Luận văn tiếng Anh: Pháp luật về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2014
Miêu tả: 101 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN .............................................................. 6
1.1. Khái niệm chung về công ty ............................................................... 6
1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – một loại hình
công ty trách nhiệm hữu hạn............................................................. 11
1.3. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.............. 18
1.3.1. Thành viên công ty là một cá nhân hay một tổ chức ....................... 18
1.3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là pháp nhân............... 19
1.3.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm
hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.......................................... 22
1.3.4. Không được phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy
động vốn........................................................................................... 23
1.3.5. Quyền của chủ sở hữu trong việc chuyển nhượng, rút vốn công ty
bị hạn chế ......................................................................................... 23
1.4. Vai trò của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.................. 24
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Ở
VIỆT NAM ..................................................................................... 27
2.1. Quy chế thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức lại, giải thể công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên............................................. 272.1.1. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.................... 27
2.1.2. Đăng ký kinh doanh ......................................................................... 31
2.1.3. Tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.................. 34
2.1.4. Giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên....................... 40
2.2. Quy định về tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên......................................................................................... 43
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
một tổ chức........................................................................................ 44
2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên là một cá nhân .......................................................................... 48
2.3. Chế độ tài chính và vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên......................................................................................... 50
2.3.1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên........... 50
2.3.2. Huy động, quản lý, sử dụng vốn ....................................................... 53
2.4. Quyền và nghĩa vụ của công ty, chủ sở hữu công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên.................................................................... 56
2.4.1. Quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên................... 56
2.4.2. Nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên............... 58
2.4.3. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.... 59
2.4.4. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.... 60
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN Ở VIỆT NAM....................................................................... 64
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên .................................................................. 64
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên phải phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.......................... 65
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên phải đảm bảo mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật ... 65
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên tôn trên cơ sở tôn trọng và phát huy quyền tự do kinh doanh .... 66
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên phải phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế................................ 66
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.......................................................... 67
3.2.1. Hoàn thiện quy định về thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên.......................................................................................... 67
3.2.2. Hoàn thiện quy định về tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên........................................................................... 71
3.2.3. Hoàn thiện quy định về vốn.............................................................. 73
3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu........................................................................................ 76
KẾT LUẬN................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 791
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày 21/12/1990, Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua hai đạo luật quan trọng là Luật Công ty và Luật Doanh
nghiệp tư nhân, tạo cơ sở pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc
doanh như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh
nghiệp tư nhân phát triển, góp phần to lớn trong việc giải phóng lực lượng sản
xuất, phát huy nội lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
nước, thúc đẩy nhanh thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường. Tuy vậy, theo thời gian nhiều nội dung của hai đạo luật
đó đã tỏ ra bất cập, không còn đáp ứng nhu cầu điều chỉnh hoạt động của các
loại hình doanh nghiệp giai đoạn mới. Để đảm bảo phát huy nội lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới
kinh tế; đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của các nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các
hoạt động kinh doanh, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Luật Doanh nghiệp (1999) thay thế Luật Công ty (1990), Luật
Doanh nghiệp (2005) thay thế Luật Doanh nghiệp (1999).
Công ty TNHH mặc dù ra đời muộn nhưng là loại hình doanh nghiệp
được các nhà đầu tư ưa chuộng bởi sự kết hợp hoàn hảo những ưu điểm của
công ty hợp danh và công ty cổ phần, phù hợp với các nhà đầu tư có quy mô
nhỏ và vừa. Ở Việt Nam, công ty TNHH một thành viên lần đầu tiên được
thừa nhận trong Luật Doanh nghiệp 1999, trong khi đó, đối với pháp luật các
nước trên thế giới, mô hình công ty này đã được thừa nhận cách đây nhiều
năm và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn một loại hình kinh doanh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
phù hợp, phân tán được rủi ro, chuyển dịch vốn, hợp vốn dễ dàng với các chủ
thể kinh doanh khác mà không làm mất đi bản chất pháp lý của doanh nghiệp.
Mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam đang không ngừng được hoàn thiện để
tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các công ty TNHH một thành viên hoạt động,
Luật Doanh nghiệp (2005) được ban hành với những quy định mới hơn so với
Luật Doanh nghiệp 1999, tuy nhiên trong quá trình áp dụng đã bộc lộ nhiều
bất cập như: quy định chưa rõ ràng dẫn đến việc áp dụng luật trên thực tế còn
nhiều vướng mắc, có những vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được luật
điều chỉnh gây khó khăn cho các chủ thể khi điều hành quản lý hoạt động của
công ty TNHH một thành viên.
Doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH một thành viên nói riêng
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Việc
học tập kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới và
trong khu vực có giá trị to lớn đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về loại hình công ty TNHH một thành viên, tạo điều kiện thúc
đẩy nó phát triển hiệu quả bên cạnh các loại hình công ty truyền thống khác,
đồng thời tạo ra sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật các nước.
Với những lý do trên, nghiên cứu về “Pháp luật về công ty TNHH một
thành viên ở Việt Nam” là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng được đòi hỏi đối với
Luận văn thạc sĩ khoa học luật.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu những vấn đề lý luận về
công ty TNHH một thành viên theo Luật Doanh nghiệp (2005) và thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật đó, từ đó kiến nghị nhằm các quy định pháp luật
về công ty TNHH một thành viên.3
Để đạt được mục đích trên, khóa luận phải giải quyết được một số
nhiệm vụ sau:
- Giải quyết một số vấn đề lý luận về công ty TNHH một thành viên;
- Nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp, đặc biệt là
nghiên cứu nội dung các quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) về công ty
TNHH một thành viên;
- Đưa ra kiến nghị cụ thể nhằm thực thi pháp luật về công ty TNHH
một thành viên.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam
về công ty TNHH một thành viên, trong đó trọng tâm là nghiên cứu các quy
định của Luật Doanh nghiệp (2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành như
Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi
tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Nghị định 43/2010/NĐ-CP
ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Luận văn còn nghiên cứu pháp luật về công ty TNHH một thành viên
của một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiêm cho Việt Nam
trong quá trình hoàn thiện pháp luật.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến công ty TNHH một thành viên, hiện có một số công trình
nghiên cứu, chẳng hạn như: luận án tiến sĩ “Pháp luật về chuyển đổi doanh
nghiệp Nhà nước (DNNN) thành công ty TNHH một thành viên” của tác giả
Nguyễn Thị Huế, luận án “Chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức
chính trị, chính trị xã hội thành công ty TNHH một thành viên – những vấn đề lý
luận và thực tiễn” của tác giả Phạm Thị Thúy Hồng, luận văn thạc sĩ “Công ty
TNHH theo pháp luật Việt Nam và hướng hoàn thiện địa vị pháp lý của loại hình
doanh nghiệp này” của tác giả Lê Văn Khải, năm 1997, luận văn thạc sĩ “Công
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
ty TNHH một thành viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật
Cộng hòa Pháp” của tác giả Đinh Thị An, năm 2004, các bài viết đăng trên tạp
chí Luật học như “Bàn về tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay” của tiến sỹ Bùi Ngọc Cường, “Quan niệm về Luật Doanh nghiệp
– Một số vấn đề phương pháp luận” của thạc sĩ Đồng Ngọc Ba...
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về loại hình doanh nghiệp
mới này ở Việt Nam trên cơ sở so sánh và học tập kinh nghiệm của nước
ngoài, từ đó đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật, tăng cường kiểm
tra, giám sát và tạo điều kiện tốt cho hoạt động thực tiễn, nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng: Xem xét giải pháp pháp lý nhằm
hoàn thiện pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam hiện nay
một cách toàn diện trong mối tương quan với một số nước phát triển thế giới
và thực tiễn tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia các vấn đề lớn, phức tạp
thành những vấn đề nhỏ chi tiết, cụ thể hơn. Sau khi phân tích thì tổng hợp lại
và khái quát để đưa tới sự nhận thức tổng thể về pháp luật công ty TNHH một
thành viên ở Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện.
- Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch: Đề tài đi từ những
vấn đề chung đến những vấn đề riêng, từ những hiện tượng riêng lẻ đến
những cái chung.
- Phương pháp thống kê: Đề tài tập hợp những số liệu về công ty TNHH
một thành viên ở Việt Nam, trên thế giới và thực tiễn làm cơ sở khoa học.
- Phương pháp so sánh: Đề tài đặt thực tiễn về vấn đề cần nghiên cứu
trong mối liên hệ và so sánh với thực tiễn của một số nước phát triển trên thế5
giới, qua đó tìm ra những ưu nhược điểm của vấn đề và đề xuất phương
hướng hoàn thiện để giải quyết nội dung vấn đề cần nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa, kế thừa và phát triển các luận cứ khoa học
nhằm làm sáng rõ cơ sở lý luận của công ty TNHH một thành viên.
Thông qua việc đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về
công ty TNHH trong thực tiễn, luận văn đã đánh giá những mặt tích cực, ưu
điểm, đồng thời cũng chỉ rõ những tồn tại, bất cập trong các quy định của
pháp luật hiện hành về công ty TNHH một thành viên.
Luận văn cũng đã đề xuất phương hướng, một số kiến nghị góp phần
hoàn thiện pháp luật về công ty TNHH một thành viên nhằm giải quyết những
bất cập của pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chủ yếu của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên
Chương 3: Một số ý kiến về hoàn thiện pháp luật về công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN
1.1. Khái niệm chung về công ty
Công ty cũng như bất kỳ một hiện tượng kinh tế nào khác ra đời, tồn tại
và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Các công ty
với tư cách là những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có TNHH
xuất hiện với số lượng lớn từ năm 1870. Nhưng những mầm mống của công
ty hiện đại có thể nhận thấy trong việc thừa nhận TNHH ở Luật La Mã, các
công ty thương mại và ngân hàng ở thế kỷ XIV, các công ty Anh thế kỷ XVII.
Những công ty thương mại đối nhân đầu tiên chính thức xuất hiện vào thế kỷ
thứ XIII ở một số thành phố của các nước Châu Âu, nơi có điều kiện địa lý
thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Sang thế kỷ XVIII, XIX, cùng với quá
trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Châu Âu, Châu Mỹ, đã xuất hiện các
công ty cổ phần đáp ứng được nhu cầu tập trung nguồn vốn của các nhà đầu
tư. Trong khoảng 100 năm trở lại đây, số lượng công ty các loại đã phát triển
rất nhanh, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế nói riêng
và đời sống xã hội nói chung.
Sự ra đời các công ty xuất phát từ những nhu cầu tất yếu khách quan
của đời sống xã hội. Cụ thể:
Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hóa đã phát triển đến một mức độ
nhất định, xuất hiện nhu cầu cần mở mang kinh doanh. Từ nhu cầu mở
mang quy mô kinh doanh, xuất hiện các nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu
này, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. Đầu tiên, những người quen
biết nhau, tin cẩn nhau liên kết với nhau, tạo ra các công ty đối nhân. Sau đó
sự liên kết này được mở rộng tới các thành viên có thể không quen biết nhau7
mà chỉ cần có vốn, có tài sản. Trên cơ sở đó, các công ty đối vốn xuất hiện.
Như vậy, một mô hình tổ chức kinh doanh mới đã ra đời - đó là các công ty.
Ngoài ra, trong một xã hội có nền sản xuất hàng hóa phát triển, luôn
luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các công ty. Trong nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường rơi vào vị trí bất lợi trong
quá trình cạnh tranh. Để tránh sự bất lợi đó, các nhà kinh doanh cần liên kết
nhau lại thông qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp nhằm
tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.
Mặt khác, trong kinh doanh thường phát sinh rủi ro. Trong trường hợp
đó đòi hỏi các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau để có thể phân chia rủi
ro cho nhiều người.
Tóm lại, khi hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập một doanh
nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia nhau đã hình thành
một loại hình doanh nghiệp gọi là công ty. Trong thực tế, mô hình liên kết này
tỏ ra phù hợp với nền kinh tế thị trường và rất hấp dẫn đối với nhiều nhà kinh
doanh. Sự ra đời của công ty là sản phẩm tất yếu của quá tình liên kết, hợp
tác, phản ánh sự phát triển mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Xét
cho cùng, sự ra đời của mô hình công ty là kết quả tất yếu của việc thực hiện
nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội.
Vậy khái niệm chung về công ty được hiểu như thế nào?
Công ty (tiếng Anh là “the company”) được hiểu trên nhiều nghĩa,
nhiều khía cạnh khác nhau.
Ở góc độ kinh tế, công ty có thể được hiểu là các tổ chức chuyên hoạt
động kinh doanh thương nghiệp dịch vụ, nhằm phân biệt với các nhà máy, xí
nghiệp là những đơn vị kinh tế chuyên hoạt động sản xuất.
Trong khoa học pháp lý, mỗi nước có một định nghĩa công ty khác nhau.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Tuy nhiên, khi xem xét bản chất của công ty, pháp luật của các nước nói chung
có một số điểm cơ bản chung thống nhất. Công ty do hai chủ thể trở lên góp
vốn thành lập. Đây là quan niệm truyền thống từ trước đến nay về công ty.
Khái niệm về công ty của các nước như Pháp, Đức, Thái Lan và một số
nước khác nhau đều chứa đựng yếu tố liên kết, mà muốn liên kết thì phải có
nhiều người. Công ty sẽ không thỏa mãn yếu tố liên kết nếu chỉ có một chủ
thể góp vốn để thành lập. Chủ thể ở đây có thể hiểu là các cá nhân hay pháp
nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa hai hay nhiều cá nhân với nhau.
Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm công ty là sự liên kết
giữa cá nhân hay pháp nhân bằng các sự kiện pháp lý. Thông qua các sự kiện
pháp lý này, họ tiến hành một hay một số hoạt động để đạt được mục tiêu
chung nào đó. “Mục tiêu” của việc thành lập công ty ở đây không được thể
hiện rõ ràng khiến người ta có thể hiểu sang một khía cạnh khác, đó là một số
công ty hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Như vậy, khái niệm ban đầu
về công ty ở Cộng hòa Liên bang Đức mới chỉ nêu được một đặc điểm nổi bật
của công ty đó là sự liên kết giữa hai hay nhiều người chứ chưa làm rõ được
bản chất của sự liên kết đó.
Nếu như pháp luật Đức khẳng định công ty là sự liên kết của hai hay
nhiều người thông qua sự kiện pháp lý thì pháp luật Cộng hòa Pháp và Thái
Lan lại có cách nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn về công ty. Các nước này thừa
nhận công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người. Nhưng điểm khác cơ
bản ở đây là họ đã nêu lên được mục đích của việc liên kết đó là vì lợi nhuận
và các thành viên thoả thuận sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một
hoạt động chung.
Năm 1990, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ban hành Luật Công ty nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong
nước. Luật Công ty (1990) định nghĩa:9
Công ty TNHH và công ty cổ phần gọi chung là công ty, là
doanh nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia
lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn
góp của mình vào công ty [27].
Luật Công ty ghi nhận công ty là doanh nghiệp bao gồm công ty
TNHH và công ty cổ phần. Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, các thành
viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
phần vốn góp mà họ đã góp vào công ty. Việc thành lập công ty ở đây dựa
trên yếu tố liên kết đó là vốn gốp của các thành viên. Công ty được hiểu theo
nghĩa truyền thống, đó là sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức thông qua hoạt
động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Công ty ở đây chỉ bao gồm hai loại
công ty là công ty TNHH và công ty cổ phần. Tại thời điểm này, khái niệm
công ty ở Việt Nam giống khái niệm công ty ở Mỹ, đó là chỉ có loại hình
công ty đối vốn. Pháp luật Mỹ chỉ phân biệt hai trường hợp: công ty có phát
hành cổ phiếu và công ty không phát hành cổ phiếu [26].
Trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 của nước CHXHCN Việt Nam,
các nhà làm luật không đưa ra một định nghĩa chung về công ty mà đưa ra các
khái niệm cụ thể về các loại hình công ty. Công ty theo quy định tại Luật
Doanh nghiệp 1999 đã được mở rộng: công ty bao gồm công ty cổ phần, công
ty TNHH, công ty hợp danh. Trong đó công ty TNHH bao gồm công ty
TNHH một thành viên là tổ chức và công ty TNHH hai thành viên. Như vậy
Luật Doanh nghiệp (1999) bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một thành
viên là tổ chức và công ty hợp danh [27].
Theo Luật Doanh nghiệp (1999) thì khái niệm công ty không còn
nguyên vẹn theo nghĩa truyền thống của nó nữa. Công ty có thể là doanh
nghiệp do một người làm chủ sở hữu, tức là pháp luật Việt Nam thừa nhận sự
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
tồn tại của công ty TNHH một thành viên cũng có nghĩa là phá vỡ ý nghĩa
“liên kết” của công ty. Một thành viên là tổ chức có thể độc lập thành lập
công ty, có tư cách pháp nhân [27].
Luật Doanh nghiệp (2005) không đưa ra định nghĩa chung về công ty
mà đưa ra các khái niệm cụ thể của các loại hình công ty: công ty TNHH hai
thành viên trở lên (Khoản 1, Điều 38), công ty TNHH một thành viên (Khoản
1, Điều 63), công ty cổ phần (khoản 1 Điều 77), công ty hợp danh [30].
Nhìn một cách khái quát thì “công ty” theo Luật Doanh nghiệp (2005)
được quy định cụ thể rõ ràng hơn, bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một
thành viên là cá nhân. Đây là sự thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội
ở nước ta cũng như xu thế phát triển doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.
Chính sự thay đổi này đã tạo ra cơ chế huy động vốn mềm dẻo, bảo
đảm cho các thành phần kinh tế có thể tham gia một cách dễ dàng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế,
từ đó tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn kinh doanh, góp phần
xây dựng một nền kinh tế ổn định, bền vững. Do vậy, việc ban hành Luật
Doanh nghiệp thống nhất không những chỉ bảo đảm sự công bằng về chế độ
pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước mà còn đảm bảo sự công bằng về
chế độ pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Xét về khía cạnh pháp lý, công ty theo Luật Doanh nghiệp (2005) có
một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, công ty có thể do một hay hai chủ thể trở lên góp vốn thành
lập, chủ thể ở đây là pháp nhân hay cá nhân. Công ty có thể là sự liên kết
giữa liên kết giữa hai hay nhiều thể nhân với nhau, hay giữa thể nhân với
pháp nhân, hay cũng có thể giữa các pháp nhân với nhau. Vấn dề này dường
như làm người ta rất phân vân khi giải thích về công ty TNHH một thành
viên. Nhiều quan điểm xem việc ra đời của hình thức công ty này là một hiện11
tượng ngoại lệ mà khó lý giải được từ phương diện lý thuyết, chí ít xuất phát
từ đặc điểm thứ nhất mang tính nguyên tắc này. Điều đó làm cho người ta dễ
lầm tưởng rằng công ty TNHH một thành viên không phản ánh được bản chất,
đặc điểm của công ty, không thể coi là một loại hình công ty.
Thứ hai, các thành viên phải góp một cái gì đó có tính chất tài sản vào
công ty. Tài sản ở đây có thể là của cải như tiền, vàng, nhà cửa, ruộng đất
hay có thể là công sức hay giá trị tinh thần (ví dụ: quyền sở hữu công ty, uy
tín kinh doanh...). Tuy nhiên, nếu tất cả các thành viên đều chỉ góp công sức
thôi thì không thể thành lập được công ty; cần có ít nhiều phần tài sản
được đem đóng góp mới có thể thành lập được công ty.
Thứ ba, các thành viên liên kết nhau lại để thành lập công ty với mục
đích kiếm lời. Đây là dấu hiệu để phân biệt công ty với các tổ chức khác như
hội từ thiện, các hội đoàn chuyên nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm
mục đích phi kinh doanh. Những sự liên kết không nhằm mục đích kinh
doanh được gọi là hiệp hội chứ không gọi là công ty. Ở Cộng hòa Liên bang
Đức, các loại hội không có mục đích kinh doanh tuy được gọi là công ty
nhưng đó đều là công ty dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự chứ
không phải Bộ luật Thương mại [30]; [23].
1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – một loại hình
công ty trách nhiệm hữu hạn
Để hiểu rõ hơn về công ty TNHH một thành viên, trước hết cần tìm
hiểu công ty TNHH truyền thống, có nghĩa là công ty TNHH nhiều thành
viên, bởi công ty TNHH một thành viên là một biến tướng khá đặc biệt của
công ty TNHH nhiều thành viên.
Trên thế giới, người ta chia ra hai loại hình công ty phổ biến là: công ty
đối nhân và công ty đối vốn. Công ty TNHH là một loại hình công ty đối vốn
- lại hình mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH
xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1892, sau đó được công nhận và phát triển
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ.
Từ đó đến này, các công ty TNHH phát triển rất nhanh chóng về mặt số lượng
và trở thành một trong những loại hình công ty phổ biến nhất trên thế giới. Sự
xuất hiện của loại hình công ty này đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đời
sống kinh doanh đặt ra trên cả ba phương diện:
Thứ nhất, trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, bên cạnh các công ty cổ
phần có quy mô lớn trong xã hội, xuất hiện nhu cầu đầu tư vừa và nhỏ. Mô
hình công ty cổ phần với quy chế pháp lý phức tạp và khắt khe tỏ ra không
thích hợp với khuynh hướng đầu tư vừa và nhỏ, ít thành viên và nhất là các
thành viên thường biết rõ về nhau, tin cậy lẫn nhau.
Thứ hai, trong kinh doanh, các thương gia vừa muốn tận dụng khả năng
“đối vốn” của công ty cổ phần đồng thời không muốn chịu những quy chế
pháp lý khắt khe của công ty cổ phần. Họ muốn có một mô hình công ty mới
giải quyết được mâu thuẫn đó.
Thứ ba, các thành viên của công ty không muốn chịu trách nhiệm vô
hạn như đối với công ty hợp danh.
Công ty TNHH là mô hình liên kết mới đã ra đời, đáp ứng được 4 yêu
cầu: quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít, quy chế pháp lý đơn giản và chịu
trách nhiệm hữu hạn. Nó đã kết hợp được ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm
hữu hạn của công ty đối vốn với ưu điểm về sự quen biết nhau giữa các thành
viên của công ty đối nhân, đồng thời khắc phục được nhược điểm về quy chế
quản lý phức tạp của công ty đối vốn và nhược điểm của việc không phân
chia được rủi ro trong công ty đối nhân.
Điều đáng lưu ý là pháp luật các nước quy định tính chất của công ty
TNHH không giống nhau. Ví dụ: Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức coi công
ty TNHH là công ty đối vốn, nó là một pháp nhân hoạt động độc lập, các
thành viên của công ty không có tư cách thương gia. Trong khi đó, Bộ luật13
Thương mại Cộng hòa Pháp lại xếp công ty TNHH vào loại công ty đối nhân
với lý do thành viên của công ty này thường quen biết nhau, tin cậy nhau
giống như trong công ty đối nhân. Tuy vậy, khuynh hướng chung đều coi
công ty TNHH là loại hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công
ty đối vốn vì bản thân nó vừa mang đặc trưng của một công ty đối nhân (các
thành viên quen biết nhau), lại vừa có tính chất của công ty đối vốn (các thành
viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn
của họ đóng góp vào công ty).
Công ty TNHH có những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, công ty TNHH là một pháp nhân độc lập. Địa vị pháp lý này
quyết định chế độ trách nhiệm của công ty.
Thứ hai, thành viên công ty không nhiều và thường là những người
quen biết nhau.
Thứ ba, vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp
nhiều, ít khác nhau. Trong Điều lệ công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Nếu khi
thành lập công ty mà các thành viên chưa đóng góp đủ phần vốn góp thì công
ty bị coi là vô hiệu. Công ty phải bảo toàn vốn ban đầu. Nguyên tắc này thể
hiện rõ trong quá trình góp vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận để đảm
bảo an toàn cho chủ nợ và cho những người góp vốn.
Thứ tư, phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất
khó chuyển nhượng ra bên ngoài. Như vậy, các thành viên công ty TNHH dù
đã góp đủ phần vốn góp của mình vẫn không được cấp một thứ chứng khoán
nào đồng thành lập công ty. Pháp luật các nước thường quy định như vậy vì
trong công ty TNHH cũng như trong công ty hợp danh, sự tín nhiệm giữa các
thành viên là một yếu tố quan trọng. Thành viên là những người quen biết
nhau, tín nhiệm lẫn nhau. Nếu các thành viên được cấp chứng khoán về phần
vốn góp của mình, họ sẽ có khả năng chuyển nhượng vốn góp này cho một
sản vào doanh nghiệp để khai thác. Thiết nghĩ, để giải quyết vướng mắc này,
pháp luật nên bổ sung trong vấn đề góp vốn bằng bất động sản, khi làm thủ
tục đăng ký trước bạ sang tên cho doanh nghiệp người góp vốn được miễn
thuế và miễn lệ phí trước bạ.
Có thể thấy pháp luật hiện hành chưa tạo đủ cơ sở pháp lý điều chỉnh
vấn đề định giá tài sản góp vốn. Có rất nhiều vấn đề cần có những quy định
hướng dẫn bổ sung, cũng như cần có những quy định mới như: nên có văn
bản hướng dẫn việc định giá cụ thể đối với một số tài sản đặc thù được sử
dụng vào việc góp vốn như quyền sở hữu trí tuệ; đồng thời để tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho chủ sở hữu khi góp vốn thành lập doanh nghiệp mà gặp
khó khăn trong việc tự định giá, pháp luật nên quy định quyền được thuê tổ
chức định giá chuyên nghiệp thực hiện việc định giá. Giám đốc hay Tổng
giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên hay phòng ban nghiệp vụ nào đó của
công ty không thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện quyền định giá mà phải
do một cơ quan độc lập. Điều này có thể xóa bỏ trách nhiệm phi lý của người
thay mặt cho công ty trong trường hợp định giá sai.
Ngoài ra, để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người thực hiện việc
định giá, pháp luật cần quy định cụ thể về thời điểm thực hiện trách nhiệm
“đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh
lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm
kết thúc định giá” là ngày tại thời điểm phát hiện vi phạm. Khi sửa đổi theo
hướng này, pháp luật doanh nghiệp sẽ vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ
quyền lợi của chủ nợ, vừa đảm bảo thực hiện hiệu quả nguyên tắc “hậu kiểm”,
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhà đầu tư.
Thứ ba, cơ chế kiểm soát vốn
Một trong những điểm hấp đẫn mà công ty TNHH một thành viên đem
lại cho các nhà đầu tư chính là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của chủ sở
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top