milanista2410

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A Phần mở đầu
Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đem lại những chuyển biến đáng kể về kinh tế và được sự ổn định chính trị ,xã hội . Nếu nền kinh tế Việt Nam như bừng tỉnh sau một giấc ngủ lâu, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định ở mức độ cao các năm sau đó. Đặc biệt với sự chính thức thừa nhận vai trò của một số thành phần kinh tế mới đã làm cho khu vực kinh tế này trở nên sôi động, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây trước tình hình thị trường thế giới trong nước cũng vấp phải những khó khăn. Đứng trước vấn đề đó Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách điều chỉnh hợp lý. Việc áp dụng chính sách đối ngoại. Thông thoáng, đã thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài làm cho thị trường trong nước đa dạng và sôi động hơn. Ngày càng có nhiều các công ty liên doanh với mô hình hiện đại xuất hiện hoạt động ở thị trường nội địa. Chính điều này có tác động không nhỏ đến mô hình Doanh nghiệp Nhà nước ta. Tự do hội nhập và phát triển đã bộc lộ những yếu điểm của các mô hình Doanh nghiệp trong nước, trong việc cạnh tranh dành dật thị trường. Đứng trước tình hình đó một câu hỏi đặt ra trong đầu các nhà quản lý là " làm cách nào để dành lại sức mạnh thị trường từ các tổ chức, công ty, tập đoàn nước ngoài đang ngày càng nhiều xâm nhập vào thị trường nội địa. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta chuyển đổi từ các mô hình Doanh nghiệp Nhà nước cũ hoạt động, không hiệu quả, thiếu chức năng động sang một mô hình mới hoạt động hiệu quả hơn, có tính gắn kết chặt chẽ hơn. Đó là mô hình công ty mẹ - công ty con
Phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, với lượng kiến thức còn hạn chế của một sinh viên .Em không có tham vọng đi sâu làm rõ tất cả những vấn đề có liên quan đến mô hình trên. Trong đề án này em chỉ tập nghiên cứu hai vấn đề chính.
I. Bản chất mô hình của công ty mẹ công ty con
II. Ưu nhược điểm của mô hình

B - Phần lý luận chung

I. Bản chất
Như ta đã biết cùng với tiến trình đổi mới chung cuộc đất nước, trong những năm qua 1994-1995, một loạt tổng công ty mạnh đã thành lập theo quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổng công ty 91) Thực tiễn hoạt động những năm qua cho thấy mô hình Tổng công ty 91 có những ưu điểm nhưng tồn tại cạnh nó là những nhược điểm.
Thứ nhất, các Tổng công ty Nhà nước hiện nay chủ yếu thành lập dựa trên tập hợp các Doanh nghiệp Nhà nước, chưa thực sự là một thể thống nhất chưa đạt được mục tiêu đề ra là tạo sự liên kết kinh tế, gắn bó với lợi ích, thị trường trong nội bộ Tổng công ty đặc biệt là quan hệ giữa Tổng công ty với các Doanh nghiệp tành viên hạch toán độc lập ít gắn kết về quy trình công nghệ, nên làm giảm hiệu lực điều hành, năng lực cạnh tranh, và tận dụng công suất cơ sở vật chất vốn và tài sản Nhà nước hiện có. Quyền quản lý của nguồn vốn của Nhà nước quyền phân giao, điều hoà vốn chung của nội bộ Tổng công ty thuộc hội đồng quản trị và quyền sử dụng giao cho các Doanh nghiệp thành viên chưa phân tích rõ, nhất là quyền trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tài sản của Nhà nước
Thứ hai, các liên kết về tài chính tuy đã được quy định, một số liên kết trong một số Tổng công ty được hình thành hiện có 5 Tổng công ty đã thành lập là Công ty Tài chính nhưng chưa phát huy được tác dụng cả về trợ giúp sản xuất và đầu tư xây dựng cơ bản việc thành lập các quỹ tập trung để chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất kinh doanh chưa được thiết lập (quỹ phát triển sản xuất, nộp khấu hao cơ bản tập trung…) đều dẫn đến khó khăn cho việc đẩy mạnh hình thành tập đoàn kinh doanh theo mô hình kiểu công ty mẹ công ty con . Chỉ chuyển đổi sang mô hình này nơi có thể khắc phục những nhược điểm trên có ý kiến cho rằng "nên xây dựng mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các đơn vị thành viên theo mô hình Công ty mẹ - công ty con gắn kết với nhau về tài chính, thay vì bằng mệnh lệnh hành chính như trước đây. Tổng công ty với vai trò là công ty mẹ dùng vốn được giao đầu tư vào các công ty thành viên với vai trò là công ty con nắm quyền quản lý một số khâu then chốt".
Thì thực chất mô hình Công ty mẹ - Công ty con là gì ? chúng ta cần nhận thức về mô hình này như thế nào. Đảng ta đã đề ra chủ trương, hoạch định những sách lược để đẩy mạnh quá trình lột xác của Tổng công ty
g mô hình Tổng công ty là một ví dụ.
Thứ hai, gần đây chúng ta có chủ trương hạn chế việc thành lập mới những Doanh nghiệp Nhà nước khi chưa hội tụ đầy đủ điều kiện và ngừng thành lập Tổng công ty thì một số đã tìm cách "lách" bằng cách "rất tích cực" hướng ứng chủ trường chuyển đổi tổng công ty, Doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Người tích cực nhất là các công ty không thuộc diện Nhà nước cần nắm 100% vốn sở hữu. Thực chất vấn đề ở đây là một số Doanh nghiệp Nhà nước độc lập - Công ty "con" để mình được lên "làm mẹ" nhằm đạt được quyền quyết định áp dụng cơ chế tiền lương….tương ứng với các Tổng công ty 90. Công ty " mẹ " cũng cơ lợi mà công ty "con" cũng có lợi, chỉ có Nhà nước là bị thiệt. Còn người lao động thì chỉ biết sao cho có công ăn việc làm và thu nhập ổn định ngày càng tăng là tốt rồi mà không quan tâm nhiều đến việc chuyển đổi này.
Thứ ba, một số công ty được thí điểm theo mô hình đã giải quyết vốn bằng cách đề nghị được cấp vốn bổ sung từ ngân sách cho công ty mẹ để đầu tư vào công ty con. Tình trạng xin cấp vốn trong đó có vốn bổ sung sau khi Doanh nghiệp được thành lập diễn ra thường xuyên trong những năm qua.
Thứ tư, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IX ghi rõ: " Thí điểm rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình mẹ con. Chúng ta làm sai nghị quyết Đảng, mới bắt đầu thí điểm, chưa rút được kinh nghiệm đã vội vàng nhân rộng cho những đối tượng mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sở hữu. Chỉ thí điểm đối với Tổng công ty Nhà nước nhưng có tới 10/2/Doanh nghiệp không phải là Tổng công ty Nhà nước
Thứ năm, một trong các cái thiếu nhất của ta khi chuyền nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường là khung pháp lý thực tiễn của Việt Nam được tổng kết từ các cuộc thí điểm, thực nghiệm từ chính cuộc sống. Nhiều văn bản pháp quy muốn đưa ra áp dụng đã không thấy sát thực tế. Nên cuộc sống không chấp nhận và nhiều khi ta lại phải dùng biện pháp hành chính để đưa vào cuộc sống, ta phải trả giá đắt cho sự vội vã đó













C- Phần kết luận

Qua phần nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy được mô hình công ty mẹ - công ty con đang ngày càng trở nên cần thiết đối với nền kinh tế nước ta. Qúa trình thực hiện thí điểm chuyển sang mô hình mới này chắc chắn sẽ giúp chúng ta có thể nhận thức đúng đắn hơn tìm ra được cơ chế chuyển đổi có hiệu quả hơn sang mô hình này. Việc coi trọng nghiên cứu, tổng kết rút ra kinh nghiệm sau giai đoạn thí điểm sẽ cho phép chúng ta mở rộng điện áp dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn, thách thức mà chúng ta cần vượt qua. Đảng và Nhà nước ta phải có những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt, cần nhận thấy rằng không phải bất kỳ tổng công ty Nhà nước nào, Doanh nghiệp Nhà nước nào cũng có thể áp dụng mô hình "công ty mẹ - công ty con" có hiệu quả vì sự ra đời của mô hình mới này phải tuân theo quy luật tích tụ và tập trung của kinh tế thị trường.












Tài liệu tham khảo

- Thời báo Kinh tế Việt Nam
Số 100 - Thứ 2 - ngày 20/8/2001 trang 12
Số 151 - Thứ 4 - ngày 18/12/2002
- Kinh tế và dự báo
Số 4/2001 trang 12
Số 11/2001 trang 8,17
Số 9/2002 trang 9,10
- Tạp chí Tài chính
Tháng 12/2001 trang 23, 24
Tháng 8/2002 trang 26
- Chứng khoán Việt Nam
Số 10 - 10/2001 trang 36
- Tạp chí Kinh tế phát triển
- Tạp chí Quản lý Nhà nước





Mục lục

A Phần mở đầu………………………………………………………1
B - Phần lý luận chung………………………………………………2
I. Bản chất………………………………………………………………2
1. Thực chất mô hình Công ty mẹ - Công ty con…………………….3
2. Các loại mô hình công ty mẹ - công ty con…………………………5
2.1. Loại chủ thể :…… 6
2.2. Loại quản lý: 6
3. Các loại hình công ty mẹ - mối liên kết công ty mẹ - công ty con thông qua hình thức này……………………………………………….7
3.1. Công ty mẹ tài chính 7
3.2. Công ty mẹ kinh doanh 8
3.3. Công ty mẹ là cơ quan nghiên cứu khoa học, mô hình liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh 9
4. Chuyển đổi tổng công ty Nhà nước thành công ty mẹ - công ty con 9
5. Thí điểm chuyển tổng công ty Nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con. 12
II. Ưu điểm và hạn chế của mô hình công ty mẹ - công ty con……..13
1. Ưu điểm 15
2. Hạn chế 16
C- Phần kết luận………………………………………………………21
Tài liệu tham khảo………………………………………………….22
Mục lục……………………………………………………………..23

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Bản chất và các mô hình của học tập trải nghiệm (học tập dựa trên kinh nghiệm) Luận văn Sư phạm 0
C Nghiên cứu một số tính chất cơ bản của hệ hạt nano từ bằng phương pháp mô phỏng trên máy tính Công nghệ thông tin 0
E Các biện pháp cơ bản trong quá trình đổi mới hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000 Môn đại cương 5
T Áp dụng mô hình đánh giá chất lượng bản dịch của house vào việc đánh giá bản dịch tiếng anh luật đầu tư số 59/2005/QH11 Tài liệu chưa phân loại 2
D Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000. Địa chất và khoáng sản tờ Lệ Thuỷ - Quảng Trị Khoa học Tự nhiên 0
M Nhờ anh chị tải giúp em tài liệu Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000. Địa chất và khoáng sản tờ Lệ Thuỷ-Quảng Trị Khoa học kỹ thuật 1
D Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy (mindmaps) trong dạy học chương “động học chất điểm” vật lý 10 thpt Luận văn Sư phạm 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
D Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người và ứng dụng trong giáo dục Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top