Cho mình hỏi: (ngày 09/10/08) a) Thời gian qua báo chí đã đưa tin rất nhiều về sự việc ở Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết, trên trang web của Kế toán cũng đã có bài “Ý nghĩa tích cực từ sự cố Bông Bạch Tuyết” của Ông Bùi Văn Mai – Vụ trưởng Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Kế toán. Vậy theo ý kiến của Kế toán, thực chất của sự việc này như thế nào? Những vấn đề gì cần sớm rút ra bài học cho các công ty kiểm toán?
b) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa có công văn kết luận về nội dung kiểm tra tại Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết và đề nghị Công ty phải tổ chức kiểm toán lại các báo cáo tài chính từ năm 2005. Vậy theo Kế toán, Công ty kiểm toán lại có nhất thiết phải là công ty kiểm toán khác chưa kiểm toán báo cáo tài chính cho Công ty Bông Bạch Tuyết. Nếu kết quả kiểm toán hoàn toàn khác với kết quả kiểm toán trước đây thì xử lý trách nhiệm của Công ty kiểm toán cũ như thế nào?
 

Zigor

New Member
Trả lời:

Kế toán chưa có điều kiện trực tiếp kiểm tra vụ việc. Qua báo cáo giải trình của công ty kiểm toán và dịch vụ toán học AISC, sự cố ở công ty CP Bông Bạch Tuyết được tóm tắt như sau:

1/ Báo cáo tài chính năm 2006 của Bông Bạch Tuyết (BBT) có lãi. Báo cáo tài chính năm 2007 không chỉ bị lỗ ở cột năm 2007 mà lỗ cả ở cột năm 2006 làm xôn xao dư luận: “Báo cáo năm 2006 đang lãi chuyển thành lỗ”. AISC cho rằng: Thực chất Báo cáo tài chính năm 2006 của BBT là lỗ nhưng BBT không chấp nhận ý kiến của kiểm toán viên là phải ngoại trừ doanh thu tính thừa, chi phí tính thiếu. Kiểm toán viên AISC đã phát hành Báo cáo kiểm toán ngoại trừ... Đến năm 2007, khi tình hình tài chính đã xấu hơn, đến mức không thể lẩn tránh lỗ được nữa thì BBT chấp nhận ý kiến của kiểm toán viên là phải tính lại (hồi tố) doanh thu, chi phí từ năm 2006 nhằm giảm số lỗ năm 2007. Cuối cùng Báo cáo tài chính năm 2007 lỗ cả số đầu năm 2006 và số cuối năm 2007. Số liệu chi tiết đã trình bày trong bài báo của Ông Bùi Văn Mai.

2/ Bài học rút ra cho các công ty kiểm toán:

(1) Phải tuyệt đối cẩn trọng khi kiểm toán Báo cáo tài chính công ty niêm yết vì liên quan đến quyền lợi của công chúng và chịu sự giám sát rất cao của xã hội.

(2) Phải thật hạn chế ký hợp đồng kiểm toán sau ngày kết thúc năm tài chính vì sẽ không tham gia giám sát kiểm kê, không nên coi phương án ngoại trừ  số dư cuối năm là biện pháp bảo vệ vì không tham gia kiểm kê. Trường hợp ký hợp đồng sau ngày kết thúc năm tài chính thì nhất thiết phải tính đủ chi phí cho các thủ tục kiểm toán bổ sung thủ tục kiểm kê sau ngày kết thúc năm tài chính.

(3) Phải mềm mỏng và kiên quyết yêu cầu đơn vị được kiểm toán điều chỉnh Báo cáo tài chính  theo ý kiến của kiểm toán viên. Trường hợp không thể được thì phải phát hành báo cáo không chấp nhận hay ngoại trừ với các chú ý gây sự chú ý cao của Nhà đầu tư, đồng thời phải phát hành thư quản lý kèm theo Báo cáo kiểm toán... Trường hợp trọng yếu thì báo cáo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước theo quy định.

3/ Việc lựa chọn công ty kiểm toán để kiểm toán lại là do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quyết định - thường không phải là công ty kiểm toán đã kiểm toán BBT cho khách quan hơn. Nếu kết quả kiểm toán hoàn toàn khác với kết quả kiểm toán trước thì công ty kiểm toán trước phải giải trình. Nếu thực sự công ty kiểm toán trước bị sai thì xử lý theo quy định tại Thông tư số 64.

BBT - Web
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian qua Công nghệ thông tin 0
M Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty khoá Việt Tiệp trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua và giai đoạn 1996-2002 Luận văn Kinh tế 0
L Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
N Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong thời gian qua và một số ý kiến nhằm nâng cao Luận văn Kinh tế 0
V Những kết quả đạt được trong thời gian qua của Bảo việt nhân thọ Hưng yên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top