Download miễn phí Tiểu luận Biện chứng của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ





I- PHẦN MỞ ĐẦU
_Một số nhận xét chung
_Lý do chọn đề tài
 
II- PHẦN NỘI DUNG
1. Một số khái niệm.
_ Phát triển
_ Giáo dục đào tạo
_ Khoa học công nghệ
_ Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
_ Vài nét về thời kỳ quá độ
2. Giáo dục đào tạo trong thời kỳ quá độ.
_ Sự cần thiết phải phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ quá độ.
_ Giáo dục đào tạo nằm trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đề kinh tế, văn hoá, chính trị.
3.Phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ quá độ.
_ Khoa học công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
_ Vai trò của khoa học công nghệ trong thời kỳ quá độ.
4.Mối liên hệ biện chứng giữa giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ.
_ Vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển khoa học công nghệ.
_Sự tác động trở lại của khoa học công nghệ đối với giáo dục đào tạo.
_ Sự thông nhất cùng phát triển của giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là tất yếu trong thời kỳ quá độ.
 
III- PHẦN KẾT LUẬN
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n giản đến phức tạp theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời. Đối với sự phát triển nét đặc trưng là hình thức xoáy trôn ốc. Mọi quá trình phát triển riêng rẽ đều có sự khởi đầu và sự kết thúc. Trong khuynh hướng, ngay từ đầu đã chứa đựng sự kết thúc của phát triển còn việc hình thành một chu kỳ phát triển lại đặt cơ sở cho một chu kỳ mới trong đó không thể tránh khỏi lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ đầu tiên. Phát triển là một quá trình nội tại: Bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao. Cái cao là cái thấp đã phát triển.
_Giáo dục đào tạo? Là một hiện tượng phổ biến cho mọi giai đoạn phát triển và tồn tại vĩnh hằng cùng với xã hội loài người, giáo dục là hoạt động của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ sau, của những người biết trước truyền lại cho những người chưa biết những kinh nghiệm về lao động và sinh hoạt cộng đồng và hoạt động của những người tiếp thu kinh nghiệm đó. Nói cách khác cụ thể hơn, giáo dục đào tạo là một quá trình bao gồm tất cả những hoạt động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực cũng như phẩm chất con người để có thể phát triển nhân cách họ một cách đầy đủ và làm cho họ trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội.
Trong quá trình phát triển, khi xã hội có sự phân công lao động chặt chẽ thì giáo dục là một phân hệ xã hội được tổ chức tạo điều kiện cho việc hoàn thành nhân cách đáp ứng nhu cầu xã hội.
Xem xét từ giác độ lý thuyết hệ thống, nếu coi xã hội là một hệ thống lớn thì có thể coi giáo dục đào tạo là một phân hệ xã hội độc lập tương đối có mục đích, làm cho các thành viên xã hội chiếm lĩnh được nhiều kién thức, kỹ năng và hình thành được các thái độ để phát triển nhân cách. Những kiến thức, kỹ năng, thái độ này xét đến cùng được quy định bởi các chế độ kinh tế, chế độ xã hội và chính trị, bởi cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội.
_Khoa học công nghệ? Ta cần tách biệt giũa hai khái niệm khoa học và công nghệ. Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và về tư duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội tại bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình. Từ đó chỉ ra những quy luật, kết quả của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.Công nghệ theo nghĩa chung nhất có thể coi đó là tập hợp tất cả sự hiểu biết của con người vào việc biến đổi, cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phương tiện vật chất các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra mộy sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội.
Có ba nghĩa về công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Một là, công nghệ được coi như một bộ môn khoa học ứng dụng, triển khai trong việc vận dụng các quy luật tự nhiên, các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Hai là, công nghệ được hiểu với các tư cách là phương tiện vật chất, kĩ thuật hay đó là sự thể hiện cụ thể của tri thức khoa họcđã được vật thể hoá thành các công cụ, các phương tiện kĩ thuật cần cho sản xuất và đời sống.
Ba là, công nghệ bao gồm các cách thức, các phương pháp, các thủ thuật, các kỹ năng có đựoc nhờ dựa trên cơ sở tri thức khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các nghành khác nhau để tạo ra các sản phẩm.
_Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá? Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta được Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ VIII và tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần IX là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Chính trị quốc gia. Hà Nội 2001. tr 89]. Theo tinh thần Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta phải ra sức phấn đấu để đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại_ là một nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế vượt cả về GDP, cả về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so với nông nghiệp.
Xét trong điều kiện tình hình nước ta thì mục tiêu trước mắt của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản.
_Một số nhận định về thời kỳ quá độ.
Tính tất yếu: thời kỳ quá độ là thời kỳ mà bất cứ quốc gia nào đi lên CNXH đều phải trải qua ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển bởi lẽ các nước này tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao nhưng vẫn còn phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới. Dĩ nhiên đối với những nước này về khách quan có nhiều thuận lợi hơn. Đối với nước ta một nước công nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì lại càng phải trỉa qua một thời kỳ quá độ lâu dài.
Đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ đặc điểm của thời kì quá độ ở nước ta “đặc điểm lớn nhất ở nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Mục tiêu của thời kỳ quá độ: Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự phát triẻn sản xuất và nâng cao trình độ quản lý đảm bảo chất lượng và tốc độ phát triển của nền khinh tế. Các chiến lược khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu công nghiệp hoá theo hướng hiện đại , vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Sử dụng có hiệu quả và tăng nhanh tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội , khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật đi đôi với phát triển giáo dục và văn hoá, nâng cao dân trí. Giáo dục-đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học kĩ thuật, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu bồi dưõng nhân tài. Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo được xêm là quốc sách hàng đầu [Trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH 1991]
2. Giáo dục đào tạo trong thời kỳ quá độ.
_Sự cần thiết phải phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ quá độ.
Nước ta quá độ lên CNXH trong điều k...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
N Mâu thuẫn biện chứng của quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Luận văn Kinh tế 0
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
B Thực trạng hoạt động của các Công ty chứng khoán Việt Nam, các biện pháp và hướng đi phát triển, hoà Công nghệ thông tin 0
Y Ảnh hưởng của lạm phát tới thị trường chứng khoán và biện pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 0
M Biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin và sự vận dụng nó vào việ Kinh tế chính trị 0
N Biện chứng của sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế chính trị 0
J Lý luận nhận thức của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Kinh tế chính trị 0
V Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyê Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top