Link tải miễn phí Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý : 60 34 05
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2014
Miêu tả: 75 tr. + CD-ROM
Nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn vai trò và sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng vì trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung, NHTM Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm giảm khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng tức là làm thế nào để xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được luôn là vấn đề mà các NHTM quan tâm.
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NHTM ....................................................................................................................3
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ............................................................................3
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .................................................................3
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng ................................................................4
1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng...................................................................5
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
................................................................................................................................5
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.........................................................................5
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng...........................................................................7
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .....................................................8
1.2.4. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng...................................................12
1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NHTM.........................................................................................................13
1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng..........................................................13
1.3.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng của NHTM ............................13
1.3.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng............................................................15
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng..........................................23
1.3.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM
..........................................................................................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT..........................................31
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT ...........31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................31

2.1.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................32
2.1.3. Tình hình hoạt động và một số chỉ tiêu hoạt động chính.......................34
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT ..........................................................................40
2.2.1. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên
Việt...................................................................................................................40
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Bƣu Điện Liên Việt..........................................................................................43
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT..............................................................46
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................46
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................47
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT...............54
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG TMCP
BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT TRONG THỜI GIAN TỚI ..........................................54
3.1.1. Định hƣớng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt54
3.1.2. Định hƣớng tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Bƣu Điện Liên Việt..........................................................................................55
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT .................................................56
3.2.1 Hoàn thiện chính sách, cơ chế về quản lý rủi ro tín dụng.......................57
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thông báo rủi ro.......................................................60
3.2.3 Tăng cƣờng giám sát chấp hành quy trình cho vay. ..............................63
3.2.4 Tăng cƣờng quản lý sau cho vay ............................................................67
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................70
3.3.1. Đối với Chính phủ..................................................................................70
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................................71
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nói
chung, NHTM Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi vốn vay,
làm ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm giảm khả năng
cung cấp vốn cho nền kinh tế và cuối cùng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân
hàng. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng tức là làm thế nào để xác định, đo lƣờng và
kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận đƣợc luôn là vấn đề mà các NHTM
quan tâm.
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ
hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa
hay giảm thiểu thiệt hại tối đa rủi ro xảy ra. Đứng trên quan điểm quan điểm
quản lý hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ
lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải luôn đƣợc xác định trong
chiến lƣợc hoạt động chung của ngân hàng. Khi ngân hàng kinh doanh với một
mức tổn thấp hay bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong
lĩnh vực quản lý rủi ro. Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt
động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng để góp phần đạt mục đích hoạt động
tín dụng an toàn, hiệu quả.
Một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính
lành mạnh và quản lý rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo đƣợc niềm tin của
khách hàng và nâng cao vị thế, uy tín đối với khách hàng, tổ chức tín dụng trong
và ngoài nƣớc. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt đƣợc mục
tiêu tăng trƣởng và phát triển bền vững cũng nhƣ thực hiện thành công các hoạt
động khác trong thời kỳ mới.
Cũng nhƣ các NHTM Việt Nam, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Bƣu
Điện Liên Việt chủ yếu từ hoạt động tín dụng (chiếm khoảng 70% tổng thu nhập
của ngân hàng). Do đó, quản lý rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt.
Chính vì vậy, tui đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và thực tiễn
hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Bƣu Điện Liên Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt từ khi thành lập đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, cùng với việc vận dụng các phƣơng pháp
luận nghiên cứu khoa học nhƣ: duy vật lịch sử, duy vật biện chứng… Luận văn
chú trọng sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ:
thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích dựa trên kết quả số liệu lấy từ báo cáo
thƣờng niên của ngân hàng
5. Bố cục Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn chia thành 3 chƣơng chính:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mƣợn, gồm cả cho vay và đi
vay. Mối quan hệ tín dụng bao gồm hai mặt cơ bản: (1) quan hệ vay mƣợn về
vốn giữa hai đối tác, (2) quan hệ hoàn trả.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mƣợn giữa ngân hàng với các cá nhân,
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các tổ chức tín dụng khác theo
nguyên tắc có hoàn trả.
Theo Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cấp tín dụng là việc
thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hay cam kết cho phép sử
dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác.
Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,
nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Để đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh
lời trong hoạt động tín dụng, đòi hỏi các ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc
sau:
- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định nhƣ
đã thỏa thuận;
- Khách hàng cam kết sử dụng vốn theo đúng mục đích đƣợc thỏa thuận
với ngân hàng, không trái với quy định của pháp luật và các quy định khác của
ngân hàng cấp trên;
- Ngân hàng tài trợ dựa trên phƣơng án hay dự án có hiệu quả.
Nhƣ vậy hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM
bởi nó mang lại thu nhập từ lãi lớn nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng làc
hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng.
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng
- Vai trò của tín dụng đối với ngân hàng:
Các doanh nghiệp, các tổ chức chức kinh tế đều có một mục tiêu chung là
thông qua hoạt động để tạo ra lợi nhuận ròng và mục tiêu của các ngân hàng
cũng không nằm ngoài mục đích đó. Ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận thông các
hoạt động dịch vụ, tƣ vẫn và đặc biệt hoạt động tín dụng. Ngân hàng hoạt động
trên nguyên tắc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, trong tổ chức và
thông qua hoạt động tín dụng để cung cấp vốn cho các nhu cầu khác nhau trong
xã hội. Sự chênh lệch giữa tiền lãi thu đƣợc từ hoạt động cho vay với tiền lãi
phải trả từ hoạt động huy động chính là phần lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Mặc dù đây chƣa phải toàn bộ lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động ngân hàng nhƣng
lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng lợi nhuận
của ngân hàng.
Nhƣ vậy, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM
bởi nó mang lại thu nhập từ lãi lớn nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là
hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho các NHTM.
- Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế:
Nhìn chung tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền
kinh tế, nó thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn và phân bổ lại nguồn lực đầu
tƣ của xã hội vào các lĩnh vực của nền kinh tế một cách có hiệu quả. Tín dụng
của một hệ thống ngân hàng lành mạnh phản ánh năng lực hấp thụ vốn của nền
kinh tế quốc gia; mức rủi ro thấp của nền kinh tế chính là điều kiện để kêu gọi
các dòng vốn từ bên ngoài đầu tƣ vào để phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên
do các ngân hàng cho khách hàng vay đầu tƣ sản xuất kinh doanh thuộc nhiều
lĩnh vực nhƣ xây dựng, sản xuất công nghiệp, thƣơng nghiệp, tiêu dùng, dịch vụ
lữ hành... nên sau khi cho vay thì quyền sở hữu vốn tạm thời tách khỏi quyền sử
dụng vốn, do vậy tính chủ động của Ngân hàng kém đi, dễ lâm vào thế bị động
đối với ngƣời vay vốn và có thể gặp rủi ro mất một phần vốn hay toàn bộ vốn.
1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng
Có nhiều cách phân loại tín dụng, để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tui xin
đƣa ra hai cách phân loại hoạt động tín dụng của ngân hàng là phân loại theo đối
tƣợng khách hàng.
Theo đối tƣợng khách hàng: Theo cách phân loại này thì tín dụng bao
gồm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, tín dụng tổ chức tài chính và tín dụng
khách hàng cá nhân.
Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp nhà nƣớc, Hợp tác xã,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài, Công ty hợp danh. Hình thức cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp rất đa dạng nhƣ cho vay ngắn hạn theo món, vay theo hạn mức tín dụng
dự phòng, cho vay theo dự án đầu tƣ, cho vay hợp vốn,…
Khách hàng tổ chức tài chính ở đây bao gồm các ngân hàng khác, hợp tác
xã tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính,… Hình thức cho vay
đối với các tổ chức tài chính cũng hết sức đa dạng. Thƣờng cho vay NHTM
nhằm đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn của các ngân hàng này và các giao dịch
thƣờng diễn ra trên thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng.
Khách hàng cá nhân ở đây là tất cả các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
Theo đối tƣợng vay vốn: Đối tƣợng vay vốn đa dạng bao gồm những
khách hàng có nhu cầu vốn nhà ở (mua nhà, sửa chữa nhà, xây dựng nhà), tiêu
dùng (mua ô tô, mua các thiết bị gia dụng, học tập), thực hiện các phƣơng án sản
xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tƣ và đáp ứng một số yêu cầu khác.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHTM
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Có nhiều quan niệm về rủi ro tín dụng (RRTD) có thể dẫn ra sau đây:
Theo khái niệm cơ bản nhất, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng đƣợc
cấp tín dụng không thực hiện hoăc̣ thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân
hàng, gây tổn thất cho ngân hàng; đó là khả năng khách hàng không trả hoăc̣
không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc, lãi và phí cho ngân hàng.
Theo Khoản 1, Điều 2 quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc NHNNVN, đề cập khái niệm “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hay không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về RRTD, song các quan
niệm về RRTD đều hội tụ với nhau về bản chất đó là: RRTD là khả năng (xác
suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng
được cấp tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng.
RRTD có thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM đó là làm giảm thu nhập ròng
và giảm giá trị thị trƣờng của vốn; trong trƣờng hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới thua
lỗ, nếu ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng.
cần có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ đƣợc đề cập trong các khái
niệm về rủi ro tín dụng đó là rủi ro và tổn thất. Khi ta hiểu rủi ro tín dụng theo
nghĩa xác suất là khả năng khách hàng không thực hiện đúng cam kết, khả năng
này có thể xảy ra, có thể không xảy ra; khi rủi ro tín dụng xảy ra, khách hàng
thực sự không thực hiện đƣợc cam kết, số tiền mà ngân hàng không thu hồi được
thì được hiểu là tổn thất Ngân hàng phải gánh chịu. Trong nội dung về quản trị
rủi ro, Basel II cũng đề cập đến khái niệm tổn thất dự kiến (expected loss-EL) và
tổn thất ngoài dự kiến (unexpected loss- UL). Theo đó, tổn thất dự kiến đƣợc coi
là chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó thƣờng đƣợc tính vào giá của
khoản tín dụng và đƣợc bù đắp bằng nguồn dự phòng. Tổn thất ngoài dự kiến
mới thực sự là rủi ro tín dụng, cần tính toán cụ thể để dự phòng về vốn tự có.
liên quan phải chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo ngân hàng.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Xây dựng một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cƣỡng chế thực hiện
hợp đồng tài chính, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp. Bên cạnh đó,
cũng cần xây dựng một bộ máy hành chính đủ năng lực cƣỡng chế, thi hành
luật. Để làm đƣợc điều đó, khuôn khổ pháp lý phải bao gồm các luật thích hợp
về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng, sở hữu; hệ thống toà án phải công bằng và
hiểu biết về các giao dịch tài chính để có thể cƣỡng chế thực hiện quyền và nghĩa
vụ kinh tế một cách công bằng và nhanh chóng;
- Khẩn trƣơng bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm tạo ra sân
chơi bình đẳng cho mọi TCTD hoạt động tại Việt Nam
- Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt
động Ngân hàng và hoạt động tín dụng nói riêng thông qua việc xây dựng và
hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội.
- Thúc đẩy thị trƣờng tài chính, trƣớc hết là thị trƣờng liên ngân hàng và
thị trƣờng tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo
thêm nhiều cơ hội đầu tƣ nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn và đa dạng hoá các công cụ thanh toán.
- Xây dựng hệ thống kế toán và các quy tắc đánh giá tín dụng phù hợp với
thông lệ quốc tế nhằm tránh sự nhầm lẫn không đáng có trong hạch toán thu
nhập, lợi nhuận và nguồn vốn;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập, trong đó bổ sung đối
tƣợng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần, đó cũng là những doanh nghiệp
có doanh số hoạt động lớn nhất là các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh
nghiệp nhà nƣớc, hiện có số dƣ nợ vốn vay ngân hàng lớn sau doanh nghiệp nhà
nƣớc; giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp vay
vốn đƣợc an toàn trƣớc, trong và sau khi cho vay và tạo điều kiện để các doanh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top