầu tiên trong các chức năng mà cơ quan miển nhiểm của ca rong sẽ đề kháng và phản bác lại những gì làm cho chúng khó chiu . Chất nhờn sẽ tạo thành một lớp "lá chắn" phòng thủ, bao bọc bảo về sự xâm nhập có thể nguy hại xâm nhập của nội tạng bên trong của cá . Khi cá bị stress trầm trọng, và bị bệnh năng, lớp nhờn này sẽ xuất hiên . Sự dày đặc của lớp nhờn tỷ lệ thuận với các độc tố , vi sinh/ký sinh mà cơ thể ca rong cảm nhận được là nguy hiểm . Trường hợp của cá quá bối của GPX là phản xạ tự vệ tự nhiên mà tạo hoá đã sắp xếp và ban đặc cho chúng .



Bạn cá quả có thể đọc đến đây và thắc mắc , chuyên ấy thế thì có gì liên quan đến muối ? Nếu em chưa thấy, thì xin đọc tiếp nhé



Rất liên quan, liên quan đến độ mật thiết , và sau đây là lý giả của sự liên quan . Cá quả và các bạn chắc điều đã biết là khi cho muoi vào, thì sau khi muối hoà tan vào nước, có khả năng kích thích ca rong sản xuất thêm lớp nhờn, và đã được áp dụng để trong các trường hợp cơ thể ca rong có tình trạng bị như nhìn hơi "khô", hay để phòng chóng các bệnh nhiểm trùng loại nhẹ . Như đã đề cập trên, lớp nhờn sẽ tạo nên lớp "lá chắn" thành vòng đai phòng thủ, các con vi trung/ký sinh, nêu muốn xâm nhập vào cơ thể cá sẽ để tác oai , tác quai, thì bắt buộc phải bám vào cơ thể cá trước tiên . Nhưng chúng phải đụng phải lớp nhờn, nên sẽ khó xâm nhập hơn vì tính cách trơn trợt của lớp nhờn .



Tình trạng lớp nhờn xuất hiện chỉ khi có điều chi làm chúng cảm giác khó chịu . Có đúng thế không ạ ? Và đây là điều tui muốn nhấn mạnh !!!

Muối kích thích cho lớp nhờn tiết ra ====> chính muối là chất kích thích làm cho ca rong khó chịu!!! . Sự khác biệt ở đây, là chúng ta thông minh, nên đã biết áp dụng cái điểm làm cơ thể ca rong khó chịu, lấy yếu điểm, để biến yếu điểm đó thành lợi điểm . Cá rồng có biết chuyện đó không ạ ??? Chắc chắn là không, vì cơ thể chúng chỉ phản ứng theo bản năng tư vệ tự nhiên ma thôi . Cái gì làm chúng khó chiu, thì alez, lập tức lớp nhờn tiết ra .



Hy vọng đên đây bạn cá quả đã thấy tui muốn trình bạt đều gì . Một khi muối làm ca rong khó chiu, cho dù hàm lượng của muối không la bao nhiêu, thì ắt hẳn đây không là điều tốt ! Có phải thế không ạ ? Mà khi ta đã biết muoi cho dù nhiều hay ít điều làm cho ca rong khó chịu, thì ta có nên lạm dung muoi thái quá, trong bể ca rong để tiếp tục làm những con ca rong yêu của bạn luôn khó chịu hay khong ? Hy vọng câu trả lời của cá quả cũng tương tự như câu trả lời của tôi, sau khi em đã thong hieu .



Xin lưu ý thêm là ca rong là cá nước ngọt, chư không phải là cá của vùng nước lơ lợ giữ nước ngọt và nước biển . Muối như đã đề cập bên trên trong bài viết, là luôn hiện hửu trong bể nước, khi đã hoà tan . Cứ mổi làn thay nước, ta lại cho thêm muôi, thì chẳng khác gì , ta sẽ tiếp tục gia tăng hàm lượng và tăng nồng độ của muối trong bể . Đừng nên lạm dung muoi quá nhiều, vì muối khi áp dụng chững mực trong những trường hợp cần thiết thì muối sẽ là nguơi bạn tốt cho cá rồng, nhưng khi chúng ta đi quá đà, mà không thong hieu các nguyên tắc, chức năng, lợi và hại đứng đăng sau đó .... và chúng ta áp dụng vì ....nghe nói làm thế là tốt v.v..., thì muối sẽ có tác hại lâu dài không tốt như đã đề cập trong bài viết đấy em a .



Thế nhá, tui hy vọng là đã trả lời được thắc mắc của em . Chúc em luôn vui, cá luôn khoẻ đẹp .



Trích bài:

Originally Posted by cá quả

Thank bác PHF,thế mà mỗi lần thay nước em đều táng cả đống muối vào bể,may mà đọc được bai cua bác sớm



Cá quả



Em bỏ muối vào những khi thay nước, cho bể ca rong cũng không có chi là sai cả . Chỉ miển sao em đừng táng quá nhiều muối vao be thôi trong những lần thay nước thôi .



Thông thường bể mới toanh, ta nen cho 0.1% muối (100g muối hột/100 lít nước = 1g muối/1 lít nước) để đề phòng các trường hợp nhiểm trùng nhẹ, và đồng thời, giúp cho ca rong mới về "thoát" được phần nước đã tích trử trong cơ thể cá trong lúc thuyên chuyển nằm trong túi nylon . Như đã có đề cập trong bài viết, đây là lúc ca rong bị nước xâm nhập vào cơ thể, nên có tình trạng như bị "phù nước" . Như đã có đề cập, muối không bốc hơi, mà sau khi đã hòa tan trong bể nước, thì luôn ở trong ấy . Bạn muốn hòa tan và giảm bớt hàm luong muoi trong bể cá rồng, thì điều trước tiên là phải pha loảng nước củ trong bể với nguồn nước mới không có muối trước . Bằng không, thay nước và cứ thêm muối vào, thì ca rong chỉ có ngậm bồ hòn, và kêu trời .



Cá quả cứ ghi nhớ là 0.1% muối trong bể là okay . Trong trường hợp bị nấm nặng, hay nhiểm trùng khá nặng thì tăng hàm luong muoi lên 0.3% (tương đương vơi 3g/lít nước) , nhưng với hàm lượng này, thì tui khuyên nên đem cá ra và cho vao be trị liệu với thể tích ít hơn, và dể cho ta theo dỏi hơn, là cho vao be chánh .



Sau đó muối chỉ nên xử dụng trong các trường hợp cá bị bong vẩy, trầy , sơ xát, và có các triệu chứng bị nấm mà thôi . Cá quả sẽ gặp hai trường phái : bỏ muối và không bỏ muối . Trường phái chủ trương luôn cho muối, vì các bạn này chưa thong hieu hết nhưng nguyên tắc và tác dụng của muối . tui thuộc thành phần thứ ba, , sẽ cho muoi vào bể tùy hoàn cảnh, và tùy trường hợp . Nên trường phái của bên nào, tui cũng thích hợp, và giao lưu với cả hai trường phái kia ...khì khì khì ....



Thêm một tí mạn bàn về muối . Muối xử dụng trong bể, loại nào cũng được, miển sao các thành phần của muối chỉ có muối, và không có một hợp chât nào khác như chất iodine, hay chất keo silica . Nếu muối ăn của chúng ta, mà bạn cá quả biết chắc chắn là chỉ có muối, thì dùng cũng rất okay á .



Trích bài:

Originally Posted by kecodon

thank bác FHP, đọc xong em mới thấy nguyên lí thẩm thấu từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. ví dụ như mua cá mồi về để tiệt trùng thường ngâm nước muối. khi đó nồng độ muối trong nước sẽ cao hơn nồng độ muối trong vi khuẩn, vì vậy nước trong vi khuẩn sẽ bị rút ra ngoài và vi khuẩn sẽ chết. Nhưng nếu nồng độ muối trong nước quá cao thì tự vi khuẩn sẽ hình thành lớp màng bảo vệ bên ngoài, nước sẽ không ra ngoài được, muối sẽ vô dụng. có phải vì lẽ đó mà người ta chỉ dùng cồn sát trùng 70độ mà không dùng cồn 90độ trong y tế không vậy???



Kecodon,



Không a, bọn vi trung và vi khuẩn không có sợ sống trong môi trường ẩm ướt, vì cơ thể vi trùng có một lớp tường chắn ngăn cản sự xâm nhập hay thoát đi của nước, nên chẳng ăn nhập chi . Cai tác dụng của muoi co ảnh hưởng đến bọn này là muối ngăn cản sự liên kiên của quá trình cấu tạo nên DNA . Khả năng làm nên DNA vô cùng quan trọng trong việc bọn này sinh sản, nên khi không làm được chúng "tèo" .



Màng bảo vệ của vi trung ma ta gọi là cell wall, hay lớp vỏ bên ngoài của vi khuẩn con gọi là envelope luôn hiện hửu (chỉ trừ trong vài trường hợp có những giống loại vi trùng/vi khuẩn không có khả năng này thôi) .



70 độ cồn hay 90 độ cồn , theo tui ý bạn nói là 70% hay 90% cồn trong y khoa thì đúng hơn . Lý do cồn được dùng để sát trùng trong tích cách phòng ngừa, chứ không chửa trị , vì cồn có khả năng làm hủy các chất proteins mà đã được bọn vi trùng tạo ra . Proteins rất cần thiết trong các chức năng chuyển hóa của vi trùng để chúng có thể hoạt động/sinh hoat và sinh sản .



Lý do 70% cồn được xử dụng trong y khoa nhiều hơn là cồn 90% trong việc sát trùng, vì muốn hủy proteins của vi trùng cần có môi trường nước, tỷ lệ 70% cồn 30% nước có tác dụng hửu hiệu hơn là 90% cồn và 10% nước .



Trích bài:

Originally Posted by kecodon



Em vẫn chưa hiểu lắm. nếu như muối khong xâm nhập vào trong bọn vi khuẩn, vi trùng được thì làm thế nào mà ngăn cản được sự liên kết của quá trình cấu tạo nên ADN. Em chỉ biết mọi sự sống trên trái đất đều cần có nước, ở các sinh vật dạnh sơ khai như vi trùng, vi khuẩn thì khi thiếu nước sẽ hình thành lớp màng bảo vệ,có thể sinh tồn qua hàng năm , chờ khi có môi trường thuận lợi sẽ phát triển trở lại, hay ví dụ như một số loài động vật, thực vật tiến hóa có thể chịu được khô hạn.

Trở lại vấn đề vi trùng và vi khuẩn, chúgn vẫn cần có sự trao doi chất với môi trường xung quanh, chúng sinh sản theo hình thức vô tính, tức là tự nhân đôi, khi có sự phân chia tế bào, chúng vẫn cần có nước, nước là dung môi để tiến hành một cách hoàn hảo nhất, do đó nếu nước có sự thay đổi thì chúgn sẽ dừng phát triển hay bị tiêu diệt.



Okay, chu de này đi lạc hướng quá xa, và bây giờ thì đang đi vào vấn đề chuyên môn có liên quan đến việc cơm áo của tôi... cũng bởi tại tui viết bài trả lời nên bây giờ tui phải kết thúc nó nhé . Để muốn cho bạn thông hiểu, tui phải đi vào chi tiết mà chẳng có liên quan chi đến cá rồng, mà lại xoay hẳn về khoa vi trùng học . tui sẽ bắt đầu nhé .



Quá tìrnh tái tạo DNA hay còn gọi là ADN bên Vietnam là một chuổi phản ứng hóa học vô cùng phức tạp . Khi DNA nhìn dưới kính hiển vi được phóng đại lên khoảng 1 triệu lần, ta sẽ thấy cách cấu trúc của DNA là những vòng xoắn cực kỳ khít khao . Bạn cứ tưởng tượng lấy sợi giây gặp đôi lại, và xoắn nó thật là chặt, và cứ tiếp tục xoán như thế mãi nhé . Đó là cấu trúc của DNA trong trạng thái bình thường và tự nhiên . DNA chứa giữ các mã số amino acids, ẩn chứa những mệnh lệnh đã được cấu tạo sẳn . Bạn kecodon có thể hiểu nôm na là amino acids của DNA có những mẩu chữ cái tương tự như 24 chữ cái của tiếng Việt ta . Chỉ có 24 chữ cái đó thôi mà khi ta ráp chúng thành văn tự, tiếng Việt ta trở nên phong phú và xúc tích đến dường nào . Tương tự, DNA có không phải là 24 mà là 64 bản mã . Khi những bản mã này kết hợp theo đúng quy tắc, sẽ tạo nên những mệnh lệnh cho cơ thể của bất cứ một động thực vật nào trên trái đất hoạt động được hửu hiệu .



Để cơ thể có thể hoạt động, hay trong chức năng truyền giống cho thế hệ mai sau có thể thực hiện được, sự xoán tít của DNA phải được mở ra . Vì chỉ khi nhiểm sắc thể trên DNA đưởc mở ra, thì những mã số di truyền tích tụ trên các nhiểm sắc thể được giải mã . Bạn cứ tưởng tượng một sợi dây điện thoại dài mà cứ xoán tít lại với nhau, thì sẽ rất khó cho ta kéo điện thoại đi vớ những khoảng cách xa . Hy vọng là bạn hình dung được những gì tui đang mô tả . Một khi được mở cho bớt xoán, thì lúc ấy các cặp amino acids theo từng 3 mã số sẽ được mở ra . tui thi dụ cặp amino acid có ký hiệu AUG sẽ là mệnh lệnh tạo ra chất methionine . Khi cơ thể chúng ta thiếu nhiều chất methionine, sẽ đưa đến tình trạng bị khờ khạo .



Okay, nói thế để cho bạn kecodon hiểu . Tiếp đến sau khi cường độ xoắn của DNA được giả tỏa, thì quá trình copy những mệnh lệnh được ký thác theo kiểu mã số như trên sẽ được thực hiện trong nhân của tế bào của các động thực vât (từ con người cho đến vi trùng) . Sau khi tất cả các mệnh lệnh này đã được sao chép y bản chánh , thì cấu trúc của DNA phải được xoán trở lại, vì tui tin là bạn kecodon có thể tưởng tượng được rằng cấu trúc của DNA không thể để lung tung như thế trong môi trường vô cùng chật hẹp của thế giới phân tử sinh học . <<<< Tất cả những gì tui vừa trình bày để dẩn đi đến câu hỏi của bạn đây .



Khi trong bể cá, muối được pha vào nước bể, theo nguyên tắc thẩm thấu, nước trong vi trùng sẽ bị thoát ra ngoài . Khi tình trạng này xảy ra, thì y chang như tui đã trinh bày vơi cơ thể cá rông..... những con vi trùng giờ đây sẽ bị tình trạng "mất nước" . Khi tình trạng này xảy ra, hàm luong muoi đã có sẳn bên trong vi trùng vì thế sẽ tăng ( bên trong tế bào của vi trùng luôn có luong muoi ) . Khi hàm luong muoi bên trong tế bào của vi trùng tăng, thì cường độ giải tảo vòng xoắn của DNA trong quá trình sao y bản chánh sẽ gia tăng hơn mức bình thường . Nhưng nếu bạn nhớ tui vừa đề cập trên, là sau khi độ xoắn được giải tỏa, thì cấu trúc của DNA phải được xoắn trở lại, để chúng có thể gon gẽ mà trở về trạng trước khi DNA được copy . Nhưng trớ trêu thay, khi hàm luong muoi trong các tế bào của những con vi trùng tăng, thì chức năng và khả năng xoáy trở lại cấu trúc như trước của CNA bị giảm thiểu rất nhiều . Hậu quả là chúng sẽ chẳng làm sao tiếp tục sinh sản cả, và vì thế chúng sẽ bị tèo .



tui hy vọng là sau khi đoc những lời giải thích khá chi tiết trên, bạn giờ đây đã hiểu nhé .



Thắc mắc thứ 2 của bạn kecodon, là khi gặp môi trường không thuận lợi như thiếu nước thì sẽ hình thành lớp màng bảo vệ . Trong phân khoa vi trùng học, lớp màng bảo vệ này chỉ hiện hửu trong một số vi trùng và fungus (chứ không có vi khuẩn) mà tiếng danh từ chuyên môn gọi là endospore . Lớp màng endospore này tiếng Việt gọi là nội bào tử . Nội bào tử chỉ hiện hửu trong một số ít của họ vi trùng được phân loại với gram dương tính (gram positive) . Hơn 90% các vi trùng tạo bệnh cho cá là vi trùng có gram âm tính (gram negative) . Vì thế bạn kecodon không phải lo nhé . Và như tui đã nói, không phải vi trùng nào cũng có khả năng này nhé .



Okay, hy vọng là tui đã trả lời được các thắc mắc của bạn kecodon . Thông thường nếu tui phải ly giải và cắt nghĩa các vấn đề chuyên môn như thế này, thì bạn kecodon phải trả tiền tham vấn rồi đấy nhá . Lần này thì miển phí, lần tới tui sẽ gởi hóa đơn tính tiền về cho bạn nhá . Khiếp, gõ mỏi tay quá .
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top