heo_con_way_pha

New Member
Download Bài giảng Chọn giống đậu tương

Download Bài giảng Chọn giống đậu tương miễn phí





Đậu tương là cây lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất của thế giới, đứng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô.
Do khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng khắp ở năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ 73,03%, tiếp đến là châu Á 23,15%.
Sản phẩm đậu tương được lưu hành trên thế giới chủ yếu dưới 3 dạng: hạt, dầu và bột.
Khu vực tiêu thụ dầu nhiều nhất là Mỹ, Braxin, Trung Quốc, Nhật, Ân Độ
Ở Việt Nam ta, cây đậu tương đã được phát triển sớm ngay từ khi nó còn là một cây hoang dại, sau được thuần hoá và trồng như một cây thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao.
Năng suất đậu tương bình quân của nước ta rất thấp, chỉ đạt 39,27% năng suất bình quân của thế giới
Sản lượng đậu tương của một số nước trên thế giới như bảng 1
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

CHỌN GIỐNG CÂY NGẮN NGÀY NÂNG CAO Chuyên đề: Chọn giống đậu tương Nguồn gốc lịch sử Cây đậu tương (Glycine max (L) Merr) là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp cả hai loại protein và dầu thực vật. Đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao, hạt có chứa 38-42% protein, 18-22% dầu, 30-40% hyđrat cacbon, 4-5% các chất khoáng, các sản phẩm đậu tương được sử dụng nhiều cho người và gia súc và các mục đích khác. Đậu tương có nguồn gốc ở Trung Quốc, đã được biết đến cách đây hơn 5000 năm. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu tương phát triển sang Triều Tiên, Nhật Bản, thế kỷ 17 thâm nhập sang Châu Âu. Ở miền Đông và Nam Trung Quốc, đậu tương truyền lan sang các nước Đông Nam Châu Á. Sự phát triển của đậu tương trên thế giới Đậu tương là cây lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất của thế giới, đứng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Do khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng khắp ở năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ 73,03%, tiếp đến là châu Á 23,15%... Sản phẩm đậu tương được lưu hành trên thế giới chủ yếu dưới 3 dạng: hạt, dầu và bột. Khu vực tiêu thụ dầu nhiều nhất là Mỹ, Braxin, Trung Quốc, Nhật, Ân Độ … Ở Việt Nam ta, cây đậu tương đã được phát triển sớm ngay từ khi nó còn là một cây hoang dại, sau được thuần hoá và trồng như một cây thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao. Năng suất đậu tương bình quân của nước ta rất thấp, chỉ đạt 39,27% năng suất bình quân của thế giới Sản lượng đậu tương của một số nước trên thế giới như bảng 1 Quỹ gen của đậu tương Đậu tương trồng (Glycine max) có số lượng NST 2n = 40 thuộc họ: Fabaceae họ phụ Lyguminosae Việt Nam thường gọi là “đậu tương” hay “đậu nành”. Chi Glycine wild gồm 2 chi phụ: Glycine và Soja (bảng 1) Quỹ gen cây đậu tương Bộ gen đậu tương là khá lớn, bao gồm khoảng 1 100 MBP. Nó là nhỏ hơn nhiều so với bộ gen của cây ngô và lúa mạch, nhưng lớn hơn so với bộ gen của Arabidopsis và lúa (Arumuganathan và Earle, 1991). Đậu tương hiện đại được coi là kết quả của một tổ tiên lưỡng bội (n = 11), trong đó đã giảm đi một thể lệch bội lẻ (n = 10), tiếp theo là sự đa bội hóa (n = 20) và sự hình thành thể lưỡng bội (Hymowitz, 2004). Đậu tương được coi là tứ bội (Pagel et al., 2004). Một trong những thách thức trong nghiên cứu di truyền của đậu tương là do cấu trúcđa bội của nó, mức độ trùng lặp phân đoạn trong bộ gen của nó. Do đó, điều này thể hiện những thách thức trong việc điều hành toàn bộ hệ gene và trình tự lắp ráp do chuỗi DNA lặp đi lặp lại. Hơn nữa, trình tự sự đa dạng trong gieo trồng đậu tương là tương đối thấp so với các loài khác dẫn đến những thách thức bổ sung trong các bản đồ di truyền Đặc điểm di truyền của đậu tương Đậu tương thuộc nhóm cây tự thụ phấn điển hình Hoa đậu tương có kích thước rất bé, chiều dài từ 5 – 7 mm. Một hoa bình thường bao gồm các bộ phận: đài hoa hình ống, 5 cánh hoa trong đó có 1 cánh rộng nhất là cánh cờ, 2 cánh bên và 2 cánh thìa, 2 bó nhị đực dính liền nhau và 1 nhị đực tách rời, tạo thành một hình ống bao quanh nhị cái. Bầu nhuỵ cái hơi cong về phía nhị đực tách rời, đỉnh của bầu nhuỵ là một cụm vòi nhuỵ. Với cấu tạo như vậy đảm bảo cho sự tự thụ phấn của đậu tương. tỷ lệ giao phấn khoảng 0,5 – 1%. Hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra cách truyền phấn cho đậu tương. Vì vậy đến nay công tác chọn giống đậu tương chủ yếu vẫn là sử dụng dòng thuần Mục tiêu tạo giống đậu tương Mục đích chung Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cụ thể Mục đích chung Năng suất cao, thời gian chín phù hợp cho từng vùng, vụ khác nhau Khả năng chống chịu sâu bệnh, tính chống đổ, chống tách vỏ, chống chịu với điều kiện môi trường không thuận lợi Khả năng tổng hợp nitơ, thành phần và chất lượng hạt Ngoài ra trong các điều kiện cụ thể cho từng khu vực sinh thái và các mục đích sử dụng riêng biệt Mục tiêu tổng quát Tập trung vào 3 hướng lớn: Tạo giống làm thức ăn cho chăn nuôi: Yêu cầu phải tạo được giống có năng suất cao, đặc biệt là phải có hàm lượng protein cao (≈46%) Làm thực phẩm cho công nghiệp thực phẩm Làm rau: Sử dụng hạt non, do đó cần chọn giống tích luỹ nhanh chóng vào hạt Mục tiêu cụ thể Phải tổ chức chọn giống để đáp ứng mục tiêu thêm 1 vụ chen vào giữa 2 vụ lúa: Đối với nhóm này thời gian sinh trưởng là quan trọng nhất (85 – 95 ngày, xu thế 75 ngày là tốt nhất), năng suất phấn đấu đạt 3 tấn/ha. Chọn ra các giống rất dài ngày phản ứng với ánh sáng ngày ngắn để đưa vào vùng núi: TGST là từ 135 – 140 ngày. Tăng cường tích luỹ nốt sần theo xu thế: sớm, nhiều, trẻ, lâu. Cải tiến cấu trúc kiểu cây: Lá hẹp, uốn cong lòng mo, dài, góc lá tạo với thân ≈ 15 – 300 (không che khuất lẫn nhau), xu thế không cần phân nhánh để tăng được mật độ Phương pháp chọn tạo giống Thu thập vật liệu và đánh giá nguồn gen Chọn giống bằng con đường lai hữu tính Chọn giống bằng xử lý đột biến và chọn lọc Chọn lọc Chọn giống chống đổ và chống tách vỏ Chọn giống tăng khả năng cố định đạm Sử dụng các công cụ mới Thu thập, nghiên cứu và đánh giá nguồn gen Bằng cách thu thập nguồn gen của các vùng sinh thái khác nhau ở trong và ngoài nước, có thể là các loài hoang dại, các dòng mới chọn tạo, các giống bao gồm các kiểu gen khác nhau, có thể thu được các nguồn gen quý như khả năng chống bệnh. Các vật liệu từ giống điạ phương và nhập nội đều là nguồn gen quý. Sau khi đánh giá, trồng thử trong sản xuất, có thể phát triển thành giống tốt. Khi nghiên cứu đánh giá nguồn gen trên đồng ruộng cần chú ý một số vấn đề như sau: Thí nghiệm tập đoàn không cần nhắc lại, cứ sau 10 mẫu giống gieo kèm theo 1 hay 2 đối chứng Diện tích ô từ 2 – 3 m2, gieo 2 hàng, khoảng cách 50 x 12.5 cm, 1 hốc để 2 cây cố định. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Các chỉ tiêu đánh giá như: màu sắc thân, mầm hoa, lá, vỏ quả, vỏ hạt, rốn hạt, hình dạng lá, mức độ phát triển lông trên lá. Các chỉ tiêu này sử dụng thang điểm từ 1 đến 7 để đánh giá. Về khả năng chống chịu sâu bệnh, tính chống đổ, chống tách vỏ, chịu nóng, chịu lạnh và chịu hạn… căn cứ vào % và diện tích cây bị hại để cho điểm khi đánh giá Sau khi nghiên cứu, đánh giá nguồn gen, có thể chọn lọc ra các dòng có triển vọng, phát triển thành giống tốt hay có thể dùng làm các dạng bố mẹ trong tổ hợp lai. Lai hữu tính Thụ phấn và thụ tinh kép Đậu tương là cây tự thụ phấn điển hình, tỷ lệ giao phấn khoảng 0,5 – 1%. Vào thời gian thụ phấn các bó nhị đực kéo dài ra giống như một cái chuông bao quanh nhuỵ. Các hạt phấn rơi trực tiếp trên núm nhuỵ, vì thế tỷ lệ tự thụ rất cao. Thời gian thụ phấn đến thụ tinh vào khoảng 8 – 10 giờ. Sự thụ phấn có thể xảy ra trước khi hoa nở ở bên trong nụ hoa. Vì thế ngày hoa nở đầy đủ là ngày thụ tinh hay sau khi thụ tinh. Về nguyên tắc và kỹ thuật lai hữu tính ở đậu tương cần chú ý một số điểm sau: a) Chọn cây bố mẹ Các dòng, giống sử dụng làm bố mẹ được tiến hành gieo trồng trên đồng ruộng trá...
 
Top