Osbert

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. tính cấp thiết của đề tài
Một cộng đồng cư dân không chỉ sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên mà con luôn tồn tại trong mối quan hệ với xã hội các dân tộc xung quanh. Cách thức ứng xử với môi trường xã hội là một thành tố của hệ thống văn hoá.
Với vị trí ngã tư đường, con người Việt Nam luôn quan tâm tới việc tiếp nhận các giá trị văn hoá nhân loại : Tiếp thu văn hoá Trung Hoa, ta có Nho giáo và Đạo giáo. Văn hoá phương Tây đem lại KiTô Giáo và những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần mơí mẻ, tiếp thu văn hoá Ấn Độ, ta có nền Phât giáo Việt Nam và nền văn hóa Chăm độc đáo. Sự hội nhập văn hoá giữa Chămpa và Ấn Độ trước đây đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho nền văn hoá Việt nam đa sắc tộc
Cùng với thời gian và sự biến đổi nhà nước Chănpa suy tàn các dấu ấn về chính trị cũng bị xoá sạch và chỉ để lại trong dân tộc Chăm và các bộ tộc khác một di sản văn hoá đậm ảnh hưởng Ấn Độ với những nét riêng độc đáo. Vậy văn hoá Ấn Độ đã có mặt ở Chămpa từ bao giờ, bằng con đường nào?. Vai trò và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến với tộc người Chăm có sâu rộng hay không, có lấn át đựoc lớp văn hoá bản địa hay không ? được thể hiện ra sao? Để đáp ứng và lý giải phần nào đòi hỏi đó khoá luận đi vào nghiên cứu đề tài: Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến tộc người Chăm ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho tới hiện nay ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu quy mô về văn hoá Chăm ở Việt nam, số lượng tác giả nghiên cứu về văn hoá Chăm ở Việt Nam hiện tại là rất hạn chế. Các bài viết chủ yếu xuất hiện trên một số tạp chí nghiên cứu, báo…. với dung lượng nhỏ, xoay quanh các đề tài như: Lễ hội, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật…. Nhìn chung ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến tộc người Chăm ở Việt Nam hiện nay chưa được các công trình khoa học nào đề cập một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ. Dù sao những công trình nghiên cứu đó là những đóng góp to lớn cho việc nhận diện rõ hơn văn hoá dân tộc Chăm dưới góc độ khoa học và là những tài liệu vô cùng quý báu để khoá luận lấy làm tư liệu học tập và kế thừa .
3. Mục đích, nhiệm vụ và pnhạm vi nghiên cứu của khoá luận
Mục đích của khoá luận là đi vào tìm hiểu những “ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến tộc người Chăm ở Việt Nam và người Chăm đã tiếp nhận nó ra sao và được thể hiện như thế nào.” Thực hiện mục đích trên, khoá luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu chung về vương quốc Chămpa
- Văn hoá Ấn Độ và văn hoá Chăm
- Một số biểu hiện của văn hoá Ấn Độ đến văn hoá Chăm
- Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu vào tìm hiểu sự giao lưu giữa hai nền văn hoá Ấn Độ và Chămpa, trong đó chú ý đến những dấu ấn còn lại của văn hoá Ấn Độ với người Chăm hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận
Khoá luận được thực hiện với một số phương pháp: phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh…..
5. ý nghĩa khoá luận
Khoá luận chỉ đống góp một phần nhỏ cho việc tìm hiểu và nhận diện rõ hơn cho sự giao lưu, ảnh hưởng giữa văn hoá Ấn Độ và Chămpa. Văn hoá Chăm cũng như các giá trị của nó cần được trân trọng, gìn giữ trong đời sống chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
6. Kết cấu khoá luận :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, dạnh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương, 8 mục
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VƯƠNG QUỐC CHĂM PA
1.1. Sự ra đời và hình thành của Vương quốc Chăm
Theo kết quả điều tra dân số thì tính đến ngày 1/4/1989 dân tộc Chăm có 98.971 người đứng thứ 14 trong số 54 dân tộc Việt Nam.
Người Chăm sống tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (trên 89%), số ít ở An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Tại miền Tây các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Ngoài ra còn có nhóm Chăm miền núi - Chăm - láng giềng của người Ê Đê, Ba Na.
Người Chăm có lịch sử cư trú lâu đời ở ven biển miền Trung. Họ đã lập nên nước Lâm Ấp - Chăm Pa phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ thứ II.
Về mặt chủng tộc, người Chăm (cùng với một số dân tộc Tây Nguyên) thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo, là một bộ phận của nhóm loại hình Inđônêxia, xưa kia cư trú rải rác tại nam Đèo Ngang đến Bình Thuận.
Theo các tài liệu Trung Quốc, vào năm 192, thừa lúc nhà Hậu Hán suy yếu (sau cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhưng bị đàn áp đẫm máu của Hai Bà Trưng), một viên chức quận Tường Lâm (phía Nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh đạo người Chăm nổi lên khởi nghĩa thắng lợi lập nên Vương quốc Lâm Ấp (xứ Rừng) hay Chăm Pa, Tân Thư, một tài liệu Trung Quốc năm 280 xác định:
"Vương quốc về phía Nam, giáp nước Phú Nam. Hai nước gồm rất nhiều bộ lạc và liên kết với nhau, lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung Quốc".
Từ thời điểm này, trên rẻo đất miền Trung nổi lên một tiểu quốc độc lập chịu ảnh hưởng của Ấn Độ.
Vương quốc Lâm Ấp vốn là một quốc gia sớm phát triển ở Đông Nam Á, hảng hải Lâm Ấp rất nổi tiếng và đã từng thực hiện chủ quyền Nhà nước trên các đảo lớn ở biển Đông, mà thủ tịch cổ của Trung Quốc thường gọi là Giao Chỉ Dương (biển của Giao chỉ). Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, người Lâm Ấp gọi là B'lao Brai Kân (Cù lao bãi lớn). Đó là loại địa danh chắc chắn cổ nhất trong lịch sử quần đảo này. Người Chăm H're còn ghi nhớ một bài kinh cúng khi ra khai thác quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào các tháng 1 - 4 hàng năm theo lịch cổ.
Vương quốc Lâm Ấp với tên gọi có tính chất quốc tế lúc bấy giờ là Sinhapura (thành phố Sư Tử) dựa trên nền văn hóa vốn có đã phát triển của chính mình, sớm tiếp thu sâu sắc văn hóa Ấn Độ, sáng tạo nên nền văn hóa rất độc đáo, mà hàng loạt di tích kiến trúc còn lưu lại khắp cả tỉnh ven biển miền Trung - đỉnh cao nhất tập trung tại địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng. Phía Nam vương quốc Lâm Ấp tiếp giáp với một thuộc quốc của phù Nam Bia ký Võ cạnh nổi tiếng đã ghi rõ, người đứng đầu thuộc quốc này là "Đấng… hậu duệ của nhà vua Crimara , hậu duệ xứng đáng với thanh danh dòng họ của (nhà vua) Crimara". - Crimara vốn là một danh tướng rất nổi tiếng được tôn lên làm vua phù Nam. Lâm Ấp và Phù Nam đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lẫn nhau.
Vương quốc Phù Nam (từ phù Nam có thể phiên âm từ Phnom có nghĩa là núi của tiếng Khmer) là một quốc gia ngay từ buổi đầu tiên đã được xây dựng trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa khá phát triển bắt nguồn từ vùng ruộng nương trung nguyên sông Cửu Long của cư dân Môn - Khmer, kết hợp với nghề biển cổ truyền của cư dân Nam Đảo. Trên cơ tầng đó, các đạo sĩ Bàlamôn từ Ấn Độ đến đã tổ chức một quốc gia mô phỏng theo mô hình Ấn Độ trên tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị hóa, giao thông, kỹ thuật, công nghiệp cùng một hệ thống tôn giáo và các nền văn hóa kèm theo trong đó có đạo Bàlamôn đóng vai trò chi phối.
Theo sách sử ghi: Năm Vinh Minh thứ 9 (491) vua Phù Nam sai sứ dâng cống nạp hoàng đế Trung Quốc và được phong là Lâm Ấp Vương. Như vậy trong thời gian này Lâm Ấp chịu sự thống trị của đế quốc Phù Nam. Đến cuối thế kỷ V Lâm Ấp mới giành được độc lập (theo Nam Tề Thư, q. 58, 4b Lâm Ấp). Cũng từ đấy Phù Nam dần dần đi vào con đường suy yếu, sức ép tấn công từ hai phía là Chân Lạp và Lâm Ấp đã quyết định sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam.
Vương quốc Lâm Ấp chiếm toàn bộ lãnh thổ của thuộc quốc Phù Nam từ phía Nam Đèo Cả đến tiếp giáp Đồng Nai. Trên địa bàn đó có hai khu vực hành chính chủ yếu, ở phía Nam là Panduranga (Bình Thuận, Ninh Thuận) và phía Bắc là Koh Th'ra (Thara) - Nha Trang, theo ngôn ngữ Malayo cổ, địa danh này có nghĩa là: Bải biển hình cong lưỡi liềm.
Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ vào phía Nam đưa lại một sự kiện chính trị to lớn là sự hình thành một vương quốc mới bao gồm Lâm Ấp là chủ thể và phần đất rộng lớn vốn là thuộc quốc của Phù Nam. Vương quốc mới hình thành mà thư tịch cổ Trung Quốc gọi là Hoàng Vương, và sau đổi thành Champapura - Chiêm Thành. Chăm là tên tự gọi, nay trở thành tên chính thức của dân tộc.
Ngoài ra còn có những tên khác như Chàm (thực ra tên này do người Kinh gọi biến âm từ Chăm mà ra), Lồi, Hời hay Chiêm, Chiêm Thành mà ta đã kể đến ở trên. Quốc hiệu Chăm Pa xuất hiện vào lúc nào không rõ, chỉ biết rằng bia kí sớm nhất có nhắc đến tên này được khắc vào cuối thế kỷ VI [Ngô Văn Doanh 1994: 6]2. Chăm pa là tên một loài hoa, miền Bắc gọi là hoa đại, miền Nam gọi là hoa sứ. Dạng rút gọn của nó chính là Chăm, biến âm là Chàm. Âm Hán Việt là Chiêm Thành, rút gọn là Chiêm. Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng thế kỷ VII đến hết thế kỷ XV, khi Chămpa chấm dứt sự tồn tại với tư cách quốc gia của mình.
Văn minh Chămpa đã tắt, hay đúng hơn các nhà nước Chămpa đã không còn tồn tại từ vài trăm năm nay, song tộc Chăm và các tộc bà con theo mẫu hệ còn đó: Chăm H'rê, chăm H'roi, Raglai, Tarai, Rhaday… Văn hóa Chăm vẫn còn đây, sống động ở Ninh Thuận (với làng gốm Bàu Trúc) Bình Thuận là các phế tích "Thành Lời", giếng "Hời", "cánh đồng Chăm" theo cách gọi của người Kinh - Việt ở Bình - Trị - Thiên, Nam - NgãI - Bình - Phú, Khánh Hòa - Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết… Đó còn là những lễ hội rất Chăm đi vào đời sống văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cái riêng hòa trong cái chung, tất cả góp mình làm nên bản sắc, văn hiến cho dải đất hình chữ S bên bờ biển Đông.
1.2. Vài nét về đặc điểm tự nhiên và xã hội của Vương quốc Chăm Pa
1.2.1. Thiên nhiên miền Trung với Vương quốc Chăm pa
Người Chăm sống trên dải đất hẹp miền Trung. Nói đến miền Trung ai cũng biết đấy là miền có địa thế hẹp chiều Tây - Đông, dằng dặc chiều Bắc - Nam.

KẾT LUẬN
Đông Nam Á là một khu vực văn hoá đa dạng, kết hợp bản địa và ngoại lai. Những yếu tố bản địa có từ xa xưa, đã tạo nên nền tảng vững chắc của khu vực. Nền nông nghiệp trồng lúa nước với khí hậu gió mùa đẫm nước, chế độ gia đình thiên về mẫu hệ hay song hệ tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên và thần đất gần gũi thân thiết là những nét sống tự nhiên của họ. Thật khó không nhận ra được những mặt nổi trội đó của cư dân Đông Nam Á.
Nhưng Đông Nam Á cũng là khu vực có sức hàm chứa lớn nhất thế giới Ấn Độ,Trung Quốc, Arập, đến các nước châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, rồi cả Nhật Bản, Hoa Kỳ đều có mặt ở đây. Tất cả những yếu tố ngoại lai đã sớm muộn mang đến vùng đất này những lớp phù sa màu mỡ của lịch sử. Cũng như các quốc gia khác trong khu vực Việt Nam cùng nằm chung trong hệ quỹ đạo đó.
Một cộng đồng cư dân không chỉ sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên mà còn luôn phải quan hệ với các dân tộc xung quanh đó là môi trường xã hội. Các thức ứng xử với môi trường xã hội mà thành tố thứ tư của một hệ thống văn hoá. Với vị trí ngã tư đường của các nền văn minh, người Việt Nam quan tâm đặc biệt tới việc tiếp nhận các giá trị văn hoá nhân loại. Tiếp thu văn hoá Trung Hoa, ta có Nho giáo và Đạo giáo. Văn hoá phương Tây đem lại Kitô giáo và những gía trị văn hoá vật chất và tinh thần mới mẻ, tiếp thu văn hoá Ấn Độ, ta có một nền Phật Giáo Việt Nam và ta có nền văn hoá Chăm độc đáo.
Văn hoá Chăm được coi như một mảng mầu khá lớn và đặc sắc trong bức tranh văn hoá truyền thống đa sắc của đất nước Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Hiện nay, người Chăm là một trong 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam và nền văn hoá của ngươì Chăm, từ nhiều thế kỷ nay đã, đang và sẽ góp phần xứng đáng tạo nên sự phong phú và những giá trị cho nền văn hoá của Nước Việt Nam thống nhất.
Trong suốt gần hai mươi thế kỷ qua, người Chăm đã sáng tạo nên nhiều giá trị văn hoá lớn có tầm cỡ quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, mà một trong những giá trị lớn nổi bật nhất mà người Chăm để lại cho văn hoá Việt Nam là những giá trị vật chất như đền tháp, thành quách, các tác phẩm điêu khắc đá, các tấm bia kí cổ… Cho dù năm tháng, thiên nhiên và sự lãng quên, rồi bao nhiêu năm chiến tranh đã làm hư hại, làm mất đi khá nhiều những di tích quý đó. Nhưng những gì còn lại cũng đã đủ nói lên sự độc đáo và đặc sắc của văn hoá Chămpa. Một nền văn hoá được phôi thai và sinh ra trong lớp văn hoá bản địa, được nuôi dưỡng và lớn lên trong sự giao lưu với văn hoá khu vực. Sản phẩm của sự giao lưu đó chính là văn hoá ẤN Độ - Một trong những nền văn hoá cổ đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử văn hoá đã qua của loài người.







MỞ ĐẦU 1
1. tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3. Mục đích, nhiệm vụ và pnhạm vi nghiên cứu của khoá luận 2
4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận 2
5. ý nghĩa khoá luận 2
6. Kết cấu khoá luận : 2
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VƯƠNG QUỐC CHĂM PA 3
1.1. Sự ra đời và hình thành của Vương quốc Chăm 3
1.2. Vài nét về đặc điểm tự nhiên và xã hội của Vương quốc Chăm Pa 6
1.2.1. Thiên nhiên miền Trung với Vương quốc Chăm pa 6
1.2.2. Hiểu thêm về nền nông nghiệp Chăm pa 7
1.2.3. Ưu thế lâm, ngư, thương nghiệp của Vương quốc Chămpa 9
1.2.4. Cư dân Chămpa 12
CHƯƠNG 2 14
VĂN HOÁ ẤN ĐỘ VÀ DÂN TỘC CHĂM 14
2.1. Những con đường đưa văn hoá Ấn độ đến với xứ sở Chăm pa 14
2.2. Yếu tố bản địa trong quan hệ văn hoá Chăm - Ấn Độ 24
CHƯƠNG 3 29
MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ ẤN ĐỘ ĐẾN VĂN HOÁ CHĂM 29
3.1. Ngôn ngữ, chữ viết, văn học và lịch pháp 29
3.2. Âm nhạc và Múa 35
3.3. Kiến trúc Chăm 40
3.4. Điêu khắc 43
KẾT LUẬN 52


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

cogiaopham

New Member
đây là một đề tài khá mới đối với quá trình nghiên cứu văn hóa chăm-pa.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top