daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..........................................................................................2
1.1 Đặc điểm thực vật chi Ocimum L............................................................................2
1.2. Thành phần hóa học của Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.).........................5
1.3 Tổng quan về acid ursolic........................................................................................6
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................12
2.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................12
2.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................13
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................15
3.1 Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học..................................15
3.2 Định tính acid ursolic trong cành lá Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.)
bằng SKLM...................................................................................................................22
3.3 Phân lập acid ursolic từ cành lá Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) bằng
sắc ký cột .......................................................................................................................23
3.4 Xây dựng quy trình chiết tách acid ursolic từ Hương nhu tía (Ocimum
sanctum L.)....................................................................................................................29
BÀN LUẬN ...................................................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................40
PHỤ LỤC......................................................................................................................43
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hương nhu tía từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền làm
thuốc điều trị cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng ... Dược điển
Việt Nam IV có chuyên luận về Hương nhu, xem hai loài Hương nhu trắng
(Ocimum gratissimum L.) và Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) được sử dụng
như nhau trong điều trị. Thực tế, cây Hương nhu trắng là nguồn nguyên liệu chiết
xuất tinh dầu Hương nhu và điều chế eugenol, còn cây Hương nhu tía chủ yếu dùng
trong Y học cổ truyền.
Trên thế giới, Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) được dùng như một nguồn
nguyên liệu giàu acid ursolic, do có chứa hàm lượng acid ursolic cao [19, 22]. Acid
ursolic là một saponin thuộc nhóm ursan đã được chứng minh có nhiều tác dụng
sinh học đáng chú ý như chống viêm, bảo vệ gan, hạ lipid máu, chống khối u [10,
15]. Đặc biệt acid ursolic còn là một chất trung gian quan trọng để bán tổng hợp
nhiều chất có hoạt tính sinh học cao như acid corosolic (một chất ức chế glycogen
phosphorylase được nghiên cứu nhiều trong điều trị đái tháo đường) [20, 24].
Xuất phát từ thực tế cây Hương nhu tía ở Việt Nam chưa được nghiên cứu
nhiều về thành phần acid ursolic, chúng tui đã thực hiện đề tài : "Nghiên cứu
thành phần hóa học của cây Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.)"
với các nội dung chính như sau :
- Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cành, lá Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.).
- Chiết xuất, phân lập acid ursolic từ cành lá Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.).
- Xây dựng quy trình chiết xuất acid ursolic từ Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.).
- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng acid ursolic chiết từ dược liệu.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm thực vật chi Ocimum L.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Ocimum L.
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan 1987, chi Ocimum L. thuộc :
• Giới thực vật (Plantae)
• Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
• Lớp Ngọc lan (Magnoliidae)
• Phân lớp Bạc hà (Lamidae)
• Bộ Bạc hà (Lamiales)
• Họ Bạc hà (Lamiaceae)
• Chi Ocimum L. [4]
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Ocimum L.
Chi Ocimum L. thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae), tên gọi có thể bắt nguồn từ ozo,
ozein nghĩa là toát mùi thơm, liên quan đến mùi thơm phảng phất của các cây thuộc
chi này; hay do chữ okimon, okys nghĩa là nhanh, cấp tốc vì các cây này mọc rất
nhanh. Tên khác của chi : Hương nhu, Húng, É.
Cỏ hay cây bụi nhỏ, sống hằng năm hay sống nhiều năm. Thân thường vuông,
nhẵn hay có lông. Lá mọc đối, mép nguyên hay xẻ răng cưa, có lông hay nhẵn,
thường có các điểm tuyến tròn trên phiến. Cụm hoa dạng chùy hay hình tháp, gồm
các xim bó tạo thành các vòng giả, mỗi vòng thường có 6 hoa. Lá bắc tồn tại hay
sớm rụng. Đài hình chuông, thường có lông và điểm tuyến ở phía ngoài, 2 môi; môi
trên có một thùy lớn ít nhiều men xuống ống; môi dưới 4 thùy, với 2 thùy bên nhọn
ngắn, 2 thùy dưới nhọn, dài. Tràng có ống thò khỏi đài, nhẵn hay có lông, 2 môi :
môi trên 4 thùy ngắn; môi dưới một thùy dài và lớn hơn môi trên, hơi cong và lõm
hình thuyền. Nhị 4, hướng xuống môi dưới, chỉ nhị ít nhiều thò khỏi ống tràng, bao
phấn hình trứng hay hình thận, 1 ô. Bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ 2 thùy ở đỉnh. Đĩa mật
có thùy trước lớn. Quả hình trứng hay gần hình cầu, nhẵn, nằm trong đài đồng
trưởng.
Có khoảng 150 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi và Nam Mỹ.
Ở Việt Nam có 4 loài [5].
1.1.3 Chi Ocimum L. ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chi Ocimum L. có 4 loài :
• Ocimum americanum L. - É hoang, É châu Mỹ. Ở nước ta có gặp tại Hà Nội
và vùng Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa.
• Ocimum basilicum L. - Húng quế, Húng giổi, Húng chó, É tía, É quế. Ở
nước ta, có gặp từ Hà Giang, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, thành
phố Hồ Chí Minh và Long An. Cũng được trồng ở nhiều nơi.
Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.) Benth. - Húng trắng, É trắng, Trà
tiên. Ở nước ta, thứ này có gặp từ Hà Giang, Hòa Bình, Hà Nội vào Quảng
Nam, Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh và Long An.
Cũng được trồng ở nhiều nơi.
• Ocimum gratissimum L. - Hương nhu trắng, É lá lớn. Ở nước ta, có gặp từ
Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội vào tới thành phố
Hồ Chí Minh.
• Ocimum sanctum L. (tên khác O. tenuiflorum L.) - Hương nhu tía, É tía, É
đỏ, É rừng. Ở nước ta, có gặp từ Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình
vào Khánh Hòa, Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh cho đến An Giang.
Cũng được trồng ở nhiều nơi [5].
1.1.4 Đặc điểm thực vật loài Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.)
1.1.4.1 Tên gọi
• Tên khoa học : Ocimum sanctum L. (tên khác : O. tenuiflorum) - họ Bạc hà
(Lamiaceae).
• Tên khác : É đỏ, é tía.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sàng lọc tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của một số loài thuộc chi Ficus L Y dược 0
P Thiếu máu cục bộ cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và ứng dụng lâm sàng của tính chọn lọc trên Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng chỉ thị phân tử trong sàng lọc nguồn vật liệu lúa đột biến mang đa gen kháng bệnh bạc lá Nông Lâm Thủy sản 1
D Sàng lọc các cây thuốc có tiềm năng điều trị bệnh gút thông qua ức chế xanthin oxidase in vitro Y dược 0
D chuyên đề sàng lọc thuốc hiệu năng cao bằng công nghệ sinh học Y dược 0
T Sử dụng phương pháp sàng lọc và phương pháp định lượng đánh giá hàm lượng PCBs trong dầu biến thế Luận văn Sư phạm 0
L Nghiên cứu sàng lọc virút HIV, HBV, HCV, ở người hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Văn hóa, Xã hội 1
N Sàng lọc và phân tích đặc điểm phân tử các đột biến FLT3 xuất hiện trên bệnh nhân mắc bệnh ung thư b Khoa học Tự nhiên 0
M Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích sàng lọc Calux trong đánh giá mức độ ô nhiễm Dioxin trong Khoa học Tự nhiên 0
D Sàng lọc đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai MLH1 liên quan đến ung thư ruột kết không Polyp di truyền Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top