chichay2010

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Từ nhiều thế kỷ nay, thực vật được con người sử dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ nông nghiệp, công nghiệp đến sử dụng để chữa bệnh. Ở nhiều nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, việc sử dụng các loại dược liệu để phòng và chữa bệnh đã được biết từ lâu.
Ngày nay, việc nghiên cứu và bào chế dược phẩm từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên đang là một hướng mới bởi tính ưu việt, tính đa dạng của nó và đặc biệt là khả năng không gây những phản ứng phụ có hại cho cơ thể con người. Đây chính là một hướng nghiên cứu cũng là một nhiệm vụ đòi hỏi sự cộng tác của các ngành: Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Công nghệ sinh học, Dược học và Y học.
Nội dung tiểu luận này trình bày về sơ đồ chiết tách và phân lập một số Flavonoid từ cây Lá móng tay ở quy mô PTN dựa trên những công trình nghiên cứu đã được công bố.
Tiểu luận gồm 4 phần:
- Tổng quan về cây Lá móng tay
- Tìm hiểu về hợp chất Flavonoid
- Một số công trình nghiên cứu về cây Lá móng tay
- Sơ đồ chiết tách, phân lập một số Flavonoid từ cây Lá móng tay
I. Giới thiệu về cây Lá móng tay
- Tên khoa học: Lawsonia inermis L. (tên đồng nghĩa – Lawsonia alba Lamk)
- Tên Việt Nam: Lá móng
- Ngoài ra cây còn có tên: cây Lá móng tay, cây thuốc mọi, lựu mọi, thuốc mọi lá lựu, chỉ giáp hoa, phương tiên hoa, tán mạt hoa, khau thiên (Tày), khoa thiên (Lào).
- Họ: Tử vi (Lythraceae)

Hình 1.1: Cây Lá móng tay hoa trắng và đỏ
I.1. Mô tả cây:
Cây nhỏ, cao 2-6 m. Thân nhẵn, phân cành nhiều, đôi khi có gai ở đầu cành. Lá mọc đối, hình bầu dục hay hình trứng, gốc thuôn, đầu nhọn, dài 2-3 cm, rộng 1cm, cuống ngắn, mép nguyên, lá kèm rất nhỏ, màu trắng nhạt.
Cụm hoa mọc thành chùm phân nhánh ở ngọn, hoa màu trắng, vàng hay đỏ, mùi thơm mạnh, đài 4 răng có 2 hạch ở gốc, tràng 4 cánh rời, mọc xen kẽ với lá đài.
Quả nang, hình cầu to bằng quả hạt tiêu, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.
Mùa hoa quả: tháng 9-10. Trước đây ở nước ta, nhân dân thường dùng Lá móng tay để nhuộm đỏ móng tay, móng chân trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5).
I.2. Phân bố, sinh thái:
Lá móng tay có nguồn gốc ở vùng Bắc Mỹ hay Tây Nam Á, được trồng rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Tây Nam Á, Ấn Độ, Bắc Phi để làm cảnh, lấy lá làm thuốc nhuộm và thuốc chữa bệnh.
Ở Việt Nam Lá móng tay được trồng rải rác quanh bờ rào, nơi có nhiều ánh sáng, đất ẩm. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa xuân- hè, rụng lá vào mùa đông, cây ra hoa quả hàng năm và có khả năng tái sinh vô tính mạnh. Về mùa đông, người ta thường cắt bớt cành để cây ra nhiều chồi nhánh.
I.3. Bộ phận dùng:
Lá dùng tươi hay phơi khô. Thân, rễ và hoa cũng được dùng nhưng ít hơn.
I.4. Công dụng và tác dụng dược lý của cây Lá móng tay
Lá móng tay chữa vấp ngã tổn thương, chảy máu, ứ máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bụng to, da vàng, phù thũng, phong thấp, nhức mỏi, tê bại, mụn nhọt, ghẻ lở. Dùng ngoài, Lá móng tay tươi giã nát, trộn với giấm thanh đắp chữa ghẻ lở, nhọt độc lên mủ, hắc lào, rắn cắn, sâu bọ độc cắn.
Ở Campuchia, Lá móng tay dùng làm thuốc lợi niệu, chữa ho và viêm phế quản.
Ở Ấn Độ, Lá móng tay dùng điều trị bệnh về da, thiếu máu, nhiễm khuẩn, trĩ, rò hậu môn.
Ở Angieri, Lá móng tay đựơc dùng trong y học dân gian trị loét và rối loạn chức năng gan.
Ở Ả Rập Xêút, Lá móng tay được dùng trị đau, sốt, thấp khớp.
Ở Nigiêria, nhân dân dùng Lá móng tay ngâm trong nước lạnh trong 3 hay 4 ngày, sau đó chắt lấy dịch ngâm và uống ngày 3 lần trong thời kỳ chờ đợi có kinh nguyệt để điều trị kinh nguyệt không đều. Nhân dân vài vùng khác dùng Lá móng tay để gây sẩy thai.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, Lá móng tay còn giúp chăm sóc, làm đẹp tóc và giúp tóc chắc khoẻ. Đặc biệt nó còn giúp ngăn ngừa gàu, giúp mọc tóc, mang lại sức sống cho mái tóc mỏng manh, dễ gãy và tạo màu cho tóc.Với tóc nhờn, Lá móng tay còn giúp loại bỏ các bã nhờn, giúp tóc sạch và khô.
II. Tổng quan về lớp chất Flavonoid
II.1. Giới thiệu chung
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật, có ở phần lớn các bộ phận của các loại thực vật bậc cao, đặc biệt là ở hoa (màu vàng trong hoa hòe...). Flavonoid có khung cơ bản là C6-C3-C6 gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 cacbon, cấu trúc có thể là vòng kín hay mở.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Tranglang

New Member
Mình đang cần tài liệu này, bạn có thể sharre cho mình được không , thanks !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu alkaloid và quy trình tách chiết một số chất có bản chất là alkaloid Khoa học kỹ thuật 0
D Chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của lá và hạt cây chùm ngây Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chiết tách polyphenol từ lá chè xanh và ứng dụng trong bảo quản thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 2
D Chiết tách, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính chống oxy hóa của Alginate từ hai loài rong nâu Sar Khoa học Tự nhiên 0
D Tách chiết, tinh sạch và tính chất của protease từ nội tạng và đầu tôm sú (penaeus monodon) Khoa học Tự nhiên 0
Y Nghiên cứu chiết tách, tính chất và biến tính polysaccharid (carrageenan) từ rong biển làm phụ gia c Luận văn Sư phạm 0
H Nghiên cứu tách chiết và xác định hoạt tính chống oxy hóa của các polyphenol từ vỏ khoai tây và khoa Luận văn Sư phạm 2
J Tách chiết, tinh sạch và nghiên cứu tính chất một vài Endonucleaza giới hạn từ các nguồn vi sinh vật Luận văn Sư phạm 0
J Tách chiết Chlorophyll A và chuyển hóa thành Chlorin-e6-Trimetyl Este để làm hoạt chất chữa trị ung Luận văn Sư phạm 2
H Nghiên cứu quy trình tách chiết, phân tích ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi mẹ để ch Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top