deathnoteetou

New Member

Download miễn phí Áp dụng marketing địa phương cho việc phát triển ngành du lịch Ninh Bình





 

I/Giới thiệu tổng quan về Ninh Bình 2

1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 2

1.2 Tài nguyên thiên nhiên 2

1.3. Tiềm năng kinh tế 3

1.4. Điều kiện xã hội 4

II/Thực trạng ngành du lịch Ninh Bình 4

1.Đánh giá chung về cơ sở phát triển ngành du lịch 4

1.1 Cơ sở hạ tầng 5

1.2 Các điểm hấp dẫn 6

1.3 Con người 13

1.4 An ninh, giáo dục và các dịch vụ bảo vệ con người 16

2. Thực trạng ngành du lịch Ninh Bình 17

3.Chiến lược phát triển ngành du lịch của các cấp chính quyền Ninh Bình. 19

4.Những hạn chế còn tồn tại trong ngành du lịch Ninh Bình. 20

4.1. Chất lượng nhân lực còn yếu kém 20

4.2. Chưa có quy hoạch phát triển du lịch tương đồng với phát triển các ngành khác 21

4.3. Dịch vụ đi kèm phát triển không đồng đều 22

4.4. Chưa có chiến lược du lịch dài hạn cho toàn tỉnh 22

4.5. Một số vấn đề khác 23

III/Một số kiến nghị và giải pháp 23

3.1 Giải pháp ngắn hạn 23

3.2 Giải pháp dài hạn 24

3.2.1 Marketing cơ sở hạ tầng 24

3.2 Marketing hình tượng 24

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ằng đá. Bên trong phía trên có treo một chiếc trống cái và một quả chuông (đúc năm 1890, cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần hai tấn). Nhà thờ lớn dài 74 mét, rộng 21m, xây năm 1891, có bốn mái và sáu hàng cột gỗ lim. Hai hàng giữa là 16 cột gỗ lim (cao 11m, chu vi 2,35m). Bàn thờ chính là một phiến đá dài 3 mét, rộng 0,9 mét, cao 0,8 mét, trên ba mặt có chạm khắc hoa lá.
Hai bên nhà thờ lớn có bốn Nhà thờ nhỏ hơn, mỗi nhà thờ một kiểu. ở tận cuối phía Bắc là 3 cái hang đá, đẹp nhất là hang đá Lộ Ðức ở phía Ðông Bắc. Sau cùng ở góc phía Tây Bắc là Nhà thờ nhỏ, còn gọi là Nhà thờ đá vì tất cả cột, xà, tường, chắn song, tháp đều bằng đá.
Nhà thờ Phát Diệm là một điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Cố đô Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình
Cố đô Hoa Lư
Hoa Lư là kinh đô của nước Ðại Cồ Việt (tên xa xưa của nước Việt Nam) có cách đây gần 10 thế kỷ thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư,
Cố đô Hoa Lư trước đây rộng khoảng 300 ha được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét. Kinh đô Hoa Lư bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là Trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án.
Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình. Thành Nam (thành ở phía Nam, từ hang luồn trở vào trong, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại). ở đây xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây bằng đường thuỷ có thể nhanh chóng rút ra ngoài.
Phía Ðông kinh thành có núi Cột cờ, nơi có lá quốc kỳ Ðại Cồ Việt, có ghềnh tháp-nơi vua Ðinh duyệt thuỷ quân, hang Tiền nơi lưu giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn- tiền đồn của Hoa Lư và là hang nhốt hổ, báo để xử kẻ có tội.
Ðến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện Bách Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Ðông, điện Vinh Hoa ở phía Tây, điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hoả Vân và điện Trường Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc.
Trải qua mưa nắng hơn 10 thế kỷ, các di tích lịch sử ở cố đô Hoa Lư hầu như bị tàn phá, đổ nát. Hiện nay chỉ còn lại đền vua Ðinh và đền vua Lê được xây dựng vào thế kỷ XVII.
Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương
Được thành lập ngày 7 tháng 7 năm 1962, Cúc Phương đã trở thành Vườn Quốc Gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá lịch sử, từ lâu Cúc phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.
Cúc phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm. Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ ngàn năm cao trọc trời từ 45 đến 75mét như cây Đăng cổ thụ cao 45m đường kính 5m, cây Chò Chỉ cao 70m đường kính 1,5m, cây Sấu cổ thụ cao 45m đường kính 1,5m, cây Chò xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m.
Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, và gần 2000 dạng côn trùng.
Trong các loài thú Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm, như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa...và nhiều loài được là đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ. ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới, đó là loài Voọc mông trắng – một báu vật của tạo hoá, loài vật này đã được chọn làm biểu tượng của Vườn Quốc Gia Cúc Phương.
Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng muôn hình muôn vẻ. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm nhiều vô kể đủ dạng, đủ mầu phơi bầy một bức tranh kỳ ảo.
Từ xa xưa Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tạp quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò ... mang đận sắc thái văn hoá dân tộc Mường.
Tam Cốc – Bích Động
Tam Cốc
Ðộng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động.
Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ "Bích Ðộng" (có nghĩa là Ðộng Xanh). Ðến đây du khách sau khi viếng thăm chùa, con thuyền nhỏ sẽ đưa du khách đi quanh co trong hang núi huyền ảo. Bích Ðộng đã được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam). Từ Bích Ðộng du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm giác mát lạnh. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo
1.2.2 Các điểm hấp dẫn về các loại hình văn hoá phi vật thể
Các di sản văn hoá phi vật thể bao gồm nghệ thuật hát chèo, hát ca trù, hát xẩm, hát rằng thường, mo Mường và hàng loạt các lễ hội được tổ chức khắp nơi.
Nghệ thuật hát chèo ở Ninh Bình có từ rất lâu. Lịch sử ghi lại bà tổ chèo Phạm Thị Trân đã được Vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ thứ X) phong chức "Ưu bà" chuyên dạy hát chèo trong cung đình. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nghệ thuật chèo ở Ninh Bình luôn được bảo tồn, phát triển và trở thành một trong những cái nôi chèo có tiếng của cả nước. Nhiều tích chèo, vở chèo như: Suý Vân, Tiếng gọi non sông...đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng yêu nghệ thuật.
Một loại hình nghệ thuật lưu tồn nhiều năm qua là hát xẩm. Tiêu biểu là Nghệ sỹ ưu tú Hà Thị Cầu (Yên Phong, Yên Mô) nay đã gần 80 tuổi vẫn tay kéo nhị, chân dập phách, miệng nhai trầu và hát xẩm rất hay.
Người Mường (Nho Quan) có hát Rằng thường, Mo Mường trong (lễ tang của người Mường), hát Đúm, hát Sắc Bùa (là cả một nghi lễ)  diễn ra  vào dịp mùa xuân với những bài hát rất đa dạng mang tính đặc thù, đặc trưng  của địa phương. Trong nhân dân còn lưu truyền hàng trăm câu chuyện, văn thơ về vua Đinh, vua Lê, về nhà Trần. Đặc biệt là những di sản văn hoá phi vật thể gắn liền với nhiều làng nghề truyền thống như đá mỹ nghệ, thêu ren, nghề chạm khắc gỗ, tạc tượng, trồng dâu nuôi tằm, se đay, chẻ cói, dệt chiếu... Và có biết bao nhiêu sự tích gắn liền với văn hoá dân gian truyền miệng có giá trị thẩm mỹ, có tính giáo dục cao mà ngày nay cần thống kê, sưu tầm, nghiên cứu để bảo tồn và phát huy về giá trị nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá ở Ninh Bình là một sự nghiệp lớn với quy mô cả bề rộng và chiều sâu ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Áp dụng chiến lược marketing – mix để hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang Novelty của Tổng Công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix ở Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC Luận văn Kinh tế 2
D Vai trò và thực tế áp dụng kế hoạch marketing trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Văn hóa, Xã hội 0
N [Free] Áp dụng Marketing-Mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Bia Nghệ Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC Tài liệu chưa phân loại 0
L Marketing trực tiếp qua truyền hình và khả năng áp dụng ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
L Khả năng áp dụng hệ thống Marketing dọc trong hoạt động cung ứng xi măng tại Công ty vật tư kỹ thuật Tài liệu chưa phân loại 0
H Một số giải pháp để áp dụng hoạt động marketing mix tại công ty điện tử công nghiệp CDC Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top