bautroicuasao

New Member
Link tải miễn phí báo cáo
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Tác dụng của rừng đối với nước ta về kinh tế xã hội, môi trường rất đa dạng. Nhưng rừng nước ta trải qua nhiều năm dưới chế độ phong kiến, thuộc địa và qua nhiều năm chiến tranh ác liệt nên đã bị tàn phá nặng nề. Hiện nay cung với diện tích rừng đã bị mất, chất lượng rừng còn lại cũng giảm sút; trữ lượng rừng thấp, nhiều loài cây gỗ quý trở nên hiếm, nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, khả năng cung cấp của rừng không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Mặt khác năng lực phòng hộ của rừng cũng bị hạn chế, thiên tai bão lụt ngày càng nghiêm trọng.Trước thực trạng này, việc trồng rừng, phục hồi lại rừng trở nên cấp bách cần sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước và toàn xã hội, trong đó có các nhà Lâm nghiệp.
Hiện nay, tạo rừng bằng cây con đang là phương pháp phổ biến và chủ yếu. Ươm cây là công tác quan trọng và phức tạp. Chất lượng cây con tốt, xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rừng trồng và kinh phí tạo rừng.
Nhiệm vụ của công tác ươm cây là trên một đơn vị diện tích, với thời gian ngắn nhất, sản xuất được số lượng cây con nhiều nhất, chất lượng hợp yêu cầu, đồng thời giá thành lại hạ thấp nhất. Muốn đạt được mục tiêu trên thì ta cần thiết kế một vườn ươm cố định phục vụ cho công tác trồng rừng.


Phần II
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC THIẾT KẾ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Địa hình.
Núi luốt có địa hình tương đối đồng nhất mang tính gò đồi thấp, ít bị chia cắt, gồm 2 quả đồi nối tiếp nhau chạy dài khoảng 2 km theo hướng từ Đông sang Tây. Một đỉnh có độ cao tuyệt đối là 133m. Đỉnh còn lại có độ cao tuyệt đối là 76m, độ dốc trung bình là 150, nơi dốc nhất là 270.Hướng phơi chủ yếu là các hướng Đông Bắc, Tây Bắc và Đông Nam.
Điều kiện địa hình thuận lợi cho trồng rừng. Một số loài cây bản địa đã được trồng ở đây như: Lim xanh, Đinh thối, Sưa bắc bộ,…Ở những nơi có độ dốc lớn dễ xảy ra xói mòn, rửa trôi cần trồng các loài cây có tán rộng và bố trí so le. Còn ở dưới tầng cây bụi thì trồng các loài cây sinh trưởng nhanh để cây nhanh chóng vươn lên khởi tầng cây bụi tránh bị cây bụi chèn ép.
1.2. Địa chất, thổ nhưỡng.
Đất ở khu vực Núi luốt là đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ Poocfiarit thuộc nhóm đá mácma trung tính, tầng dày hay trung bình tuỳ từng trường hợp vào từng vị trí địa hình. Phía trên đỉnh 133 có đá lộ đầu.
Những nơi tầng đất dầy tập trung ở chân của hai quả đồi, sườn Đông Nam đồi thấp và sườn Tây Nam đồi cao. Tầng đất mỏng tập trung ở đỉnh đồi, sườn Đông Bắc đồi thấp và sườn Đông Nam đồi cao. Những nơi tầng đất mỏng cũng tập trung nhiều đá lẫn, đá lộ đầu tập trung ở đỉnh và gần đỉnh 133 m.
Đất trong khu vực khá đồng nhất về tính chất và sự hình thành, sự khác nhau chủ yếu ở tỷ lệ đá lẫn, tầng đất và sau khi có thực vật sự tác động của thực vật được phát huy. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét trung bình. Từ khi có rừng đặc biệt là dưới tàn rừng keo một số tính chất của đất được cải thiện đáng kể. Hàm lượng mùn trong đất từ 2 – 3%. Độ pH < 7.
Nhìn chung, đất ở đây có kết cấu chặt, đặc biệt là lớp đất mặt ở khu vực chân đồi và những lớp đất sâu ở khu vực đỉnh và Yên ngựa. Kết von thật và giả tìm thấy ở khắp nơi trong khu vực. Hàm lượng mùn trong đất thấp chứng tỏ quá trình tích luỹ dưới tán rừng ở đây rất kém.
Điều này thể hiện qua kết cấu phẫu diện đất:
+ Tầng A thường mỏng, có tỷ lệ sét cao nên khi mưa rất dính.
+ Tầng B có độ sâu từ 10 – 100 cm, có tỷ lệ sét từ 25 – 60%, đất màu vàng nhạt, kết cấu cục, đất thịt trung bình.
+ Tầng C có độ sâu  90cm, ở tầng này một số đá lẫn bị phong hóa tạo ra tầng BC xen kẽ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top