dickyheart5959

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn: Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 14
MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………….i
Danh mục chữ viết tắt…………………………………………………….…..ii
Mục lục………………………………………………………………...…….iii
Danh mục bảng…………………………………………………………….…vi
Danh mục biểu đồ…………………………………………………..……….vii
MỞ ĐẦU........................................................................................................i
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT
NAM TẠI NƯỚC NGOÀI .......................................................................... 5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................... 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 9
1.2.1. Lưu học sinh......................................................................................... 9
1.2.2. Lưu học sinh học bổng ......................................................................... 9
1.2.3. Lưu học sinh tự túc............................................................................. 10
1.2.4. Quản lý............................................................................................... 10
1.2.5. Hiệu quả quản lý................................................................................. 13
1.3. Đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý lưu học sinh ở nước ngoài....... 15
1.3.1. Đặc điểm ............................................................................................ 15
1.3.2. Yêu cầu .............................................................................................. 19
1.4. Nội dung quản lý lưu học sinh ở nước ngoài ......................................... 21
1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh ................................................. 21
1.4.2. Xây dựng và ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh................ 25
1.4.3. Tổ chức chỉ đạo triển khai các chính sách quản lý lưu học sinh .......... 25
1.4.4. Kiểm tra, giám sát các chính sách quản lý lưu học sinh ...................... 26
1.4.5. Xây dựng hệ thống thông tin về lưu học sinh...................................... 27
1.5. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý lưu học sinh ở nước ngoài .... 28
Tiểu kết Chương 1........................................................................................ 30
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiv
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH
VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI .................................................................. 31
2.1. Tình hình du học nước ngoài của học sinh Việt Nam............................. 31
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du học nước ngoài 31
2.1.2. Quy mô du học nước ngoài của học sinh Việt Nam ............................ 33
2.2. Thực trạng quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài....................... 41
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh ................................................. 43
2.2.2. Xây dựng và ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh................ 45
2.2.3. Tổ chức chỉ đạo triển khai các chính sách quản lý lưu học sinh .......... 49
2.2.4. Kiểm tra, giám sát các chính sách quản lý lưu học sinh ...................... 50
2.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin về lưu học sinh...................................... 53
2.2.6. Những yếu tố và điều kiện cho việc quản lý công tác lưu học sinh ..... 53
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý lưu học sinh ở nước ngoài............... 56
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 60
2.3.2. Hạn chế .............................................................................................. 62
2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 66
2.4. Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của một số nước .............................. 69
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của Trung Quốc............................ 69
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của Nhật Bản................................ 72
Tiểu kết chương 2......................................................................................... 74
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY..................... 75
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp.................................................... 75
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa.......................................................................... 75
3.1.2. Đảm bảo tính bến vững....................................................................... 75
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả........................................................................ 75
3.1.4. Đảm bảo tính khoa học....................................................................... 75
3.2. Các biện pháp quản lý lưu học sinh ở nước ngoài.................................. 76v
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác
quản lý lưu học sinh ..................................................................................... 76
3.2.2. Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công
tác quản lý lưu học sinh................................................................................ 80
3.2.3. Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh ............................................ 83
3.2.4. Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản
lý lưu học sinh.............................................................................................. 87
3.2.5. Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý lưu học sinh ............. 90
3.2.6. Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh. 93
3.3. Khảo sát các biện pháp quản lý lưu học sinh ......................................... 95
3.3.1. Khảo sát tính cần thiết ........................................................................ 95
3.3.2. Kháo sát tính khả thi........................................................................... 99
3.3.3. Đánh giá chung................................................................................. 101
Tiểu kết Chương 3...................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 104
1. Kết luận.................................................................................................. 104
2. Khuyến nghị........................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 108
PHỤ LỤC ................................................................................................. 112
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng tuyển sinh đi học bằng nguồn kinh phí ngân
sách nhà nước (2000 – 2010)………………………… 34
Bảng 2.2 Số lượng đào tạo tiến sỹ theo nguồn kinh phí Đề án 322 34
Bảng 2.3 Số lượng đào tạo theo đề án phối hợp………………… 35
Bảng 2.4 Số lượng chuyển tiếp sinh đã được xét duyệt………….. 36
Bảng 2.5 Số lượng học bổng cho sinh viên nghiên cứu khoa học.. 36
Bảng 2.6 Số lượng tuyển sinh học bổng đại học…………………. 37
Bảng 2.7 Số lượng học bổng cấp cho sinh viên chương trình kỹ
sư chất lượng cao PFIEV………………………………. 38
Bảng 2.8 Số lượng học bổng bán phần…………………………… 39
Bảng 2.9 Đánh giá việc xây dựng và ban hành các chính sách
quản lý lưu học sinh Việt Nam………………………… 48
Bảng 2.10 Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát các chính sách
quản lý.............................................................................. 51
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết cho các biện
pháp…………………………………………………...... 97
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp….. 99vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Số lượng tuyển sinh các đề án phối hợp giai đoạn 2000
-2010…………………………………………………… 35
Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết cho các biện
pháp…………………………………………………….. 99
Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp….. 101
Biều đồ 3.3 Đánh giá chung tính rất cần thiết và khả thi của các biện
pháp…………………………………………………….. 102
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 đã xác định rõ
một trong ba đột phá là phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
quốc dân, gắn kết với việc phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng dụng
khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra
nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức
đối với sự nghiệp phát triển giáo dục”. Vì vậy, nhiệm vụ phát triển nguồn
nhân lực không chỉ của các trường học, sở, ban ngành mà là của toàn dân.
Muốn thực hiện được điều đó, Đảng và Nhà nước cần có các chính sách
phù hợp cũng như nguồn ngân sách đầu tư đồng bộ.
Trong những năm vừa qua Nhà nước đã xây dựng các đề án đề đào tạo
các cán bộ như đề án 322, đề án đào tạo các cán bộ tại cơ sở nước ngoài bằng
ngân sách nhà nước và một số đề án tương tự khác. Thực tế, việc đưa các
nguồn nhân lực ra nước ngoài đào tạo là điều kiện bức thiết nhưng việc lựa
chọn được nhân lực đáp ứng được nhu cầu đào tạo nước ngoài không đơn
giản. Trong suốt thời gian hoạt động các đề án, việc quản lý các nhân lực hay
nói một cách chính xác là các lưu học sinh cũng gặp nhiều khó khăn như
trong công tác quản lý lưu học sinh tại nước ngoài. Nhiệm vụ của các nhà
quản lý lưu học sinh là đảm bảo nguồn nhân lực đó được trang bị không
những giỏi về mặt tri thức, hiểu biết đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của
mình ở nước ngoài. Dù vậy, các đối tượng đi học theo diện đề án hầu hết là
những học sinh, sinh viên, cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức tốt, năng
lực ngoại ngữ khá, và chuyên môn giỏi nhưng vì các lưu học sinh có mặt khắp
nơi trên thế giời, địa lý xa và kinh tế hạn hẹp. Chính những điều này gây khó
khăn cho công tác quản lý lưu học sinh gặp khá nhiều trở ngại.
Đặc biệt, vào những năm 90 trở lại đây, Việt Nam phát triển thêm một
nguồn nhân lực mới có nhu cầu đào tạo ở nước ngoài bằng tài chính tự túc2
của gia đình. Quản lý lưu học sinh bằng các chương trình học bổng ở mức độ
nào đấy cũng đã quản lý được song để quản lý số lượng chiếm đến 90% trong
tổng số nhân lực được đào tạo ở nước ngoài thì quả thật là còn nhiều vấn đề
cần có nhiều biện pháp mới, khoa học, phù hợp với xu thế mới để đảm
bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng mới này. Để làm được điều đó,
cần có sự đầu tư đồng bộ về các cơ chế chính sách, các quy định tài
chính phù hợp để quản lý lưu học sinh trong quá trình hội nhập Quốc tế.
Nhiều nhà quản lý giáo dục đã cho rằng việc quản lý lưu học sinh không tốt
sẽ dẫn theo rất nhiều hệ lụy song chúng ta đều hiểu hơn cả đó chính là đảm
bảo quyền và nghĩa vụ của lưu học sinh ở nước ngoài. Lưu học sinh không
được đảm bảo quyền thì sẽ không biết mình được gì trong quá trình được
quản lý và mình có nghĩa vụ gì khi mình được quản lý. Chính điều này, cũng
đã thôi thúc tác giả với vị trí của một người tư vấn, quản lý lưu học sinh đã
quyết định chọn đề tài:
“Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý lưu học sinh Việt Nam tại nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và
nghĩa vụ cho sinh viên Việt Nam trong suốt quá trình học tập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý lưu học sinh trong giai đoạn
hội nhập quốc tế hiện nay.
3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam trong thời
gian vừa qua .
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác lưu học sinh Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập quốc tế .
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam trong giai đoạn Hội nhập
Quốc tế hiện nay
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý công tác lưu học sinh Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập Quốc tế
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Thực trạng việc áp dụng các chính sách pháp luật cho việc quản lý lưu
học sinh trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
5.2. Công tác quản lý lưu học sinh trong giai đoạn hội nhập nên tiếp cận
theo hướng nào?
5.3 . Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý lưu học sinh trong giai đoạn
hội nhập quốc tế hiện nay?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu như có các biện pháp quản lý công tác lưu học sinh trong giai đoạn
hội nhập hiện nay một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
quản lý lưu học sinh tại các cơ sở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ
cho mỗi lưu học sinh trong thời gian tới, thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ Giáo
dục và Đào tạo giao phó, nâng cao vai trò hợp tác quốc tế của Cục Đào tạo
với nước ngoài nói riêng và của Việt Nam nói chung.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý
lưu học sinh trong giai đoạn hiện nay.
- Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của Cục
Đào tạo nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2001 đến nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:4
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ
thống hoá các vấn đề, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: quản lý,
quản lý lưu học sinh, công tác quản lý lưu học sinh học tập tại nước ngoài.
Thông qua đó làm cơ sở lý luận đề phân tích thực trạng và đề xuất các biện
pháp quản lý công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam tại nước ngoài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Dựa vào con số báo cáo chính xác từ Cục Đào tạo với nước ngoài về số
lượng lưu học sinh đi học bẳng học bổng Ngân sách Nhà nước và thống kê sơ
bộ về số lượng lưu học sinh đi học bằng các chương trình tự túc.
8.3. Phương pháp xử lý thông tin
Ngoài các phương pháp trên tác giả còn sử dụng các phương pháp xử lý
số liệu thống kê để bổ trợ, bổ sung việc xử lý kết quả
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý lưu học sinh Việt Nam tại nước
ngoài
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam tại
nước ngoài trong những năm vừa qua
Chương 3: Các biện pháp quản lý lưu học sinh Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập Quốc tế
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT NAM
TẠI NƯỚC NGOÀI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của người dân Việt Nam gắn
liền với sự anh dũng, quả cảm và đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước. Để
có được những điều đó thì việc giáo dục cho mỗi một con người không thể tự
phát mà là một quá trình dưỡng dục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kế thừa
truyền thống hiếu học của cha ông để xây dựng đất nước là ước vọng ngàn
đời của cả thế hệ. Để bắt kịp xu hướng thời đại, với tốc độ phát triển như vũ
bảo của khoa học kỹ thuật đòi hỏi tính chính xác, thích ứng và đầu tư có chiều
sâu cho nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng quan trọng. Theo Quyết
định số 1216/QD-Ttg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng đã
xác định mốc 2020 với các mục tiêu ưu tiên phát triển nhân lực nhằm thực
hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2020, trong đó có đề cập đến nội dung đẩy mạnh hợp
tác quốc té để phát triển nhận lực nói chung, đào tạo giảng viên nói riêng (bao
gồm cả đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng, đào tạo ở trong nước và nước
ngoài) ở các bậc học từ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, giảng
viên dạy nghề các cấp
Mỗi một đất nước có các cơ chế chính sách giáo dục khác nhau nên
cũng có các biện pháp quản lý ngành giáo dục khác nhau, đặc biệt trong khâu
quản lý lưu học sinh. Việc nâng cao chất lượng quản lý lưu học sinh không
chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của lưu học sinh mà con xây dựng
một quy trình quản lý thu hút nhân tài quay trở lại phục vụ đất nước. Song
thực tế cho chúng ta thấy, mỗi một đất nước có vị trí địa lý, thiên nhiên,
nguồn nhân lực cũng có sự phát triển và đào tạo nhân lực khác nhau. Đối mặt
với những thách thức toàn cầu hóa, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, vai6
trò định hướng và vạch ra các chính sách phù hợp cho từng thời điểm là vô
cùng quan trọng. Dựa vào những thông tin thực tế, các nhà quản lý giáo dục
nói chung và quản lý lưu học sinh nói riêng cần nhận thức rõ ràng “ Một
đất nước giàu mạnh khi có một đội ngũ nhân tài đủ năng lực cạnh tranh trên
đầu trường Quốc tế”. Muốn làm được điều này, việc định hướng và phát triển
với các cơ sở đào tạo giáo dục trên thế giới là xu thế tất yếu.
Học tập kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực Châu Á chúng ta
cũng có thể thẩy một số thành công nổi bật trong công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực của các nước như:
Nhật Bản là một trong những quốc gia thế giới phải thừa nhận về tính
kỷ luật, kiên trì ứng phó trước mọi khó khăn song Nhật Bản cũng là một đất
nước có những chiến lược phát triển giáo dục phù hợp để xây dựng được một
đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao; một đội ngũ khoa học hùng mạnh.
Hàng năm, chính phủ Nhất Bản đã gửi một lượng sinh viên lớn sang Mỹ,
Canada và một số nước khác để học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.
Sau khi tốt nghiệp, các lưu học sinh đa số đều quay lại và tiếp tục sự nghiệp
nghiên cứu, chia sẻ kiến thức với các nhà khoa học khác để tìm ra các chương
trình nghiên cứu mới.
Trung Quốc một đất nước láng giềng lâu năm với Việt Nam cũng cho
thấy rằng họ cũng đã ít nhiều cải thiện các chính sách chiêu mộ nhân tài về
phục vụ cho đất nước sau khi kết thúc thời gian học tập ở nước ngoài và các
chi phí đều do chính phủ Trung Quốc tài trợ 100%. Bên cạnh đó, để đảm bảo
tất cả các lưu học sinh phải quay về nước sau khi kết thúc nghĩa vụ, Trung
Quốc cũng đã xây dựng cơ chế người bảo lãnh bằng cách sẽ chỉ định 2 người
giám hộ trong thời gian học tập ở nước ngoài. Nếu lưu học sinh vi phạm quy
chế học tập ở nước ngoài đã được quy định như trốn học, trốn ở lại thì lúc đó
người giám hộ sẽ phải chịu trách nhiệm.
Một trong những đất nước thể hiện rõ được vai trò trong việc thu hút
nhân tài đó là đất nước Hàn Quốc. Trong những năm trở lại đây, Hàn Quốc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
thực sự nổi bật trong lĩnh vực thương mại, nghiên cứu khoa học và tổ hợp vật
liệu. Các công trình nghiên cứu khoa học của các giáo sư Hàn Quốc được các
nhà khoa học trên thế giới đánh giá rất cao và có nhiều tính ứng dụng trong
cuộc sống. Nguồn thu nhập của các nhà khoa học thông thường nhận được sự
hỗ trợ rất cao từ chính phủ. Chính những điều này giúp các nhà khoa học Hàn
Quốc luôn yên tâm nghiên cứu và sẵn sàng cống hiến năng lực của mình cho
việc xây dựng và phát triển tri thức nhân lực nước nhà.
Dựa trên những bài học thực tế, kinh nghiệm của các nước đi trước,
Đảng và Nhà nước cũng đã đưa ra chiến lược phát triển giáo dục phù hợp với
xu thế hiện tại, không những phù hợp với năng lực thực có trong việc phát
triển ngành giáo dục. Trong đó, phát triển giáo dục đại học đang là xu thế tất
yếu của thời đại nhưng để tìm ra các biện pháp phù hợp cũng như cơ chế phù
hợp với xu thế, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải thấu hiểu bản chất
Việt, hiểu được giáo dục đại học cần gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đặt mục tiêu trong giai đoạn 2006 -
2020 là “ Nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất
lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức; kỹ năng sống,
năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân
lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và xây dựng nên kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng trong
giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, dần từng bước hình
thành xã hội học tập”. Trong điều kiện nguồn NSNN eo hẹp, cơ chế với người
đi học sau khi kết thúc nhiệm vụ học tập trong việc bố trí công việc và chế độ
tiền lương chưa thỏa đáng dành cho lưu học sinh. Cục Đào tạo với nước ngoài
thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc gửi lưu học sinh đi học tập tại nước
ngoài bằng nguồn NSNN.
Trong những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về
quản lý đào tạo đại học cũng như hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo,8
quản lý tài chính trong giáo dục và đào tạo, quản lý tài chính trong giáo dục,
quản lý LHS ở nước ngoài, quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao tại
nước ngoài như:
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ: “ Biện pháp quản lý tài
chính của Ban điều hành các Đề án đào tạo tại nước ngoài (nay là Cục Đào
tạo với nước ngoài)” mã số 60.14.05 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Liên. Đề
tài đã nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp để quản lý và sử dụng hiệu quả
tối đa nguồn kinh phí NSNN chi cho việc cán bộ đi học tập và nghiên cứu tại
nước ngoài.
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ “ Biện pháp quản lý Lưu học
sinh của Ban điều hành các Đề án đào tạo tại nước ngoài” mã số 60.14.05 của
tác giả Hoàng Thị Kim Oanh. Đề tài đã nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của
công tác quản lý LHS đi học theo các Đề án đào tạo tại nước ngoài bằng
NSNN, đánh giá những mặt được và chưa được. Trên cơ sở đó đề xuất biện
pháp quản lý LHS của Ban Điều hành các đề án đào tạo tại nước ngoài.
Liên quan đến công tác đào tạo nhân lực có trình độ cao ở nước ngoài
có Đề tài nghiên cứu” Các giải pháp quản lý công tác đào tạo nhân lực trình
độ cao ở nước ngoài” mã số 5.07.03 của tác giả Phạm Bá Uông.
Đề tài nghiên cứu khoa học “ Biện pháp quản lý công tác tuyển sinh
đào tạo sau ĐH tại nước ngoài bằng NSNN giai đoàn 2008 – 2014 mã số
60.14.05 của tác giả Vũ Trần Kim Liên. Đề tài đã nghiên cứu và đánh giá thực
trạng công tác tuyển sinh đào tạo sau ĐH ở nước ngoài bằng NSNN để đề
xuất ra các biện pháp quản lý công tác này đáp ứng mục tiêu của Đề án giai
đoạn 2008 -2014.
Từ những kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên, cho thấy
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và đầy đủ
về các biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài. Luận văn
là công trình nghiên cứu mới về biện pháp quản lý lưu học sinh từ việc hoàn
thiện các cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh đến xây dựng kế hoạch
NSNN và chức năng nhiệm vụ của các phòng bàn trực thuộc Cục để xây dựng
quy trình.
Xây dựng quy định về thủ tục đối với sinh viên từ quy trình tuyển sinh,
quy trình trúng tuyển, quy trình chuyển trả học sinh sau khi kết thúc nhiệm vụ
học tập vv…
Xây dựng tiêu chuẩn quy định đối với từng quy trình. Trong mỗi quy
trình sẽ được phân rõ cấp bậc giải quyết để tăng tính trách nhiệm cho các
chuyên viên ở từng vị trí
Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Cục liên
quan đến công tác quản lý lưu học sinh:
Bước 1: Văn phòng một cửa của Cục Đào tạo với nước ngoài thông báo
tuyển sinh du học theo các chương trình học bổng khác nhau như Học bổng
NSNN, học bổng theo Hiệp định, học bổng của nước ngoài khác dành cho
học sinh Việt Nam.
Bước 2: Sau khi xem xét hồ sơ và có kết quả cuối cùng trong các kỳ
tuyển sinh. Văn phòng một cửa của Cục Đào tạo với nước ngoài thông báo
danh sách trúng tuyển và họp thông báo quy trình thực hiện các thủ tục nhập
học và các thủ tục khác.
Bước 3: Học sinh trúng tuyển sau khi nhập học tại các nước sở tại phải
đăng ký vào cơ sở dữ liệu lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam để
cập nhật thông tin.
Bước 4: Phòng Quản lý lưu học sinh phối hợp với Phòng Kế hoạch –
tài chính để giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phát kinh phí cho lưu học
sinh như: học phí, bảo hiểm y tế, bảng điểm kết quả học tập, báo cáo định kỳ.
Bước 5: Sau khi thực hiện nghĩa vụ học tập, lưu học sinh có trách
nhiệm thông báo kết quả học tập theo quy trình hay chưa hoàn thành xong,
lưu học sinh cũng phải xin gia hạn học tập.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi83
Bước 6: Căn cứ vào giấy tờ của lưu học sinh sau khi về nước, phòng
Lưu học sinh sẽ ra quyết chuyển trả về đơn vị trước khi lưu học sinh đi du
học.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Phối hợp với các Bộ như: Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ tư pháp và
các đơn vị liên quan trong việc xây dựng hoàn thiện và ban hành các quy trình
và tiêu chí chuẩn trong công tác quản lý.
Đề nghị các cán bộ làm công tác quản lý sinh viên du học, Phông công
tác quản lý LHS, cán bộ kiêm nhiệm công tác quản lý LHS ở nước ngoài báo
cáo về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các văn bản pháp
quy, các quy định hiện thời về công tác quản lý.
Công tác hoàn thiện các quy định và hệ thống các văn bản pháp quy là
một công việc quan trọng và cấp thiết đối với công tác quản lý. Tuy nhiên,
đây cũng là một công việc khó khăn đòi hỏi cần có sự khảo sát đánh giá đồng
bộ, khoa học để có thể xây dựng được một hệ thống các quy định tối ưu và
hiệu quả. Thực tế đòi hỏi cần có ngay các quy định chuẩn, tuy nhiên việc xây
dựng lại cần có một thời gian và lộ trình hợp lý để đảm bảo các văn bản, quy
định được thiết lập một cách khoa học, phù hợp với từng giai đoạn triển khai
các Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao tại nước ngoài.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa
Từ năm 2008, sau khi có Quyết định thành lập Cục Đào tạo với nước
ngoài với mục đích để quản lý các chương trình học bổng theo đề án NSNN,
Hiệp định và các học bổng khác. Phòng Quản lý lưu học sinh cũng được
thành lập vào thời điểm đó dựa trên Ban Điều hành Đề án 322 cũng dần dần
đi vào hoạt động và có hiệu quả. Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh
không ngoài mục đích nào khác là hoàn thiện quy trình quản lý lưu học sinh
một cách khoa học, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trước tình hình thực tế đó,
Phòng Lưu học sinh đã đề xuất xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh dựa84
trên những kinh nghiệm quản lý Đề án 322 trước đây và căn cứ vào các văn
bản quy phạm pháp luật quản lý học sinh du học ở nước ngoài.
Ngay từ khi mới thành lập, Cục Đào tạo với nước ngoài đã cố gắng xây
dựng quy trình quản lý lưu học sinh ngay từ đầu song do số lượng du học sinh
quá đông và đội ngũ quản lý lưu học sinh còn mỏng, nên việc xây dựng kế
hoạch quản lý lưu học sinh trở nên cấp bách và để giải quyết các bước thực
hiện kế hoạch quản lý lưu học sinh không chỉ ở cấp độ Đề án mà còn khai
triển rộng cho các học bổng Hiệp định, học bổng của các nước dành cho các
nước khác.
3.2.3.2. Nội dung thực hiện
Thứ nhất, dựa vào bảng hỏi (phụ lục 1), kế hoạch quản lý lưu học sinh
được thực hiện từ đội ngũ quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài của
Cục Đào tạo với nước ngoài. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý lưu học
sinh của Phòng Quản lý lưu học sinh nói riêng và cán bộ quản lý kiêm nhiệm
liên quan đến quản lý lưu học sinh. Phát triển đội ngũ quản lý LHS từ các Đại
sứ quán, để có thể tại mỗi một nước sẽ có một thay mặt quản lý LHS. Xây
dựng được đội ngũ quản lý LHS tại các nước để đảm bảo việc quản lý số
lượng và chất lượng của LHS.
Thứ hai, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo
không những đảm bảo chất lượng đào tạo của LHS mà còn đảm bảo quyền lợi
cho LHS trong thời gian học tập ở nước ngoài. Thực chất kết quả cho thấy,
Cục Đào tạo với nước ngoài cũng đã ký kết thỏa thuận được với các cơ sở
giáo dục đào tạo ở các nước như thỏa thuận về cấp học bổng và miễn giảm
học phí cho sinh viên Việt Nam, liên kết đào tạo một phần thời gian ở trong
nước và một phần thời gian ở nước ngoài cũng như hỗ trợ các khóa học nâng
cao trình độ ngoại ngữ. Cũng có cơ sở chấp nhần đồng ý tham gia đào tạo
theo hình thức phối hợp với kinh phí phải trả rất thấp và chất lượng đảm bảo,
đào tạo tại nước này. Xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt, giúp đội ngũ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi85
quản lý LHS góp phần vào việc tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân tài cho
đất nước.
Thứ ba, từ năm 2002 – 2007, việc phối hợp với các Hội đồng tuyển
sinh nằm ngay tại các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau
khi có kết quả tuyển sinh từ 18 Hội đồng tuyển sinh. Song từ năm 2008 đến
nay, thay đổi cơ chế tuyển sinh bằng cách xét tuyển. Phòng Quản lý lưu học
sinh sẽ có trách nhiệm thụ lý hồ sơ trúng tuyển và liên hệ với các đối tác NN
hay Tổ chức quốc tế, các cơ sở đối tác nước ngoài và Tổ chức quốc tế thực
hiện xét tuyển lần thứ hai hay tiến hành phỏng vấn ứng viên.
Thứ tư, sau khi kết thúc quá trình tuyển sinh, phòng Lưu học sinh phối
hợp với phòng Kế hoạch – Tài chính lên kế hoạch tiến hành lo thủ tục cấp
phát cho sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN cũng như
toàn bộ LHS thực hiện theo Thông tư liên tịch số 88/2001/TTPT/BTCBGD&ĐT-BNG ký ngày 06/11/2001 giữa Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào
tạo và Bộ Ngoại giao và Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐTBNG ban hành ngày 05/12/2007 thay thế cho Thông tư liên tịch số 88 và hiệu
lực áp dụng từ ngày 01/2008.
Thứ năm, lập kế hoạch ra Quyết định cử đi học và đây là bước quyết
định để LHS có thể yên tâm lên đường đi di học kèm theo những quyền lợi và
nghĩa vụ của mình. Lập kế hoạch ra Quyết định không chỉ đảm bào cho LHS
mà còn giúp cho đội ngũ quản lý LHS thực hiện những bước cuối cùng trong
khâu quản lý sau khi LHS kết thúc khóa học và quay trở về đơn vị công tác.
3.2.3.3. Cách tiến hành
Căn cứ vào các nội dung thực hiện để xây dựng kế hoạch quản lý lưu
học sinh cũng như việc áp dụng các điều kiện CNTT hiện tại, việc xây dựng
kế hoạch quản lý lưu học sinh cần chuẩn bị tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phòng Quản lý lưu học sinh đưa ra mốc thời gian giải quyết
công việc theo quy trình từ khâu tuyển sinh, trúng tuyển, chế độ cấp phát tài86
chính, quyết định cử đi học, quyết định chuyển trả theo đúng quy định và quy
chế quản lý lưu học sinh.
Bước 2: Phòng Quản lý lưu học sinh phối hợp với Phòng phát triển
giáo dục Quốc tế để lựa chọn các đối tác giáo dục có chất lượng theo danh
sách dựa trên các thứ tự ưu tiên như: Chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và
chi phí trong đó bao gồm học phí, bảo hiểm và các chi phí khác. Các chi phí
này phải thường xuyên cập nhật theo năm.
Bước 3: Phòng Quản lý lưu học sinh phối hợp với phòng Kế hoạch –
Tài chính để thông báo các quy chế liên quan đến cấp phát cho lưu học sinh
để kịp thời thông báo cho lưu học sinh.
Bước 4: Phòng Quản lý lưu học sinh phối hợp với Văn phòng Cục để
trình Cục trưởng ra quyết định cử đi học với lưu học sinh theo quy chế tuyển
chọn học sinh du học ở nước ngoài và các quy chế khác.
3.2.3.4 . Điều kiện thực hiện
Phối hợp với các Phòng ban liên quan để thực hiện xây dựng kế hoạch
quản lý lưu học sinh. Đặc biệt, xây dựng các được quy chế thực hiện với các
phòng ban trong Cục Đào tạo với nước ngoài và các phòng ban của Bộ Tài
Chính, Bộ ngoại giao.
Các cán bộ quản lý lưu học sinh trực tiếp phải thường xuyên cập nhật
các văn bản liên quan đến chính sách quản lý cho người Việt Nam ở nước
ngoài và thường xuyên báo cáo các cấp để kịp thời xử lý cho kịp tiến độ kế
hoạch quản lý lưu học sinh.
Công tác hoàn thiện kế hoạch xây dựng quản lý lưu học sinh không chỉ
quan trọng đối với đội ngũ quản lý lưu học sinh trực tiếp mà còn liên quan
trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của lưu học sinh. Thực tế cần dựa
váo các điều kiện thực tế và lộ trình chuẩn để kịp thời cập nhật thông tin.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi87
3.2.4. Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động
quản lý lưu học sinh
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa
Để nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học
sinh có hiệu quả thì việc đảm bảo chất lượng tổ chức là quan trọng nhất.
Trong thời gian vừa qua, Cục Đào tạo với nước ngoài đã không ngừng chú
trọng tới đội ngũ quản lý lưu học sinh trực tiếp và các tổ chức phòng ban khác
liên quan về việc cải thiện chất lượng hoạt động quản lý lưu học sinh. Hình
thành một thói quen thường xuyên đổi mới trong khâu quản lý lưu học sinh về
quy trình tuyển sinh, phối hợp với các cơ sở giáo dục, quyết định cử đi học,
quyết định chuyển trả lưu học sinh.
Công tác quản lý sinh viên du học có đặc điểm: lập kế hoạch mang tính
liên ngành, tổ chức không có cấu trúc chính thức, lỏng lẻo và linh hoạt, lãnh
đạo phân tán, khó tập trung, kiểm tra và đánh giá khó triển khai thường xuyên
và toàn diện. Chính vì vậy, công tác này đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ quản lý
có bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và đạo đức tốt, có đủ
năng lực hoạch định và ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn và đi
vào cuộc sống. Đội ngũ cán bộ liên quan và trực tiếp làm công tác này bao
gồm lãnh đạo cao cấp chủ chốt ở các bộ, ngành, cơ quan trung ương được
giáo trọng trách lãnh đạo, chỉ đạo công tác này, các cán bộ cấp Vụ, chuyên
viên trợ giúp các cán bộ lãnh đạo cơ quan xây dựng và triển khai các chính
sách, các cán bộ được cử đi làm việc ở các đại sử quán để quản lý trực tiếp
các sinh viên đang học ở nước ngoài. Trong thực tế, những cán bộ quản lý
giáo dục được đào tạo và bồi dưỡng về quản lý giáo dục trước khi được bổ
nhiệm không nhiều. Như vậy, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ quản lý giáo dục
được hình thành và phát triển sau so với kỹ năng chuyên môn của họ. Điều
này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ quản
lý lưu học sinh.88
3.2.4.2. Nội dung thực hiện
Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý lưu học sinh bằng cách.
Rà soát lại đội ngũ quản lý lưu học sinh về số lượng cũng như chất lượng.
Thực tế, khối lượng công việc quản lý lưu học sinh quá lớn dẫn đến khối
lượng công việc nhiều. Hầu hết số lượng chuyên viên tham gia trực tiếp quản
lý đều phải tăng thêm thời gian làm việc thêm để giải quyết công việc. Những
văn bản chính sách, cán bộ chuyên viên hầu hết đều phải tự tìm kiếm và cập
nhật thông tin để giải quyết các công việc sự vụ của lưu học sinh. Việc phối
hợp với các phòng ban đôi khi còn chưa chặt chẽ. Chính điều này bắt buộc
phải nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, để công tác quản lý lưu học sinh
không bị tồn đọng và tránh sai xót. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý nói chung và tham gia hội thảo trong và ngoài nước về quản lý con
người. Từng bước, khắc phục phân cấp quản lý lưu học sinh cho phòng ban,
luân phiên giải quyết công việc sự vụ. Đề xuất lãnh đạo cấp trên, tăng chỉ tiêu
công chức phụ trách mảng quản lý lưu học sinh. Những chuyên viên kiêm
nhiệm trước đây được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ để nếu có điều kiện chuyển
sang quản lý lưu học sinh khi phòng ban khác không cần chỉ tiêu đến.
Đổi mới nội dung và cách quản lý lưu học sinh bằng cách đề
xuất được tăng kinh phí sử dụng trong ngân sách để mua tài liệu, áp dụng
CNTT vào quá trình quản lý. Khảo sát về nội dung đổi mới phương pháp
quản lý thông qua bảng biểu và có báo cáo kết quả. Từ kết quả khảo sát, áp
dụng các nội dung và cách quản lý mới cho phù hợp với xu thế mới.
Bên cạnh đó, khi đổi mới nội dung và cách quản lý phải từ từ và có
báo cáo kết quả ngắn hạn, trung hạn để từ đó kịp thời khắc phục những nội
dung, cách chưa phù hợp và phát huy những nội dung, cách
mới.
Công tác tham mưu cho lãnh đạo cấp trên về việc nâng cao chất lượng
tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học sinh để giúp họ nhận thức rõ về
việc quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cũng như thấy rõ được hoạt

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top