socnau515

New Member

Download miễn phí Bài tập Triết học





Câu 3: Trình bày những hiểu biết về nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân.
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền:
- Nhà nước pháp quyền có sự ngự trị cao nhất của pháp luật.
+ Luật pháp là tiêu chuẩn cao nhất, là căn cứ cơ bản nhất, là công cụ quản lý chủ yếu để quản lý mọi hoạt động của xã hội và công dân.
+ Quyền lực của pháp luật vượt trên quyền lực của mọi tổ chức chính trị xã hội hay của mọi cá nhân.
Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất về phương diện pháp lý để xác định một nhà nước nào đó có phải là nhà nước pháp quyền hay không và là nhà nước pháp quyền ở trình độ nào.
- Quyền lực nhà nước phải thể hiện ý chí và lợi ích của đại đa số nhân dân
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Câu 1. Phân tích mâu thuẫn giữa hệ thống triết học và phương pháp trong triết học của Hêghen.
HÊGHEN là một trong ba triết gia tiêu biểu nhất của triết học cổ điển Đức - một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX nhưng đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học; sự mâu thuẫn trong triết học của ông giữa một bên là phương pháp biện chứng khoa học và một bên là hệ thống triết học duy tâm đã trở thành một trong những nguồn gốc lí luận của tiết học mácxít.
HÊGHEN là nhà duy tâm khách quan, quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ điển cuối cùng, đạt đến trình độ và sự phát triển nhất của phép biện chứng duy tâm. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyết đối” hay “tinh thần thế giới”; vật chất với tư cách là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của “tinh thần thế giới”, là cái có sau; tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối.
Tinh thần thế giới hay ý niệm tuyệt đối là nguồn gốc, là động lực của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, trong quá trình tự phát triển của nó diễn ra qua các giai đoạn khác nhau và ngày càng thể hiện đầy đủ nội dung bên trong của nó, như vậy đây là sự phát triển biện chứng nhưng không phải là sự phát triển tự thân mà là sự phát triển dựa vào ý niệm tuyệt đối.
HÊGHEN là nhà biện chứng, ông có công hoàn thiện và phát triển một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng – đây là điều mà phép biện chứng thời cổ đại Hy Lạp đã chưa thể đạt tới và cả chủ nghĩa duy vật thế kỉ XVII – XVIII Tây Âu cũng không có khả năng tạo ra. Ông phê phán tư duy siêu hình, máy móc và người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng nghĩa là trong mối liên hệ biện chứng. Trong khuôn khổ hệ thống triết học duy tâm của mình, HÊGHEN không chỉ trình bày các phạm trù chất, lượng, phủ định, mâu thuẫn… mà còn đề cập đến vấn đề “lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại; phủ định của phủ định; quy luật mâu thuẫn…”.
Tuy nhiên, tất cả những phạm trù trên lại là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối. Trong quan niệm của HÊGHEN, không phải ý thức, tư tưởng phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của tự nhiên, xã hội mà là ngược lại, ý niệm tuyệt đối là tính thứ nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai, do tinh thần thế giới sinh ra và quyết định. Sự phát triển đó trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, trước hết là sự phát triển trong bản thân nó, sau đó nó thể hiện dưới hình thức thông qua giới tự nhiên, xã hội. Một sự “tồn tại khác” của tinh thần sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” đó, ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn cao nhất, giai đoạn tột cùng, được HÊGHEN gọi là tinh thần tuyệt đối.
Có thể nói cái mới trong hệ thống triết học của ông là phương pháp biện chứng duy tâm; ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình phát triển không ngừng, phương pháp biện chứng về ý niệm tuyệt đối là cơ sở đầu tiên và là nguồn gốc của mọi tồn tại.
Tuy nhiên, nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lí, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển thì hệ thống triết học duy tâm của ông lại phủ nhận tính chất khác quan của những nguyên nhân nội tại, vốn có của sự phát triển tự nhiên và xã hội; như vậy biện chứng ở đây mới chỉ dừng lại ở hình thức biện chứng duy tâm, biện chứng bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa phép biện chứng và hệ thống triết học duy tâm của HÊGHEN, đây cũng là tiền đề để triết học Mác khắc phục, kế thừa và nâng lên trình độ mới của phép biện chứng duy vật hiện đại.
Câu 2: Trình bày nội dung, cơ sở lí luận của nguyên tắc toàn diện và vai trò của nguyên tắc đó trong hoạt động nhận thức / thực tiễn. Ví dụ phân tích.
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lí luận cuả nguyên tắc toàn diện. Trong lịch sử triết học, để trả lời cho những nghi vấn về sự tồn tại của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và nếu có thì nhân tố nào quy định sự liên hệ giữa chúng đã có những quan điểm khác nhau.
Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại một cách biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Giữa chúng không có sự phụ thuộc, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Có chăng thì chỉ là những liên hệ bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Chủ nghĩa Duy tâm thì lại thừa nhận có mối liên hệ phổ biến, nhưng họ lại cho rằng cái quy định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên như thần linh, thượng đế, là cảm giác hay là ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới.
Trái lại, chủ nghĩa Duy vật biện chứng cho rằng, thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành vừa tồn tại độc lập, tách biệt nhau nhưng vùa lại có sự liên hệ, quy định, tác động qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại biệt lập ngoài mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Chủ nghĩa Duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trên cơ sở đó, Chủ nghĩa Duy vật biện chứng khẳng định, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa nhiều các yếu tố, các mặt hay quá trình khác của một sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nahu. Bản chất, tính quy luật của sự vât, hiện tượng cũng chỉ được bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng và sự tác động của chúng với các sự vật, hiện tượng khác.
Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến là quan điểm duy vật, nó coi mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không do ai sắp đặt, sáng tạo ra.
Mối liên hệ còn mang tính phổ biến, thể hiện thứ nhất là bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong cả thế giới tự nhiên và xã hội cũng tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nằm ngoài mối liên hệ, ví dụ như xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa trong mọi hoạt động đời sống xã hội. Mặt biểu hiện thứ hai đó là mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tùy the...
 
Top