phuongdung27487

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với nhiều rủi ro tiềm ẩn như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro mất khả năng thanh toán… Vì vậy việc đổ vỡ và phá sản của các tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém là điều khó tránh khỏi. Đối với nền kinh tế, việc xử lý những hậu quả do quá trình kinh doanh không thành công của các tổ chức tín dụng không đơn giản chỉ là tuyên bố phá sản tổ chức này hay tổ chức kia mà trước hết no làm tổn thương đến niềm tin của dân chúng. Nếu không có những biện pháp thích hợp sẽ còn gây ra những bất ổn khôn lường về kinh tế chính trị, xã hội, gây hoang mang giao động trong dân chúng và tạo ra tâm lý bất lợi cho hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Chính vì thế, bên cạnh sự ổn định về chính trị xã hội thì việc bảo đảm cho một nền kinh tế phát triển an toàn, lành mạnh luôn là một mục tiêu và là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao giữ được lòng tin của dân chúng? làm sao giữ được ổn định cho hoạt động tín dụng?
Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách cũng như ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh, an toàn cho hoạt động tài chính – tiền tệ. Riêng đối với ngành ngân hàng, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về ngân hàng, Chính phủ cũng đã ban hành những văn bản pháp luật mới để điều chỉnh một nghiệp vụ mới ở Việt Nam, đó là nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. Qua việc học hỏi kinh nghiệm về mô hình, tổ chức quản lý về bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia trên thế giới, lần đầu tiên tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng chính phủ. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm trên cơ sở pháp lý là Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP, cùng các văn bản hướng dẫn. Trong thời gian qua, cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã thể hiện được nhiều ưu điểm. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang ngày càng có sự liên kết, hội nhập, kinh tế đất nước đang ngày càng phát trển, đời sống nhân dân được nâng cao…thì Nghị định của Chính Phủ số 89/1999/NĐ-CP, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn vẫn còn những điểm cần được sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì riêng đối với ngành ngân hàng, yêu cầu an toàn, phát triển lành mạnh, ổn định lại càng cần được đặt ra. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý của hoạt động bảo hiểm tiền gửi mang một ý nghĩa thời sự nóng bỏng. Bởi lý do trên mà tui quyết định chọn vấn đề “chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Với việc quyết định lựa chọn đề tài, tui muốn nghiên cứu sâu những nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay.
- Tìm hiểu và đánh giá về vai trò của bảo hiểm tiền gửi đối với hoạt động tài chính-ngân hàng nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung.
- Nghiên cứu thực trạng của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để thấy được những thành tựu và tồn tại cần khắc phục để từ đó đưa ra những phương hướng cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay và thực trạng của hoạt động bảo hiểm tiền gửi, đồng thời tìm hiểu pháp luật bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên Thế giới để từ đó so sánh, đánh giá nhằm tìm ra phương hướng để hoàn thiện chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình thực hiện luận văn, đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin làm cơ sở lý luận.
Ngoài ra để thực hiện luận văn này, những phương pháp được sử dụng kết hợp như: phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp quy nạp.

5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận chung, luận văn “chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện” được trình bày theo hai chương sau:
Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm tiền gửi.
Chương II: Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện.
Trong khuân khổ của một luận văn tốt nghiệp, cùng với vốn hiểu biết có hạn của một sinh viên, nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tui rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn sinh viên để giúp tui hoàn thiện kiến thức bản thân.





















CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BHTG
VÀ CHẾ ĐỘ BHTG Ở VIỆT NAM.
1.1. Những vấn đề chung về BHTG:
1.1.1. Khái niệm chung về BHTG:
BHTG đã xuất hiện rất lâu trên thế giới, từ năm 1829, hoạt động BHTG được thực hiện tại Mỹ nhằm phòng ngừa sự đổ vỡ mang tính chất dây chuyền của ngân hàng vào thế kỷ 19. Mãi đến năm 1934, cơ quan BHTG công khai của Nhà nước Mỹ mới ra đời (FDIC) nhằm củng cố lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng, bảo vệ người gửi tiền. Từ đó cho đến nay, các quốc gia trên thế giới cùng lần lượt cho ra đời các tổ chức BHTG nhằm bảo về người gửi tiền trước nguy cơ phá sản của các tổ chức tài chính, đảm bảo ổn định của hệ thống ngân hàng và hạn chế các cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy BHTG là gì? có thể hiểu BHTG là loại hình bảo hiểm với những đặc điểm riêng so với loại hình bảo hiểm khác như thế nào? Đó là vấn đề hiện nay được các nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, thì BHTG được hiểu là: “một cơ chế có giới hạn nhưng hình thức cung cấp sự bảo đảm mang tính pháp lý cho các khoản gốc (và thường cả lãi) của các khoản tiền gửi”, hay “BHTG là chính sách bảo đảm tất cả hay một phần tiền gửi cùng lãi nhập gốc trên tài khoản tiền gửi sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi ngân hàng nhận tiền gửi bị phá sản hay mất khả năng thanh toán”.
Một số quan điểm khác cho rằng: BHTG là loại hình bảo hiểm theo đó bảo đảm nghĩa vụ chi trả trong tương lai các khoản tiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG, khi các tổ chức này gặp rủi ro dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bị buộc giải thể hay phá sản.
Với các quan điểm nghiên cứu trên đây cho thấy BHTG có thể được thực hiện trong phạm vi hạn chế (các khoản tiền gửi được bảo hiểm đến một giới hạn nhất định) hay được bảo hiểm hoàn toàn (mọi người gửi tiền và tất cả các khoản tiền gửi đều được bảo hiểm) phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội của từng nước, trong từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ, vào thời kỳ nền kinh tế ổn định, thị trường tài chính phát triển, các quốc gia thường áp dụng cơ chế bảo hiểm có giới hạn các khoản tiền gửi nhằm củng cố lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính, duy trì sự ổn định hoạt động của hệ thống này. Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, các quốc gia lại áp dụng cơ chế bảo hiểm hoàn toàn nhằm ngăn chặn một cách hữu hiệu hiện tượng rút tiền đồng loạt, bởi lẽ người gửi tiền trong trường hợp nay hoàn toàn tin tưởng rằng BHTG sẽ bảo vệ quyền lợi của họ một cách triệt để khi ngân hàng nào đó bị đổ vỡ.
1.1.2. Đặc điểm của BHTG:
- BHTG là loại nghiệp vụ bảo hiểm phi thương mại, tính phi thương mại của BHTG thể hiện ở chỗ: hoạt động BHTG không nhằm mục tiêu sinh lời mà nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện những mục tiêu xã hội, vì mục đích của cộng đồng.
Ở một số nước, BHTG là loại nghiệp vụ bảo hiểm mang tính thương mại, thực hiện theo nguyên tắc hạch toán. Chẳng hạn ở Đức, quỹ BHTG do Hiệp hội ngân hàng thương mại Đức tổ chức. Nó được thành lập, hoạt động như là một tổ chức phi Chính phủ nhằm tạo ra tính liên kết, tương trợ giữa các ngân hàng hội viên nhằm bảo đảm an toàn cho cả hệ thống. Các hội viên đóng góp tiền theo quy định vào quỹ bảo hiểm. Khi quỹ tạm thời nhàn rỗi, số tiền trong quỹ sẽ được tận dụng một cách hợp pháp để tạo khả năng sinh lời. Quỹ bảo hiểm lập ra nhằm hai mục đích là phòng ngừa các rủi ro bằng cách quỹ giúp đỡ các thành viên khi gặp khó khăn về khả năng thanh toán và để thanh toán cho khách hàng khi ngân hàng là thành viên bị phá sản
- Chủ thể tham gia BHTG chỉ có thể là tổ chức tài chính có nhận tiền gửi của cộng đồng dưới các hình thức nhất định. Với hệ thống BHTG công khai thì sự tham gia của tổ chức này là bắt buộc nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức này, tạo nguồn vốn hoạt động cho tổ chức BHTG.
- Phí BHTG là khoản phí do pháp luật quy định, các bên tham gia quan hệ BHTG không thể thoả thuận về mức phí.
Theo điều 1 khoản 4 điểm 2 Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 24/08/2005 quy định: “Tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí BHTG theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG”. Như vậy theo quy định này, mức phí BHTG đã được pháp luật ấn định sẵn là 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi, các chủ thể tham gia quan hệ BHTG (tổ chức nhận BHTG, tổ chức tham gia BHTG và người gửi tiền) không được quyền thoả thuận mức phí bảo hiểm.
Trên thế giới, pháp luật về BHTG ở hầu hết các nước đều quy định về mức phí bảo hiểm ấn định sẵn như: ở Mỹ, pháp luật BHTG quy định tổ chức BHTG của Mỹ thu phí bảo hiểm là 23 xu cho mỗi trăm đô la tiền gửi mỗi năm . Ở Nhật Bản, luật BHTG ban hành ngày 01/04/1971 quy định về mức phí BHTG áp dụng với tỷ lệ đóng hàng năm là 0,008% trên số dư tiền gửi được bảo hiểm . Ở Indonesia, theo quy định tại điều 15 Luật BHTG 2004 quy định: các thành viên đóng phí đồng hạng 6 tháng 1 lần là 0,1% trên tổng số tiền gửi (0,2%/năm). Tỷ lệ phí cố định có thể được điều chỉnh sang hệ thống phí theo mức độ rủi ro. Trong trường hợp thiết lập hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro, chênh lệch giữa các hạng phí cao nhất không được vượt quá 0,5% .
- Đối tượng được bảo hiểm của BHTG rất đặc biệt, đó là nghĩa vụ thanh toán các khoản tiền gửi của tổ chức nhận tiền gửi đối với người gửi tiền. Người nộp phí BHTG tách rời người thụ hưởng bảo hiểm. Có thể nói rủi ro tiền gửi có mối liên quan mật thiết với hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi. Việc xác định loại tiền gửi nào được bảo hiểm là cơ sở tính phí BHTG định kỳ, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia.
1.1.3. Vai trò của BHTG :
An toàn trong kinh doanh là yêu cầu bức thiết đối với hoạt động của các TCTD. Do hoạt động của các TCTD là hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, hậu quả của rủi ro mang tính phản ứng dây chuyền; vì vậy ở các quốc gia hoạt động tín dụng được đặt trong một hành lang pháp lý chặt chẽ với những điều khoản đặc biệt, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động của các TCTD được điều chỉnh bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD ngày 15/06/2004.
Tại điều 20 khoản 1, khoản 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD ngày 15/06/2004 quy định:
“TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng”
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
Theo những quy định này, cho thấy TCTD là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng. Vậy nội dung hoạt động chủ yếu của TCTD là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán. Qua nội dung hoạt động chủ yếu này, cho thấy các TCTD luôn có 2 tư cách vừa là “chủ nợ” xong lại vừa là “người đi vay”. Với tư cách chủ nợ họ thường đặt ra cho khách hàng những yêu cầu nhằm đảm bảo cho các khoản vay, vì vậy khách hàng muốn vay tiền tại các TCTD thì đều phải có tài sản đảm bảo hay nói cách khác các TCTD luôn tìm cách “nắm đằng chuôi” trong các giao dịch cho vay. Vì vậy khi đến hạn khách hàng không trả được nợ họ sẽ áp dụng một loạt các biện pháp như: sử dụng lãi suất nợ quá hạn cao hơn mức lãi suất cho vay,thậm trí xử lí tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi vốn. Xong với tư cách là “người đi vay” thì các TCTD chỉ có một đảm bảo duy nhất đối với khách hàng là uy tín của mình. Vậy khi TCTD hoạt động không hiệu quả bị giải thể,phá sản thì những người gửi tiền có được trả lại số tiền đã gửi hay không? Bởi họ là những “chủ nợ” không có bảo đảm nên theo thứ tự chi trả khi TCTD bị phá sản thì họ sẽ là những người cuối cùng được thanh toán sau khi đã thanh toán hết cho các “chủ nợ” có bảo đảm của TCTD, và như thế những người gửi tiền có thể chỉ nhận được một ít hay thậm trí là mất trắng số tiền họ đã tiết kiệm, giành dụm để gửi vào ngân hàng. Do tâm lý như vậy, chỉ cần một tác động hay một thông tin nhỏ, họ sẽ rút số tiền đã gửi tại ngân hàng đồng loạt, và như vậy các ngân hàng lại dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, nguy cơ đổ vỡ là khó tránh khỏi. Ngoài ra, mục đích huy động một số lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư của các ngân hàng cũng không đạt được.

chức bảo hiẻm tiền gửi Việt Nam.
Theo dự báo, thị trường tài chính thế giới năm 2009 tiếp tục diễn biến xấu đi và gia tăng mức độ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, hệ thống tài chính tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trầm trọng hơn. Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo an sinh xã hội là hết sức cần thiết, mục tiêu này gắn liền với hiệu quả của việc tổ chức triển khai gói giải pháp tài chính. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Về chính sách tiền tệ, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng. Trên cơ sỏ đó BHTG Việt Nam phải nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao thông qua việc chủ động phát huy nội lực và tận dụng tối đa sự trợ giúp từ những yếu tố bên ngoài.
Có thể nói sau gần 10 năm hoạt động, BHTG Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, giữ vững niềm tin của công chúng , góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Bên cạnh những thành tích đáng kể nêu trên, thì những khó khăn thách thức vẫn còn thường trực đối với BHTG Việt Nam, điều đó đòi hỏi BHTG Việt Nam cần cố gắng nỗ lực hết mình. Là công cụ tài chính của Chính phủ, BHTG Việt Nam cần thực hiện đồng bộ những giải pháp trên để từ đó nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN
Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, trong đó người gửi tiền là đối tượng dễ “tổn thương” nhất trước mỗi biến động của thị trường tài chính. Đôi khi chỉ cần một tin đồn thất thiệt có thể dẫn tới đổ vỡ một ngân hàng, thậm chí cả một hệ thống ngân hàng vì người gửi tiền ồ ạt rút tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi. Mọi chuyện còn có thể đi xa hơn, đó là mất ổn định về kinh tế-xã hội. Mặt khác cần hiểu rằng những khoản tiền gửi của người dân không phải là những con số “lạnh lùng” mà đây là tiền tiết kiệm, có khi là những dự kiến, kế hoạch cả đời người. Theo ông Mai Minh Đệ chủ tịch Hội đồng quản trị bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho rằng “bảo hiểm tiền gửi ra đời không chỉ là biện pháp bảo đảm kinh tế thông thường mà còn có ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn”.
Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, mặc dù vẫn còn những thiếu sót nhưng bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng.Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định phát triển lành mạnh của các tổ chức tín dụng. Hơn thế nữa nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi cũng đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, là nhân tố quan trọng trong việc phát huy nguồn vốn nội lực để phát triển kinh tế, giữ vững ổn định, an ninh kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đó là minh chứng khẳng định vị trí, vai trò, sự cần thiết của một biện pháp bảo đảm quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và mạng lưới an toàn tài chính quốc gia nói riêng. Với các chi nhánh được thành lập ở các vùng trong cả nước, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò và mục đích của mình.
Theo dự báo, thị trường tài chính thế giới năm 2009 tiếp tục diễn biến xấu đi và gia tăng mức độ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, hệ thống tài chính tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trầm trọng hơn. Với vai trò và trách nhiệm là tổ chức tài chính Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền, giữ vững niềm tin của công chúng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính- ngân hàng trên cơ sở xây dựng nền tảng cơ chế chính sách tốt, năng lực tài chính đủ mạnh và một bộ máy hoạt động hiệu quả. Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đưa Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới.


LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài: 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài: 2
5. Kết cấu của luận văn: 3
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BHTG 4
VÀ CHẾ ĐỘ BHTG Ở VIỆT NAM. 4
1.1. Những vấn đề chung về BHTG: 4
1.1.1. Khái niệm chung về BHTG: 4
1.1.2. Đặc điểm của BHTG: 5
1.1.3. Vai trò của BHTG : 6
1.2: Chế độ BHTG ở Việt Nam: 9
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của chế độ BHTG ở Việt Nam: 9
1.2.1.1. Khái niệm chế độ BHTG ở Việt Nam: 9
1.2.1.2. Đặc trưng của chế độ BHTG Việt Nam: 11
1.2.2. Nội dung cơ bản của chế độ BHTG ở Việt Nam: 12
1.2.2.1. Phạm vi áp dụng: 14
a/ Chủ thể quan hệ BHTG: 14
b/ Loại tiền được bảo hiểm : 18
c/ Số tiền bảo hiểm: 20
1.2.2.2.Phí BHTG: 21
1.2.2.3. Sự kiện bảo hiểm và việc chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm: 23
1.3: Pháp luật về BHTG ở một số nước trên thế giới: 25
1.3.1. Pháp luật BHTG ở Mỹ: 25
1.3.2. Pháp luật BHTG ở Indonesia: 28
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BHTG Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 33
2.1: Thực trạng pháp luật về BHTG ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng: 33
2.1.1. Đánh giá thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về BHTG ở Việt Nam: 33
Thứ nhất: Quy định về đối tượng tham gia BHTG: 33
Thứ hai: Quy định về người được hưởng quyền lợi bảo hiểm: 35
Thứ ba: Quy định về loại tiền gửi được bảo hiểm: 36
Thứ tư: Quy định về phí BHTG: 38
Thứ năm: Quy định về hạn mức chi trả BHTG: 40
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật BHTG ở Việt Nam: 44
2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật BHTG Việt Nam: 57
2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTG Việt Nam: 60
KẾT LUẬN 65
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
S Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội Pháp luật 2
N Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý Chlorine và phương pháp bảo quản lạnh đến chất lượng cải ngọt Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ tiền xử lý đến sự thay đổi màu sắc và cấu trúc hạt sen bóc vỏ trong bảo Khoa học Tự nhiên 0
T Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng Luận văn Kinh tế 2
A Chính sách bảo hiêmr xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu giải pháp chống nhiễu và xác định toạ độ điểm đứt ứng dụng vào chế tạo thiết bị bảo vệ an Luận văn Sư phạm 0
P Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam Luận văn Luật 3
C Chế độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam Luận văn Luật 2
G Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top