Korbin

New Member
Ai giúp em bài viết:

Cái tui trữ tình của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình 2 ? Giúp em cái nha ! gấp lắm rồi ./
 
cảm ơn

tớ cũng đang cần cái này

cả cái tui trong bài ca ngất ngưởng của NGuyễn Công Trứ nữa

ai bít giúp mình luôn

Thân ái !
 

kudarka_1

New Member
mình cũng cần cái này

thank

cô giáo vừa cho đề bài thế này

Phân tích cái tui trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương và bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Thank nhox_baby cái
 

hot_boy02005

New Member
Nói qua về cá tui cá nhân trong văn học Việt Nam thời kì thế kỉ X-> XIX một chút :

THời kì phong kiến, ý thức về cá nhân. cá thể chưa có điều kiện phát triển, sự khinh trọng đối với 1 cá nhân nhiều khi không căn cứ vào phẩm giá con người ấy mà căn cứ vào việc họ thuộc dòng họ nào, đẳng cấp nào, có địa vị gì trong xã hội...



Chưa có tình yêu đích thực như sự lựa chọn của mỗi cá nhân, hôn nhân được xây dựng như tương quan của những người cùng đẳng cấp, với sự nhất trí của 2 gia trưởng (môn đăng hậu đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy...)



Do vậy mà văn chương ca ngợi tình yêu tự do được xem là vô đạo, dâm thủ, người có văn hóa phải biết thu nhỏ mình, hạ thấp cái tui của mình, từ đó sin hra hệ thống ước lệ nghệ thuật có tính phi nhã ( không có cái tôi-cái riêng). Tranh vẽ, thơ vịnh, ..đều có công thức, thường là ''tùng, cúc , trúc, mai'' hay ''ngư, tiều, canh, mục'', cảnh khuya thì phải có thuyền gối bãi, thuyền trở trăng, nhân vật trong truyện thì tài tử gặp giai nhân, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên....Người viết văn có cả 1 kho điển cố, điển tích, đây chính là đặc trưng thi pháp của văn học giai đoạn này.



Khoảng cuối thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng, Nhiều chân lí của Nho giáo bị chao đảo, lung lay, 1 số giá trị tư tưởng văn hóa thẩm mĩ theo quan niệm phong kiến bị đảo lộn, đây cũng là thời kì nhân dân khởi nghĩa, ý thức về cái tui cá nhân bắt đầu trỗi dậy, nó cảm giác sự trói buộc nặng nề, vô lí của lễ giáo phong kiến, của hệ thống ước lệ thẩm mĩ phong kiến. Trong số các nhà văn đi tiên phong phải kể đến Nguyễn Công Trứ và Hồ Xuân Hương.



Ở bài thơ Tự tình II, cái tui của Hồ Xuân Hương thể hiện rất rõ, mang đậm cá tính Hồ Xuân Hương, thể hiện tâm trạng buồn đến ngán ngẩm, ủ rũ của nhân vật trữ tình. Một đòi hỏi - được yêu, được hạnh phúc- như ước muốn cứ bám riết câu chữ . Và cũng chính cái tui cá nhân ở đây đã tạo nên vẻ đẹp cho bài thơ.



Cái tui của Nguyễn Công Trứ thể hiện trong ''Bài ca ngất ngưởng'' là quá rõ ràng rồi ^^ Cái tui ngất ngưởng, ngông nghênh với đời, với người... '' Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng'' ; ''Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng'' ; ''Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng'' ; ''Trong triều ai ngất ngưởng như ông'' ...



Đọc Nguyễn Công Trứ, mình cứ nghĩ đến hình ảnh Đạc ngựa bò vàng treo miếng mo để ''che miệng thế gian'' ... quả là một con người ngất ngưởng ! Một cá tui vượt trên cả những sự mọn ở đời.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top