daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRANG
1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẦY THUỐC - BỆNH NHÂN.................................................................... 1
2. KỸ NĂNG KHAI THÁC BỆNH SỬ...............................................................................................11
KỸ NĂNG THĂM KHÁM
3. KHÁM TOÀN TRẠNG...............................................................................................................35
4. KHÁM ĐẦU – MẶT – CỔ VÀ TUYẾN GIÁP ...............................................................................58
5. KHÁM PHỔI.............................................................................................................................66
6. KHÁM TIM ..............................................................................................................................80
7. KHÁM BỤNG...........................................................................................................................90
8. KHÁM TUYẾN VÚ .................................................................................................................107
9. KHÁM HẬU MÔN – TRỰC TRÀNG.........................................................................................118
10. KHÁM MẠCH MÁU ...............................................................................................................127
KỸ NĂNG XÉT NGHIỆM
11. CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUI (Bài đọc thêm)..................................................................141
12. KỸ NĂNG SỬ DỤNG MÁY ĐƯỜNG HUYẾT CÁ NHÂN............................................................148
KỸ NĂNG THỦ THUẬT
13. KỸ THUẬT TIÊM THUỐC INSULIN..........................................................................................156
14. KỸ THUẬT PHUN KHÍ DUNG..................................................................................................169
15. KỸ THUẬT LẤY KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH .................................................................................182
16. THỦ THUẬT CHỌC DỊCH MÀNG PHỔI...................................................................................191
17. THỦ THUẬT CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG .................................................................................201
18. THỦ THUẬT CHỌC DÒ TUỶ SỐNG THẮT LƯNG.....................................................................211
19. KỸ THUẬT RỬA TAY - MẶC ÁO CHOÀNG - MANG GĂNG VÔ KHUẨN...................................224
20. CÁC MŨI KHÂU - CỘT CHỈ CƠ BẢN .......................................................................................236

Kiến thức thái độ kỹ năng cần đạt khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, biên soạn tập thể GS,PGS, giảng viên của 8 trường đại học y trên toàn quốc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân
1
KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẦY THUỐC - BỆNH NHÂN
MỤC TIÊU
1. Tạo được sự tin tưởng và mối quan hệ thân thiện với bệnh nhân để họ dễ dàng
trò chuyện và khai bệnh.
2. Trấn an được bệnh nhân trong một số tình huống đặc biệt (vd: bệnh nhân trước
mổ, bệnh nhân mắc bệnh ung thư…).
3. Hình thành kỹ năng và thái độ giao tiếp hiệu quả trong quá trình tiếp xúc trực
tiếp với bệnh nhân.
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHÂN BỐ THỜI GIAN
 Đối tượng: sinh viên Y2 – YCT2
 Phân bố thời gian: 180 phút
 Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 05 phút
 Giới thiệu nội dung bài giảng: 45 phút
 Thực hành đóng vai: 120 phút
 Giảng viên tổng kết cuối buổi: 10 phút
Trước khi đóng vai
 Chuẩn bị trước bảng kiểm, các tình huống đóng vai.
 Nêu mục tiêu bài học.
 Nêu phương pháp huấn luyện: đóng vai.
 Nêu cách lượng giá: bảng kiểm.
 Giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên.
 Chiếu băng video minh họa.
Trong lúc đóng vai
* Giảng viên: Quan sát.
* Sinh viên:
- Đóng vai Thầy thuốc, vai bệnh nhân theo tình huống được đưa ra.
- Quan sát, quay video trong khi sinh viên khác đóng vai.
Sau khi đóng vai
* Sinh viên:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiBộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab
2
- Vai Thầy thuốc: tự nhận xét, đánh giá về kỹ năng giao tiếp của mình trong quá
trình thực hành.
- Vai bệnh nhân: phát biểu cảm xúc sau khi đóng vai.
- Chiếu lại băng video.
- Thảo luận.
* Giảng viên:
- Nhận xét chung.
- Rút ra bài học có ích về kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân.
1. ĐẠI CƢƠNG
Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm, thông tin với một hay nhiều người. Trong
giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi
thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó
mà còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối
tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các
thông tin cùng trao đổi? v..v.
Chính vì vậy, để có thể thu thập thông tin chính xác, giúp cho quá trình chẩn đoán và
điều trị bệnh, người Thầy thuốc phải có kỹ năng giao tiếp tốt với bệnh nhân. Trong y
khoa, giao tiếp với bệnh nhân là một trong những kỹ năng thiết yếu của người thầy
thuốc. Người bệnh vào bệnh viện không những được chăm sóc bằng các dịch vụ y tế
sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu…mà còn phải được chăm sóc
bằng tâm lý, thể hiện qua cách thức giao tiếp của thầy thuốc với người bệnh.
Hai hình thức giao tiếp chính là giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời. Hai hình
thức này ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau tạo ra
hiệu quả cao nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp bằng lời là:
 Ngôn ngữ mang đặc tính cá nhân: tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp
 Âm điệu: giọng nói nhẹ nhàng, lịch sự, dễ đi vào lòng người
 Tính phong phú: lượng từ càng nhiều, càng phong phú, sinh động, giàu hình
ảnh càng dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh
 Tính đơn giản, dễ hiểu: không dùng từ một cách cầu kỳ, tránh dùng thuật ngữ
chuyên môn
 Tốc độ nói: nên nói với tốc độ vừa phải, không nên nói nhát gừng
 Thích hợp: đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng
 Bầu không khí giao tiếp
 Thái độ khi giao tiếpKỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân
3
Giao tiếp không lời được thể hiện qua hành vi, cử chỉ như: Giọng nói, nụ cười, nét mặt
và ánh mắt, điệu bộ và cử chỉ…
 Giọng nói: độ cao thấp, nhấn giọng, âm lượng, phát âm, nhịp điệu (trôi chảynhát gừng), cường độ (to-nhỏ), tốc độ (nhanh-chậm) ...
 Cử chỉ có thể diễn đạt cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú..
 Điệu bộ có thể diễn đạt sự tức giận, lo lắng, vui sướng
 Nét mặt có thể diễn đạt sự yêu thương, căm ghét, ngạc nhiên, vui buồn
 Ánh mắt có thể là tín hiệu của yêu thương, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, không
thích thú
 Sự vận động của cơ thể có thể là ngôn ngữ nói lên sự cảm thông
Mối quan hệ giữa Thầy thuốc và Bệnh nhân có thể có tác động tích cực hay tiêu cực
cho người bệnh. Đây là một quan hệ hết sức đặc biệt vì từng cử chỉ, thái độ, lời nói của
Thầy thuốc đều ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân và Thầy thuốc phải nói thế nào để
bệnh nhân tin tưởng. Mục đích giao tiếp giữa Thầy thuốc và Bệnh nhân là người Thầy
thuốc cần phát huy những tác động tâm lý tích cực và hạn chế tiêu cực lên người bệnh.
Y học hiện đại có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ Thầy thuốc - Bệnh nhân vì:
 Sự chuyên môn hóa và chuyên khoa hóa sâu sắc nên Thầy thuốc chỉ tiếp xúc
với bệnh nhân trong một giai đoạn rất ngắn của quá trình điều trị.
 Kỹ thuật dần dần thay thế con người: Thầy thuốc ngày càng ít tiếp xúc với bệnh
nhân hay chỉ tiếp xúc thông qua máy móc.
 Khoảng cách kiến thức rất lớn giữa Thầy thuốc và Bệnh nhân.
 Đào tạo y khoa thiên về kỹ thuật hơn là nhân văn.
Thầy thuốc thường tiếp cận với bệnh nhân thông qua 2 cách chính:
 Thầy thuốc là trọng tâm: hỏi câu hỏi đóng; chỉ quan tâm đến mặt sinh học; dùng
thuật ngữ chuyên môn; không quan tâm đến tâm tư hay những vấn đề liên
quan của bệnh nhân.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiBộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab
4
 Bệnh nhân là trọng tâm: hỏi câu hỏi mở; dùng từ ngữ nôm na, dễ hiểu; quan
tâm đến tâm tư hay những vấn đề liên quan của bệnh nhân; để bệnh nhân tham
gia vào các quyết định.
Người Thầy thuốc không có kỹ năng giao tiếp tốt thường chỉ đi tìm những bằng chứng
từ bên ngoài: nghĩ ngay đến một chẩn đoán chính xác và khoa học, cố gắng tìm kiếm
những bằng chứng rõ rệt qua thăm khám và những xét nghiệm với sự hỗ trợ của máy
móc, kỹ thuật. Có khi bệnh nhân cầm kết quả xét nghiệm trên tay thấy trời đất sụp đổ,
hoang mang và bối rối thì Bác sĩ lại reo lên "Tốt lắm!", "Chính xác!" vì đã có bằng
chứng xác định cho chẩn đoán! Có khi Bác sĩ cầm phim X-quang lên xem rồi lắc đầu
vài cái, bệnh nhân thót cả tim, trong khi thật ra chỉ vì Bác sĩ bị... mỏi cổ!
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc - Bệnh nhân giúp xây dựng mối quan hệ tốt
Thầy thuốc với Bệnh nhân. Đây là nghệ thuật mà người Thầy thuốc cần sử dụng ngay
từ buổi đầu gặp bệnh nhân. Chính nhờ giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần, thông cảm,
mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và những lời nói động viên, khuyến khích của
người Thầy thuốc sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng bộc lộ các khó khăn của mình, đồng
thời cảm giác yên tâm và tin tưởng vào người Thầy thuốc.
Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân vô cùng quan trọng. Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt,
người Thầy thuốc có thể khai thác được các thông tin tế nhị và nhạy cảm mà bệnh
nhân ngại nói ra. Nhờ đó, mà chẩn đoán bệnh được chính xác. Lời nói của Bác sĩ
không chỉ truyền đạt thông tin mà còn truyền đạt cả cảm xúc mà nhiều khi Bác sĩ cũng
không ngờ. bệnh nhân luôn ở trạng thái lo lắng, bối rối, đôi khi hốt hoảng, tuyệt vọng
nên họ cần lắm những lời nói, ánh mắt, cử chỉ ân cần của người Thầy thuốc trong từng
cử chỉ giao tiếp, ứng xử khi họ chẳng may phải vào bệnh viện khám chữa bệnh. Trong
bài này, chúng ta chỉ đề cập đến các kỹ năng giao tiếp trong lúc tiếp xúc ban đầu với
bệnh nhân nhằm làm cho bệnh nhân dễ dàng khai bệnh và cảm giác thoải mái, được
quan tâm.
2. CÁC ĐẶC THÙ CỦA BỆNH NHÂN VÀ THẦY THUỐC
* Bệnh nhân: Khi ốm đau, bệnh nhân cảm nhận những sự
thay đổi, bất an, những cảm giác từ bên trong như đau nhức,
đơ cứng, uể oải cùng nhiều cảm giác mơ hồ không rõ ràng,
khó mô tả, thậm chí không nói được nên lời. Bên cạnh đó là
nỗi sợ hãi, lo âu, nghĩ đến sự bất hạnh của mình, những tác
động đến gia đình, đến công ăn việc làm, tiền bạc, kể cả
nghĩ đến cái chết, thương tật, di chứng về lâu dài... Chính
nhờ các kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần, thông
cảm, mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và những lời nói
động viên, khuyến khích của người Thầy thuốc sẽ giúp
bệnh nhân dễ dàng bộc lộ các khó khăn của mình, đồng thời
cảm giác yên tâm và tin tưởng vào người Thầy thuốc.Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân
5
* Thầy thuốc: Thường trong tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng,
“quen/chai lì” với bệnh tật và rất có quyền uy. Người Thầy thuốc
có thể biết được các bí mật về cơ thể lẫn những tâm tư thầm kín
của người bệnh. Người bệnh có thể tâm sự hết mọi chuyện thầm
kín của họ nếu họ cảm giác tin tưởng vào người Thầy thuốc, sẵn
sàng hợp tác với Thầy thuốc và cho phép
Thầy thuốc thăm khám họ, thậm chí cả
những nơi kín đáo nhất.
 Thầy thuốc không được lợi dụng về những bí mật tình cảm
cũng như vật chất trong khi thăm khám và điều trị cho người
bệnh. Thầy thuốc phải luôn giữ bí mật cho người bệnh, phải
biết tôn trọng những tình cảm chân thành mà người bệnh đã
đặt vào mình.
3. MỘT VÀI THÔNG TIN THỰC TẾ
Trong lần "vào vai người bệnh" tại đơn vị mình, Giám đốc một bệnh viện đa khoa tại
thành phố Hồ Chí Minh thấy cô y tá gọi "trỏng" với bệnh nhân lớn tuổi. Ông bèn góp ý
với cô "Nên gọi bằng ông hay bác cho dễ nghe hơn", lập tức bị cô quát: "Đi ra, chưa
tới phiên ông". "Đó là kỷ niệm không thể nào quên. Qua đó, tui mới hiểu nhân viên y
tế cần được trau dồi kỹ năng giao tiếp đến thế nào", Ông tâm sự:
Theo Giám đốc một bệnh viện Nhi đồng, trước đây lãnh đạo bệnh viện thường nhận
được phản ánh của bà con về tiêu cực của nhân viên y tế. Nhưng gần đây, phần lớn
phàn nàn của thân nhân bệnh nhi tập trung về kỹ năng giao tiếp của đội ngũ này.
Thống kê cho thấy, 90% nội dung những cuộc điện thoại gọi vào đường dây nóng của
bệnh viện đều không hài lòng về thái độ giao tiếp của bác sĩ, y tá hay y công.
Tình hình cũng tương tự đối với một bệnh viện Đa khoa ở ngoại ô thành phố Hồ Chí
Minh với 70% nội dung thư góp ý gửi đến bệnh viện là phàn nàn về cách nói năng,
ứng xử của nhân viên y tế, đặc biệt là thái độ lạnh lùng, tiết kiệm lời nói của bác sĩ đối
với bệnh nhân, Giám đốc bệnh viện cho biết. "Có lẽ ngày nào cũng tiếp xúc với bệnh
nhân nên không ít bác sĩ trở nên... vô cảm", Ông giải thích.
4. XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẦY THUỐC-BỆNH NHÂN:
4.1. CHÀO HỎI BỆNH NHÂN
 Mỉm cười, chào hỏi bệnh nhân với giọng nói ân
cần, phong cách thân thiện.
 Tự giới thiệu về mình.
 Mời bệnh nhân ngồi.
 Khi chào hỏi, xưng hô với bệnh nhân phải phù
hợp với tuổi, giới tính, phong tục tập quán.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiBộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab
6
4.2. QUAN SÁT BỆNH NHÂN
 Luôn luôn chăm chú quan sát bệnh nhân một cách tế nhị và kín đáo.
 Quá trình quan sát diễn ra từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc buổi giao tiếp.
 Quan sát bên ngoài, ánh mắt nụ cười, vẻ mặt, các hành vi cử chỉ của bệnh nhân
để xưng hô phù hợp và thu được thông tin về bệnh tật của bệnh nhân.
4.3. TẠO MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP THOẢI MÁI
 Tôn trọng sự riêng tư và giữ bí mật cho bệnh nhân, tạo môi trường phỏng vấn
yên tĩnh, kín đáo, không bị quấy rầy, nói chuyện vừa đủ nghe.
 Tạo bầu không khí giao tiếp thoải mái, ân cần.
4.4. CÁC TƯ THẾ GIAO TIẾP
 Phù hợp với tư thế bệnh nhân, nếu bệnh nhân ngồi
thì Thầy thuốc ngồi, nếu bệnh nhân đứng thì Thầy
thuốc đứng.
 Tư thế giao tiếp mặt đối mặt, tốt nhất là ngồi cạnh
bàn làm việc hơn là sau bàn để tiếp xúc bệnh nhân.
 Khoảng cách thông thường là 0,5 m, nhưng sẽ thay đổi tùy theo tình huống, phù
hợp với hoàn cảnh.
4.5. NGÔN NGỮ
 Khi giao tiếp với bệnh nhân, luôn sử dụng lời nói
một cách nhẹ nhàng, ân cần thể hiện sự tôn trọng
bệnh nhân. Âm điệu của lời nói vừa phải, dễ
nghe, không cao giọng quá, nói to quá hay nói
nhỏ quá.
 Dùng các câu từ đơn giản, dễ hiểu.
 Thận trọng khi dùng các thuật ngữ chuyên môn, nếu có dùng thuật ngữ chuyên
môn thì phải giải thích rõ ràng.
 Tránh lời nói có tính phê phán về đạo đức.
 Không cáu gắt, quát tháo bệnh nhân dù bất cứ lý do gì.
 Ngôn ngữ luôn nhẹ nhàng, đúng mực.
4.6. ĐẶT CÂU HỎI “MỞ” VÀ CÂU HỎI “ĐÓNG” MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ
 Đầu tiên người Thầy thuốc nên sử dụng câu hỏi “mở” để tạo điều kiện cho bệnh
nhân kể lại hết những gì gây khó chịu, những gì họ cảm thấy, đồng thời giúp họ
tự nhiên hơn.
?!?
!?!?!Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân
7
 Qua đó thu được nhiều thông tin hơn. Nếu dùng câu hỏi “đóng” lúc đầu sẽ bỏ
lỡ nhiều thông tin có ích, quan trọng. Khi bệnh nhân trình bày các thông tin
mấu chốt về bệnh tật của bệnh nhân, lúc này, Thầy thuốc sẽ dùng câu hỏi đóng
để kiểm tra và khẳng định những gì mình vừa thu nhận được. Có nghĩa là người
Thầy thuốc sử dụng những từ ngữ của mình để nhắc lại nội dung câu chuyện
bệnh nhân đang nói bằng những câu tóm tắt ngắn gọn. Mục đích là để hiểu rõ
và chính xác những thông tin của bệnh nhân.
 Câu hỏi mở là câu hỏi mà bệnh nhân có thể trả lời câu dài, trình bày được
thông tin mà mình muốn nói ra.
 Câu hỏi đóng là câu hỏi mà bệnh nhân trả lời đúng hay sai.
 Đặt câu hỏi luôn phải rõ ràng, dễ hiểu, đặc hiệu.
 Mỗi lần chỉ hỏi một câu mà thôi. Tránh “thao thao bất tuyệt” hay đưa ra nhiều
câu hỏi cùng một lúc khiến bệnh nhân không kịp trả lời.
 Tránh đặt câu hỏi dẫn dắt.
4.7. LẮNG NGHE BỆNH NHÂN
 Trong tâm lý, người bệnh thường thích giải bày tình trạng
bệnh và cảm giác hài lòng nếu Thầy thuốc biết lắng nghe
một cách chăm chú, cẩn thận và chủ động.
 Biểu lộ lắng nghe một cách chăm chú, cẩn thận và chủ
động. Hãy tỏ ra là bạn đang chú ý tới người nói bằng cách
gật đầu hay đáp lại bằng những câu ngắn gọn thể hiện sự
chăm chú của bạn như thế à, vậy ư…
 Không thể hiện sự thờ ơ, không nhìn chỗ khác.
 Tránh cắt ngang lời nói của bệnh nhân hay bỏ đi hay viết lách.
4.8. KHEN NGỢI
 Tìm cách khen ngợi bệnh nhân nói về mối quan tâm
của họ.
 Không phê phán, chê bai bệnh nhân.
4.9. TÁC PHONG, TRANG PHỤC
 Trang phục: Áo blouse sạch sẽ.
 Tóc gọn gàng, tay chân sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.
 Nghiêm túc nhưng luôn thân thiện.
 Tuyệt đối khi tiếp xúc không hút thuốc lá hay nhai kẹo cao su.
Hình 8: Thông tin bao chỉ phẫu thuật
4. KĨ THUẬT KHÂU CƠ BẢN TRONG NGOẠI KHOA
4.1. Khái niệm:
Có nhiều phương pháp khâu vết thương. Việc lựa chọn phương pháp khâu vết thương
tùy vào các yếu tố sau đây:
 Hình dáng của vết thương
 Vị trí giải phẫu của vết thương
 Độ dày của vết thương
 Mức độ căng hai mép của vết thương
 Yêu cầu về thẩm mỹ của vết thương
Mặc dù có nhiều thay đổi trong kĩ thuật khâu và chất liệu chỉ khâu, việc khâu vết
thương cần đạt được các yêu cầu sau:
 Đóng kín các khoảng chết
 Hổ trợ vết thương cho đến khi lành vết thương đủ để chịu một lực căng có xu
hướng làm hở 2 mép vết thương
 Hai mép vết thương bằng mặt và ép sát nhau
 Cầm được máu và ngăn được hiện tượng nhiễm trùng
4.2. Phân loaị:
4.2.1 Phân loaị theo mô hoc̣ và giải phâũ :
 Vết thương nông: da bị tổn thương có thể kèm theo một phần mô mỡ dưới da.
 Vết thương sâu: da, mô dưới da bị tổn thương, có thể gặp các tổn thương đi
kèm như: cơ, cân, gân, mạch máu, thần kinh...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top