Luận văn: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên tại Viện Đại học Mở Hà Nội : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05
Nhà xuất bản: Khoa Sư phạm
Ngày: 2008
Chủ đề: Quản lý giáo dục
Sinh viên
Viện Đại học Mở Hà Nội
Miêu tả: 91 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Khoa Sư phạm. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Nghiên cứu cơ sở lý luận về những vấn đề quản lý nhà trường và công tác quản lý sinh viên. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý sinh viên tại Viện Đại học Mở Hà Nội như quản lý học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ chính quy; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; các chế độ chính sách; quản lý sinh viên ngoại trú; công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật ... Qua đó đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên tại Viện Đại học Mỏ Hà Nội: tăng cường quản lý hoạt động học và tự học của sinh viên; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; tổ chức tốt công tác quản lý sinh viên ngoại trú; ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý sinh viên; tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng cho sinh viên và các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý sinh viên
Electronic Resources
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………… 1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….. 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu………………………………… 3
5. Giả thuyết khoa học………………………………………………… 3
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 3
7. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………… 4
8. Cấu trúc của luận văn………………………………………………. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI………………………. 5
1.1. Khái niệm công cụ của đề tài…………………………………….. 5
1.1.1. Cơ sở khoa học quản lý………………………………………… 5
1.1.2. Quản lý giáo dục……………………………………………….. 12
1.1.3. Quản lý nhà trường (trong bối cảnh hiện nay)............................. 18
1.1.4. Sinh viên, một số đặc trưng tâm lý – xã hội của sinh viên hiện
nay…………………………………………………………………….. 20
1.1.5. Biện pháp quản lý sinh viên…………………………………….. 23
1.2. Nội dung công tác quản lý sinh viên……………………………... 25
1.2.1. Hoạt động quản lý sinh viên……………………………………. 25
1.2.2. Nội dung công tác quản lý sinh viên…………………………... 27
1.2.3. Vai trò của, vị trí của công tác sinh viên ở trường đại học…….. 31
1.2.4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên trong
công tác quản lý sinh viên…………………………………… ……….. 32
Tiểu kết chương 1. 33
Chương 2: Thùc tr¹ng c«ng t¸c qu¶n lý sinh viªn
t¹i ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi……………………………… 34
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.1. Giới thiệu chung về Viện Đại học Mở Hà Nội…………………… 34
2.2. Thực trạng sinh viên hệ chính quy Viện Đại học Mở Hà Nội …... 36
2.3. Thực trạng biện pháp quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà
Nội…………………………………………………………………….. 39
2.3.1. Các văn bản pháp quy về quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện
Đại học Mở Hà Nội …………………………………………………... 39
2.3.2. Thực trạng việc quản lý học tập và nghiên cứu khoa học của sinh
viên hệ chính quy………………………………………………… 42
2.3.3. Thực trạng Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối
sống cho sinh viên……………………………………………………..
49
2.3.4. Thực trạng việc thực hiện các chế độ chính sách đối với sinh
viên Viện Đại học Mở Hà Nội………………………………………… 50
2.3.5. Thực trạng công tác quản lý sinh viên ngoại trú……………….. 52
2.3.6. Quản lý sinh viên thông qua công tác Đoàn, Hội và các phong
trào trong nhà trường…………………………………………………..
52
2.3.7. Thực trạng công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật…………… 53
2.3.8. Kết luận về thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ở
Viện Đại học Mở Hà Nội…………………………………………… 53
2.3.8. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về các biện pháp quản
lý sinh viên……………………………………………………………. 56
Tiểu kết chương 2……………………………………………………... 47
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ
HÀ NỘI…………………………………………………………………
58
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp…………………………….... 58
3.2. Một số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học
Mở Hà Nội…………………………………………………………… .... 59
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tăng cường quản lý hoạt động học và tự họccủa sinh viên……………………………………………………… …… 59
3.2.2. Biện pháp thứ hai: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống cho sinh viên…………………………………………… 65
3.2.3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức tốt công tác quản lý sinh viên ngoại trú… 72
3.2.4. Biện pháp thứ tư: Ứng dông c«ng nghÖ tin häc vµo c«ng t¸c qu¶n
lý sinh viªn………… ………………………………………… ……… 75
3.2.5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng cho
SV và các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý SV……………….. 77
3.3. Bước đầu xác định tính khả thi của các biện pháp quản lý sinh viên
hệ chính quy ở điều kiện của Viện Đại học mở Hà Nội……………….. 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………........ 87
1. Kết luận …………………………………………………………….. 87
2. Khuyến nghị………………………………………………………...... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… ….. 89
PHỤ LỤC
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC CÁC BẢNG
Sơ đồ 1.1: Bản chất quá trình quản lý
Bảng 2.1: Tổng hợp xét lên lớp năm học 2005 -2006
Bảng 2.2: Tổng hợp xét lên lớp năm học 2006 -2007
Bảng 2.3: Tỷ lệ sinh viên xếp loại tốt nghiêp năm 2005
Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên xếp loại tốt nghiêp năm 2006
Bảng 2.5: Tỷ lệ sinh viên xếp loại tốt nghiêp năm 2007
Bảng 2.6: Số lượng đề tài NCKH của SV từ năm 2003 đến 2006
Bảng 2.7: Tổng hợp số lượng đề tài NCKH của SV năm 2007
Bảng 2.8: Số đề tài NCKH của SV đạt giải toàn Quốc từ 2002-2007
Bảng 2.9: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác QLSV
Bảng 3.1: Thống kê ý kiến của biện pháp thứ nhất
Bảng 3.2: Thống kê ý kiến của biện pháp thứ hai
Bảng 3.3: Thống kê ý kiến của biện pháp thứ ba
Bảng 3.4: Thống kê ý kiến của biện pháp thứ tư
Bảng 3.5: Thống kê ý kiến của biện pháp thứ năm
Bảng 3.6: Thống kê ý kiến của các chuyên giaDANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCHTW Ban chấp hành Trung ương
CBQL Cán bộ quản lý
CNH- HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
DH Dạy học
DN Dạy nghề
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HCM Hồ Chí Minh
HS-SV Học sinh - sinh viên
NCKH Nghiên cứu khoa học
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
QLĐT Quản lý đào tạo
QLSV Quản lý sinh viên
SV Sinh viên
TNCS Thanh niên cộng sản
THCN Trung học chuyên nghiệp
VĐHMHN Viện Đại học Mở Hà Nội
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói: “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà, nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước cũng như trên các mặt trận chính trị, kinh tế,
văn hoá, khoa học kỹ thuật,... thanh niên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng
mà trong đó lực lượng sinh viên được coi là đội ngũ tri thức trẻ, được trang bị
những kỹ năng, kiến thức cơ bản, là nguồn nhân lực bổ xungclb cho tầng lớp
trí thức tương lai để phát triển đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào quá trình hội nhập
toàn diện với thế giới, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với quá trình
toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã mang lại những điều kiện tích cực cho
sự phát triển của lực lượng tri thức trẻ, tuy nhiên bên cạnh đó là không ít những
tác động tiêu cực đi liền với nó. Trong công cuộc đổi mới, ngành giáo dục và
đào tạo đã đề ra và triển khai thực hiện những chủ trương biện pháp về đổi mới
mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo và đã cố gắng từng bước
tăng cường điều kiện, phương tiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng. Công
tác sinh viên phải hướng vào mục tiêu đào tạo chung của nhà trường là hình
thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao
động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hoá, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp,
có sức khoẻ, góp phần có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sinh viên là lớp thanh niên đang ở tuổi trưởng thành, đang hoàn thiện
về nhân cách, có nhu cầu khẳng định mạnh mẽ về cá tính, thích hoạt động tập
thể, thích khám phá...khi có cơ hội các em có thể tụ tập để cùng thoả mãn các
nhu cầu và hứng thú riêng. Do chưa quen với môi trường sinh hoạt, học tập
mới, do ý thức tự giác chưa tốt, đồng thời với điều kiện xã hội phức tạp, do sự
buông lỏng quản lý ở phía những người có trách nhiệm (nhà trường và địa2
phương), một bộ phận sinh viên không làm chủ được bản thân, rất dễ bị nảy
sinh tiêu cực, biến thành tội phạm, phần tử xấu.
Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường Đại học công lập nhưng hoạt
động theo cơ chế tự chủ tài chính, cơ sở vật chất và các địa điểm học tập phân
tán trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội và đặc biệt không có ký túc xá; 100%
sinh viên đang học tập tại Viện đều ngoại trú.
Năm học 2006 – 2007, Viện Đại học Mở Hà Nội có 8042 sinh viên hệ
chính quy đang theo học tại 7 Khoa, trong đó chỉ có khoảng 30% có gia đình
trú tại Hà Nội, còn lại là các em thuộc các tỉnh khác phải ngoại trú tại nhà dân
xung quanh địa bàn gần địa điểm học tập.
Hiện nay công tác quản lý sinh viên thiếu các văn bản hợp lý, kịp thời,
mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế công tác học sinh – sinh
viên, UBND Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quy định về quản lý học
sinh – sinh viên tạm trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội, song vẫn còn chưa
đầy đủ, cụ thể và chưa đáp ứng được với đặc thù của từng loại trường riêng
biệt. Hiện nay, tại Viện Đại học Mở Hà Nội công tác quản lý, giáo dục sinh
viên còn nhiều vấn đề cần quan tâm, khắc phục đó là: sự bất cập, không đồng
bộ và hiệu quả quản lý sinh viên chưa đạt với yêu cầu của nhà trường và của
toàn xã hội; nhiều biện pháp quản lý giáo dục sinh viên còn mang tính chất
tình thế và tạm thời, và cũng chưa xây dựng được Quy chế riêng về công tác
học sinh – sinh viên của Viện Đại học Mở Hà Nội.
Là cán bộ công tác tại Phòng Công tác chính trị và sinh viên, đồng thời
kiêm nhiệm công tác Đoàn Thanh niên tại Viện Đại học Mở Hà Nội; qua thời
gian học tập tại Khoa Sư Phạm - Đại học quốc gia Hà Nội, được trang bị
những kiến thức cơ bản về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
quản lý giáo dục, tui thực hiện đề tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý
sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội” mong muốn góp sức mình trong việc
nâng cao chất lượng quản lý sinh viên, thực hiện các mục tiêu đào tạo của nhà
trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn của công tác quản
lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội, đề xuất những biện pháp hoàn thiện
công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội để đáp ứng những nhu
cầu trong giai đoạn phát triển hiện nay
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về những vấn đề quản lý nhà trường và công
tác quản lý sinh viên
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội
Đề xuất những biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên ở Viện
Đại học Mở Hà Nội
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn mới
5. Giả thuyết khoa học
Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay của Viện Đại học Mở Hà Nội, việc
quản lý sinh viên còn nhiều hạn chế và bất cập. Nếu tìm ra những biện pháp
hợp lý nhằm tăng cường công tác quản lý sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện đối với sinh viên trong nhà trường.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, trong quá
trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các nhóm phương pháp sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Bao gồm việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các văn
kiện, văn bản và tài liệu có liên quan đến các vấn đề quản lý, công tác quản lý
sinh viên. Làm cơ sở cho khảo sát thực trạng và đề xuất những biện pháp hoàn
thiện công tác quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn4
6.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm: đi tham quan, khảo sát thực tế để quan sát
các hoạt động của sinh viên và thực tiễn công tác quản lý sinh viên của một số cơ
sở đào tạo đại học nói chung cũng như của Viện Đại học Mở Hà Nội nói riêng.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn các cán bộ liên quan đến công tác
quản lý sinh viên, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục
nói chung và quản lý sinh viên nói riêng.
6.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học bằng phiếu trưng cầu ý kiến
cho các đối tượng về thực trạng và nhận thức về công tác quản lý sinh viên
trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục và quản lý giáo dục: qua
báo cáo tổng kết năm học của chính quyền, đoàn thể và các phòng, khoa chức
năng để tổng kết thực tiễn quản lý sinh viên của nhà trường.
6.2.5. Phương pháp thống kê toán học: các phương pháp toán học thống kê
được sử dụng để sử lý các kết quả điều tra thu thập được...
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý sinh viên hệ
chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội (từ năm 2002 đến 2007)
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sỏ lý luận của đề tài
Chƣơng 2: Thực trạng biện pháp quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà
Nội
Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp quản lý sinh viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học quản lý
1.1.1.1. Một số quan điểm về quản lý
Quản lý là khái niệm có thuộc tính lịch sử, là nội tại của mọi quá trình
lao động. Nó là hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm, như K. Mack đã viết ở bộ
Tư bản: “ bất cứ lao động nào có tính chất xã hội được thực hiện ở một quy
mô tương đối lớn đều cần đến sự quản lý ở một chừng mực nhất định. Một
người chơi vĩ cầm riêng lẻ thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần
có nhạc trưởng”
Khi nghiên cứu về quản lý có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau:
a. Tiếp cận truyền thống
+ Tiếp cận theo kinh nghiệm thực tiễn: Cách tiếp cận này phân tích sự
quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm, mà thông thường là thông qua các
trường hợp cụ thể. Nó dựa trên sự tin tưởng: qua việc nghiên cứu những
trường hợp thành công hay sai lầm trong các trường hợp các biệt của những
người quản lý cũng như những dự định của họ để giải quyết những vấn đề đặc
trưng từ đó giúp họ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu
quả trong hoàn cảnh tương tự.
+ Tiếp cận theo thuyết hành vi (hay thuyết quan hệ con người): Dựa
trên ý tưởng cho rằng quản lý làm cho công việc hoàn thành thông qua con
người. Do đó việc quản lý là làm cho công việc hoàn thành thông qua con
người. Do đó việc nghiên cứu nên tập trung vào mối liên hệ giữa người với
người. Đây là trường hợp phải tập trung vào khía cạnh con người trong quản
lý và vào niềm tin khi con người làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục
tiêu thì “ con người nên hiểu con người”. Học thuyết này giúp cho người quản
lý ứng xử một cách có hiệu quả hơn với những người dưới quyền. Thay vì quá
chú trọng tới các chức năng của người quản lý, thuyết này gắng hướng dẫn
cách người quản lý thực hiện cái họ phải làm.6
+ Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Dựa trên sự tin tưởng vào quyết
định của những người quản lý, người ta chỉ cần tập trung vào việc đưa ra
quyết định sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định, tức
là lựa chọn trong số các khả năng để có thể rút ra một đường lối hành động.
Theo quan điểm này, trước hết các nhà quản lý phải ra các quyết định (quyết
định cá nhân hay theo nhóm có tổ chức) sau đó phân tích quá trình ra quyết
định.
b. Tiếp cận theo lý thuyết hệ thống
Đây là một quan điểm hiện đại, được áp dụng trong các lĩnh vực nghiên
cứu khác nhau, đặc biệt trong quản lý.
Hệ thống, được hiểu là một tập hợp các bộ phận hay thành tố liên hệ
tương hỗ hay phụ thuộc lẫn nhau để hình thành nên một thể thống nhất hòan
chỉnh, bao gồm:
+ Đầu vào của hệ thống là các nguồn nhân lực, vật lực và thông tin sẽ
được đưa vào quá trình chuyển đổi.
+ Quá trình chuyển đổi là các công nghệ được sử dụng để biến đổi đầu
vào thành đầu ra của hệ thống.
+ Đầu ra của hệ thống là kết quả quá trình chuyển đổi.
+ Liên hệ ngược là một dạng thông tin về trạng thái và kết quả hoạt
động của hệ thống.
Lý thuyết hệ thống đã được nhận thấy có khả năng áp dụng vào lý
thuyết và khoa học quản lý. Lý thuyết quản lý với tư cách là một hệ thống cần
có những giới hạn nhằm tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, song nó vẫn là một
hệ thống mở đối với môi trường. Do đó, khi lập kế hoạch, các nhà quản lý
phải tính tới các biến ngoại sinh như: thị trường, kỹ thuật công nghệ, các lực
lượng xã hội, các luật lệ và những sự điều chỉnh…
Như vậy, qua một vài cách tiếp cận, ta có thể nói: Quản lý, xét cho cùng
là sự tác động của chủ thể quản lý vào hệ thống, trong đó chủ yếu tác động
vào sự họat động của con người nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
đồng thời cũng là mục tiêu của hệ thống. Bởi vậy, vai trò hoạt động của quản
lý là rất lớn đối với tất cả các bình diện kinh tế -xã hội. Trong lao động xã hội,
hay lao động chung trực tiếp trên quy mô khá lớn đều đòi hỏi pahỉ có một sự
chỉ đạo ít hay nhiều để điều hòa các hoạt động cá nhân và thực hiện các chức
năng chung. Tức là những chức năng phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ
thể sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể sản xuất
đó. Bất kỳ lao động nào có tính xã hội và chung trực tiếp, được thực hiện với
quy mô tương đối lớn đều ít nhất cần có sự quản lý.
Phrêđic Uynslâu Taylor (Fredrick Winslow Taylor: 1856-1915), người
Mỹ, được coi là cha đẻ của Thuyết quan lý khoa học, là một trong những
người mở ra “Kỷ nguyên vàng” trong quản lý của Mỹ và các nước phương
Tây. Taylor định nghĩa “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất” [10, Tr. 10]. Đó cũng là tư tưởng cơ bản của Taylor về quản
lý theo khoa học, gồm 4 điểm chính:
+ Chú trọng cải tạo các quan hệ trong quản lý
+ Tiêu chuẩn hóa các công việc.
+ Chuyên môn hóa lao động
+ Hình thành quan niệm con người kinh tế.
Tư tưởng quản lý cốt lõi của Taylor là đối với mỗi loại công việc dù
nhỏ nhặt nhất đều có một “khoa học” để thực hiện nó, ông đã liên kết các mặt
kỹ thuật và con người trong tổ chức.
GS. Đặng Vũ Hoạt và GS. Hà Thế Ngữ cho rằng: Quản lý là một quy
trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định.
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự
phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến
hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy
phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có người đứng đầu. Đây là hoạt8
động để người thủ trưởng phối hợp nỗ lực các thành viên trong nhóm, trong
cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra”.
Khi nghiên cứu về quản lý có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, các
tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra các định nghĩa về quản lý, nhưng bản
chất chung Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy
điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con
người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật
khách quan.
Với khái niệm như trên, về bản chất, quá trình quản lý có thể được biểu
diễn dưới dạng sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1.1: Bản chất quá trình quản lý
Môi trường bên ngoài
1.1.1.2. Cơ sở tâm lý học quản lý
Bản thân mỗi một con người đều là một cá thể tâm lý nhất định. Do vậy
trước mỗi một tình huống, một vấn đề thì mỗi người thường có những thái độ,
phản ứng và đưa ra những nhận xét, quyết định hành động theo những cách
khác nhau. Chính những ''lăng kính tâm lý'' đó đã tạo lên những bất đồng ý
kiến (thường được gọi là xung đột) đôi khi là giữa cá nhân với cá nhân hoặc
giữa cá nhân với tập thể và ngược lại. Đặc biệt, khi có hình thức lao động mới
được đưa vào một tổ chức thì hiện tượng này xảy ra là khó tránh khỏi. Nó có
thể mang đến những kết quả tiêu cực hay tích cực phụ thuộc vào bản chất và
cường độ của xung đột.
Lúc này, vai trò của người quản lý là phải làm sao tạo được sự đồng
thuận cao nhất, lôi cuốn được mọi thành viên cùng quyết tâm thực hiện để đạt
Lập kế hoạch Tổ chức
Kiểm tra Lãnh đạo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
được mục tiêu cho ý tưởng mới. Theo tài liệu bài giảng cao học chuyên đề
Tâm lý học quản lý của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì có tám chiến thuật gây
ảnh hưởng trong tổ chức để đưa thành viên của tổ chức vào công việc. Đó là :
+ Tư vấn: Lôi cuốn, khuyến khích mọi thành viên tham gia, góp ý kiến
vào việc ra quyết định và biến đổi. Chiến thuật này sẽ tạo tâm lý tích cực cho
các thành viên vì họ đều cảm giác được tôn trọng, được phát huy tính dân chủ.
+ Thuyết phục, lôi kéo duy lý: Cố gắng thuyết phục các thành viên bằng
lý lẽ, lô gíc và sự kiện. Chiến thuật này đòi hỏi người quản lý phải có tư duy
sắc bén, hiểu sâu sắc vấn đề và có tài hùng biện.
+ Kêu gọi (khơi gợi) khéo léo: Cố gắng làm cho các thành viên nhiệt
tình ủng hộ và tham gia bằng cách khơi gợi cảm xúc, lý tưởng, giá trị của họ.
+ Chiến thuật khôn khéo: Tạo cho các thành viên đạt đến trạng thái tinh
thần tốt nhất, phấn chấn nhất trước khi thực hiện một yêu cầu nào đó.
+ Chiến thuật tạo đồng minh: Lôi cuốn sự ủng hộ, giúp đỡ của một
thành viên để thuyết phục các thành viên khác.
+ Chiến thuật gây áp lực: Yêu cầu sự phục tùng hay sử dụng các biện
pháp đe doạ, răn đe.
+ Chiến thuật tạo sức ép từ bên trên: Cố gắng thuyết phục các thành
viên bằng cách có được sự ủng hộ từ cấp trên.
+Chiến thuật trao đổi, thương thảo: Biểu hiện cam kết, hay hứa hẹn áp
dụng các ưu đãi, cất nhắc...
Các chiến thuật tâm lý nêu trên sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu người
quản lý hình thành liên minh chiến lược trên cơ sở:
- Tạo nên sự tôn trọng lẫn nhau.
- Tạo được niềm tin, uy tín.
- Tạo điều kiện cùng có lợi.
- Hợp tác trên tinh thần cởi mở, chân thành.
Tuy nhiên, kết quả đạt được ngoài sự cam kết, phục tùng, ủng hộ đôi
khi người quản lý còn gặp phải những phản kháng hay chống đối mà không
lường trước được sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý
1. Kết luận
Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có một ý nghĩa quan
trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Giáo dục đại học phải
đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cả về tri thức khoa học và khả
năng vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống, đồng thời phải có tính sáng
tạo, tự chủ trong học tập để trau dồi kiến thức nghề nghiệp đáp ứng yều cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quản lý sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cơ bản
đầu tiên của các nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng, và phạm vi nghiên cứu, luận
văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Luận văn đã khái quát hoá các khái niệm quản lý, quản lý đào tạo,
quản lý sinh viên, chất lượng, chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo. Từ đó
khẳng định được vai trò của công tác quản lý sinh viên trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội. Luận văn đã xây dựng được cơ
sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp quản lý sinh
viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Luận văn đã phân tích được thực trạng sinh viên và công tác quản lý
sinh viên hệ chính quy của Viện Đại học Mở Hà Nội. Từ đó khẳng định để
nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, phải bắt đầu từ công tác quản lý sinh
viên, phải đổi mới công tác quản lý sinh viên.
- Luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy
ở Viện Đại học Mở Hà Nội đó là:
(1). Tăng cường quản lý hoạt động học và tự học của SV.92
(2). Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho SV
(3). Tổ chức tốt công tác quản lý sinh viên ngoại trú.
(4). Ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý sinh viên
(5). Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng.
Các biện pháp này qua thăm dò ý kiến của các nhà quản lý, sinh viên, giáo
viên, phụ huynh, gia đình nơi sinh viên trọ, chính quyền địa phương và công an
phường đã cho thấy tính khả thi của các biện pháp trong việc quản lý sinh viên hệ
chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội. Trong đó có 3 biện pháp quan trọng là:
Quản lý giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; Quản lý
hoạt động học và tự học của sinh viên; Quản lý sinh viên ngoại trú, đây là những
vấn đề nổi cộm liên quan trực tiếp đến chất lượng học tập của sinh viên, liên
quan đến đời sống và quan hệ của sinh viên với cộng đồng và xã hội.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thành phố Hà Nội
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thành phố Hà Nội cần tạo điều kiện để Viện
đại học Mở Hà Nội sớm có cơ sở vật chất ổn định để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của Viện nói
chung và công tác quản lý sinh viên nói riêng.
2.2. Đối với Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đề nghị Viện Đại học Mở Hà Nội tiếp tục đưa các biện pháp đã được
xây dựng trong luận văn, vào việc quản lý sinh viên hệ chính quy ở
VĐHMHN để khẳng định thêm tính khả thi của chúng về thực tiễn.
- Viện Đại học Mở Hà Nội cần có biện pháp để đầu tư về cơ sở vất
chất, thư viện, các phòng thí nghiệm, bộ môn để giúp sinh viên có điều kiện
học tập tốt.
- Viện Đại học Mở Hà Nội cần có kế hoạch để tăng cường đội ngũ
giảng viên cơ hữu của Viện, có kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Viện.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi93
- Viện Đại học Mở Hà Nội cần có chủ trương kế hoạch làm việc với địa
phương để có những điều cam kết mang tính khả thi cao, góp phần quản lý tốt
SV ngoại trú, tạo điều kiện cho SV an tâm học tập và rèn luyện tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Tài liệu Hội nghị Công tác học sinh sinh
viên giai đoạn 2002-2005, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (1993), Quy chế Công tác học sinh, sinh viên
trong các trường đào tạo, NXB giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu tham khảo (Dùng cho lớp tập
huấn Công tác HSSV đầu năm học 2007 – 2008)
4. Đặng Quốc Bảo - Nguyên Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán
bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo TW1.
6. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường
Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo TW1.
7. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Khoa học tổ chức và quản
lý – vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Chính phủ (2005), Nghị quyết đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí. Giáo trình cao học Cơ sở khoa học quản lý. Đại học
quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Bá Dương (Chủ biên) – Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh
đạo, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1999
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IIIX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
B Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại công ty tnhh piaggio việt nam Luận văn Kinh tế 1
J Một số biện pháp và ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình thanh toán và tiễn khách tại khách sạn Vĩnh Khá Luận văn Kinh tế 0
H Biện pháp hoàn thiện và nâng cao quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng, khách sạn du lịch công đoàn Thanh Bình Luận văn Kinh tế 2
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
K Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm và các biện pháp nâng cao lợi nh Luận văn Kinh tế 0
C Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại Công ty cổ phần lắp máy điện Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện Thành phố Vinh - Nghệ An Luận văn Kinh tế 2
V Biện pháp hoàn thiện quản lý tổ chức sản xuất tại xí nghiệp thiết bị nâng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top