boysanhdieu_245

New Member
Download Đề tài Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP HCM

Download Đề tài Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP HCM miễn phí





Chỉ số P/E là một chỉ số đươc sử dụng phổ biến trong đầu tư và phân tích chứng khoán. Do vậy phân tích nhiều khí cạnh của chỉ số P/E sẽ làm giải thích tại sao nó lại được sử dụng phổ biến.
Tỷ số P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu/ Thu nhập mỗi cổ phiếu
Tỷ số này cho biết nhà đầu tư sắn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty. Và thể hiện mối tương quan giữa giá cổ phiếu với mức độ hiệu quả hoạt động của công ty đó. Chỉ số này cao, giá cổ phiếu càng đắt, chỉ số P/E thấp thể hiện cổ phiếu là rẻ. Chỉ số P/E khi có EPS thấp do trả cổ tức bằng cổ phiếu, và thưởng cổ phiếu làm giảm EPS, kết hợp với kỳ vọng tăng cao dấn tới P/E, và giảm khi mà thu nhập và kỳ vọng của nhà đầu tư về cổ phiếu là đi xuống. Chú ý rằng thu nhập hiện tại là khác rất nhiều với lại thu nhập tương lai. Nếu thu nhập và cổ tức tăng trưởng nhanh hơn việc tăng P/E thì dẫn tới P/E có xu hướng giảm. Điều này sẽ tốt nều thì thị trường là hiệu quả thì P/E cao đồng nghĩa với rủi ro cao hơn với cổ phiếu có P/E thấp, khi cổ phiếu quy về đúng giá thị thực của nó. Nhưng trong thực thế thì thị trường là không hiệu quả do vậy căn cứ vào P/E cao phù hợp với nhà đầu tư mạo hiểm.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

tương quan với doanh thu, một công cụ phổ biến và hữu hiệu thường được sử dụng là bảng báo cáo thu nhập được chuẩn hóa theo số phần trăm (common – size income statement). Trên báo cáo này, mỗi chi tiết được tính bằng 1 con số phần trăm (%) trên doanh thu. Vì vậy các nhà quản trị dễ dàng và nhanh chóng hơn khi nghiên cứu khuynh hướng biến động của chi phí, thu nhập và so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua những năm khác nhau.
Tỉ số lãi gộp trên doanh thu (Gross profit margin)
Tỉ số này dùng để đo lường % lãi gộp trên 1$ doanh thu ( Lãi gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán) nó được tính như sau:
Lãi gộp
Lãi gộp trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Khi so sánh tỉ số này giữa các doanh nghiệp cùng ngành tại cùng một thời điểm hay với chính doanh nghiệp đó qua từng thời kỳ khác nhau ta sẽ thu được rất nhiều thông tin hữu ích. Cần chú ý đi sâu và phân tích nếu giá trị tỉ số quá thấp so với số bình quân của ngành.
Tỉ số lãi hoạt động trên doanh thu (Operating Profit margin)
Tỉ số lãi hoạt động được dùng để đo lường phần trăm lãi trên doanh thu thuần sau khi đã trừ mọi chi phí hoạt động (chưa kể đến lãi vay và thuế thu nhập )
EBIT
Lãi hoạt động trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Tỉ số này khi được so sánh với tỉ số bình quân của ngành hay với chính doanh nghiệp qua từng thời kỳ cũng cung cấp cho nhà phân tích tài chính nhiều thông tin có giá trị. Từ đó, họ sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn. Đôi khi các nhà phân tích tài chính thích cộng thêm khấu hao vào EBIT để tính thu nhập trước lãi, thuế và chi phí khấu hao của doanh nghiệp (EBITDA) điều này thích hợp khi phân tích hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất với chi phí khấu hao lớn.
Tỉ số lãi thuần trên doanh thu ( Net Profit Margin)
Tỉ số này cho ta thấy phần trăm lãi thuần trên doanh thu sau khi đã trừ hết các chi phí (bao gồm lãi vay và thuế)
Lãi thuần sau thuế
Lãi thuần trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Các tỉ số khả năng sinh lợi nên được tính toán dựa trên doanh thu và thu nhập của những khu vực còn tiếp tục hoạt động trong doanh nghiệp bởi vì các nhà phân tích luôn tìm kiếm những thông tin hữu ích để giúp họ đưa ra những thông tin dự báo về doanh nghiệp. Số liệu của những khu vực đã ngưng hoạt động sẽ không thích hợp cho qúa trình phân tích.
Tỉ số lãi trên tổng số tài sản (Return on Assets - ROA)
Tỉ số lãi trên tổng tài sản được dùng để đo lường một cách tổng quát hiệu quả sử dụng tài sản trong qúa trình tạo ra thu nhập của doanh nghiệp
Lãi thuần sau thuế
Lãi trên tổng tài sản =
tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một thước đo thích hợp cho tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Tỷ số này phản ánh lợi nhuận của công ty được sinh ra từ tổng tài sản(hay tài trợ). Thước đo này không phân biệt lợi nhuận được tạo ra từ nguồn tài trợ nào. Do vậy phân tích chỉ tập trung vào đánh giá hay dự báo thành quả hoạt động. Ngoài ra để tính tỷ suất sinh lợi đôi khi phải thực hiện một số điều chỉnh:
Điều chỉnh tài sản không hoạt động
Điều chỉnh tài sản vô hình
Điều chỉnh khấu hao tích lũy.
Chúng ta cần so sánh tỉ số của doanh nghiệp với tỉ số bình quân của ngành để có nhận xét hợp lý. Nếu nó quá thấp, cần phân tích kỹ những nhân tố tác động để tìm ra giải pháp khắc phục.
Lãi trên vốn cổ phần ( Return equity – ROE)
Tỉ số lãi trên vốn cổ phần được dùng để đo lường lãi suất thu được khi các cổ đông (bao gồm cả cổ đông giữ cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi) đầu tư vào doanh nghiệp. Đây là một trong những quan tâm lớn nhất đối với các cổ đông của công ty.
Lãi sau thuế
Lãi trên vốn cổ phần =
(ROE) Vốn cổ phần
Trong trường hợp nếu bạn chỉ muốn tính lãi trên vốn cổ phần đối với cổ đông thường công thức tính như sau:
(lãi sau thuế - cổ tức cổ phiếu ưu đãi )
Lãi trên cổ phần thường =
vốn cổ phần thường
Lãi trên tổng vốn( Return on total capital – ROTC)
Tỉ số này cho thấy cứ 1$ vốn đầu tư vào doanh nghiệp sẽ sinh ra bao nhiêu $ lãi. Nó được tính như sau:
Lãi thuần sau thuế + Lãi vay
Lãi trên tổng vốn =
Tổng nguồn vốn
Chúng ta cũng nên phân tích sâu hơn nếu tỉ số của doanh nghiệp quá thấp so với ngành. Đồng thời, nếu doanh nghiệp phần lớn sử dụng các tài sản cố định dưới hình thức thuê hoạt động, giá trị hiện tại (PV) của những tài sản này nên được bổ sung vào bảng cân đối kế toán ( Bên nợ: tài sản cố định, bên có: nợ dài hạn) để kết quả phân tích được chính xác hơn.
5. Chỉ số chứng khoán:
Các nhà đầu tư cổ phần đặc biệt quan tâm đến các giá trị có ảnh hưởng mạnh đến giá thị trường của cổ phần như:
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
Số liệu về thu nhập trên vốn cổ phần EPS được sử dụng rộng rãi trong khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lợi của một công ty. Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó là thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Công thức chung:
Lãi cơ bản trên cổ phiếu =( Lợi nhuận (lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông)/( Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ).
Doanh nghiệp cần lưu ý phân biệt giữa số lượng cổ phiếu đang lưu hành, số cổ phiếu được phát hành và cổ phiếu được phép niêm yết. Số lượng cổ phiếu dùng tính toán chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu là cổ phiếu đang lưu hành, nghĩa là số cổ phiếu thực tế đang nắm giữ bởi các cổ đông (kể cả các cổ đông bị hạn chế giao dịch như cổ đông nhà nước, cổ đông sáng lập, thành viên HĐQT,...) và không bao gồm số cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ (cổ phiếu quỹ) hay được phép phát hành nhưng chưa phát hành.
Trong thực tế có nhiều trường hợp có thể gây biến động tới số lượng cổ phiếu đang lưu hành và do vậy P/E sẽ thay đổi, và do đó chúng ta phải điều chỉnh lại số cổ phiếu thường đang lưu hành.
- Trường hợp công ty thực hiện mua lại cổ phiếu trên thị trường làm cổ phiếu quỹ/ bán cổ phiếu quỹ: ngày ghi nhận số cổ phiếu lưu hành giảm/ tăng thêm là ngày kết thúc đợt mua/ bán đó.
Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm được tính như sau:
Số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ =[(Số cổ phiếu đầu kỳ)x(Số ngày từ đầu kỳ đến khi kết thúc đợt mua/ bán CPQ) +( Số cổ phiếu lưu hành sau khi thực hiện mua/ bán CPQ)x(Số ngày từ khi kết thúc đợt mua/ bán CPQ cho đến cuối kỳ)]/ Tổng số ngày trong kỳ.
- Trường hợp công ty thực hiện phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược/ cán bộ công nhân viên: ngày ghi nhận số cổ phiếu lưu hành tăng thêm là ngày lượng cổ phiếu này chính thức được giao dịch trên TTGDCK.
Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm được tính như sau:
Số lượng cổ phiếu bình quânlưu hành trong kỳ =[(Số cổ phiếu đầu kỳ) x (Số ngày từ đầu kỳ đến khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ được chính thức giao dịch) + (Số cổ phiếu lưu hành sau khi thực h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến với sản phẩm thời trang của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu xây dựng quy trình và các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học củ Luận văn Sư phạm 0
L Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn Địa lý & Du lịch 0
W Hoàn thiện tiêu chí xác định nhiệm vụ khoa học của các tổ chức khoa học và công nghệ trong điều kiện Kinh tế quốc tế 0
D Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng ISO hành chính công trong các cơ quan hành chính nh Kinh tế quốc tế 1
P Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa b Kinh tế quốc tế 0
T Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức khoa học và c Kinh tế quốc tế 0
H Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạ Kinh tế quốc tế 0
T Báo chí với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Khảo sát các báo lao động,Thanh niên, Sài Gòn tiế Văn học 0
P Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở áp dụng thí điểm t Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top