dinhphuonglan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG KINH
DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM
7
1.1. Tổng quan về hợp đồng 7
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng 7
1.1.2. Bản chất của hợp đồng 10
1.1.3. Các yếu tố của hợp đồng 13
1.2. Tổng quan về hợp đồng kinh doanh bất động sản 31
1.2.1. Khái niệm hợp đồng kinh doanh bất động sản 31
1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh bất động sản 33
1.2.3. So sánh hợp đồng kinh doanh bất động sản và hợp đồng kinh
doanh dịch vụ bất động sản
35
1.2.4. Pháp luật điều chỉnh về hợp đồng kinh doanh bất động sản 36
1.2.5. Vai trò của hợp đồng kinh doanh bất động sản 40
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH
DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM
42
2.1. Nội dung các quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản 42
2.1.1. Hợp đồng mua bán nhà ở và công trình xây dựng 42
2.1.2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 51
2.1.3. Hợp đồng thuê bất động sản 59
2.1.4. Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng 65
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất
động sản ở Việt Nam
69
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH
BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
94
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh doanh
bất động sản ở nước ta hiện nay
94
3.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản
103
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 115
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều
kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất.
Ngay phần mở đầu của Luật Đất đai 1993 của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng định:
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân
dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được
vốn đất đai như ngày hôm nay [35].
Ngày nay, cùng với sự ra đời của nền kinh tế thị trường, thị trường bất
động sản cũng đã phát triển nhanh chóng. Có thể nói, thị trường khoa học
công nghệ và thị trường bất động sản là những thị trường ra đời và đóng vai
trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Ông cha ta có câu:
"Tấc đất, tấc vàng" quả là không sai và câu nói đó càng thấm thía hơn trong
nhịp đập của thị trường bất động sản hiện nay.
Các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, tặng
cho… trên thị trường bất động sản diễn ra thường xuyên, liên tục và ảnh
hưởng sâu rộng đến nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Pháp luật cũng đã kịp thời
được ban hành để điều chỉnh thị trường bất động sản. Luật Kinh doanh bất
động sản năm 2006 ra đời cùng các nghị định và thông tư hướng dẫn đã tạo
khuôn khổ pháp lý cho thị trường bất động sản phát triển dưới sự quản lí của
Nhà nước. Trong pháp Luật Kinh doanh bất động sản, không thể không nói
đến các quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản. Hợp đồng kinh doanh
bất động sản chính là hình thức pháp lý thực hiện các giao dịch về kinh doanh
bất động sản. Mặc dù hợp đồng kinh doanh bất động sản được đề cập trong
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 song mới chỉ dừng lại ở những nội
dung mang tính nguyên tắc hay khái quát. Trên thực tế, các vụ việc tranh
chấp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà đơn cử là vụ việc tranh chấp
về đóng phí dịch vụ giữa chủ đầu tư tòa nhà Keang Nam với cư dân sinh sống
trong tòa nhà hay giữa cư dân sinh sống trong tòa nhà The Mainor với Ban
quản lý tòa nhà về phí sử dụng, trông giữ xe ô tô v.v... có nguyên nhân từ việc
thiếu các điều khoản cụ thể, rõ ràng đề cập về vấn đề này trong hợp đồng mua
bán nhà. Hơn nữa, pháp luật về kinh doanh bất động sản là lĩnh vực pháp luật
còn khá mới mẻ ở nước ta. Các quy định về kinh doanh bất động sản nói
chung và hợp đồng kinh doanh bất động sản nói riêng đang trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện nên khó tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Mặt khác,
nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về hợp đồng kinh doanh thương mại đã thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới luật học nước ta. Nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này đã được xuất bản, công bố. Tuy nhiên,
tìm hiểu về hợp đồng kinh doanh bất động sản dưới góc độ pháp luật thì
dường như còn ít công trình nghiên cứu, xem xét trên phương diện lý luận và
thực tiễn. Với những lý do cơ bản trên, tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về
hợp đồng kinh doanh bất động sản ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật
học với mong muốn lý giải, cung cấp cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện
pháp Luật Kinh doanh bất động sản nói chung và các quy định về hợp đồng
kinh doanh bất động sản nói riêng. Điều này lại càng có ý nghĩa trong bối
cảnh Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 đang trong quá trình sửa đổi,
bổ sung và sẽ được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về hợp đồng nói chung thì đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu như: “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” của TS. Phạm Hữu Nghị; “Hợp đồng kinh tế vô
hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu” của TS. Lê Thị Bích
Thọ “Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vô hiệu” của TS. Nguyễn Văn Cường; “Luật Hợp đồng Việt Nam
– Bản án và Bình luận bản án”, của TS. Đỗ Văn Đại; Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Như
Phát - Lê Thu Thủy; "Tự do ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí trong pháp luật
Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Ngô Huy Cương….Nghiên cứu về hợp đồng
kinh doanh bất động sản nhìn chung còn ít công trình nghiên cứu, có thể kể
đến các công trình như: Sách chuyên khảo “Thị trường bất động sản những
vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS. TS Thái Bá Cẩn và ThS. Trần Nguyên
Nam; Sách chuyên khảo “Pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu
nhập thấp tại Việt Nam” của TS. Doãn Hồng Nhung đồng tác giả với một số
tác giả khác….Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu vô cùng quý báu giúp
tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận
văn. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó chỉ mang tính chất nêu lên
những quy định của pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản mà chưa
đi đến xem xét cụ thể, đánh giá các quy định về các loại hợp đồng kinh doanh
bất động sản cũng như đưa ra phướng hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực
này. Bởi vậy việc tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về hợp đồng kinh doanh
bất động sản ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ là không trùng lặp với các
công trình đã được công bố trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Với đề tài: "Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản ở Việt
Nam", tác giả hướng tới mục tiêu nghiên cứu một cách tổng quát về các dạng
hợp đồng kinh doanh bất động sản mà pháp luật Việt Nam quy định. Từ đó,
áp dụng vào thực tế hoạt động kinh doanh bất động sản và hướng tới hoàn
thiện pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Bên cạnh mục tiêu tổng quát, nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới
các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về hợp đồng kinh doanh bất
động sản và pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản thông qua việc
tìm hiểu các nội dung: i) Khái niệm, đặc điểm, vai trò, các hình thức và nội
dung của hợp đồng kinh doanh bất động sản; ii) Cơ sở lý luận của việc ra đời
pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản; iii) Khái niệm và đặc điểm
của pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản; iv) Nội dung pháp luật về
hợp đồng kinh doanh bất động sản; v) Các yếu tố chi phối pháp luật về hợp
đồng kinh doanh bất động sản.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản
ở nước ta nhằm chỉ ra những thành tựu, những hạn chế, tồn tại và nguyên
nhân của những hạn chế, tồn tại khi áp dụng các quy định về hợp đồng kinh
doanh bất động sản.
- Đưa ra định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng kinh doanh bất động sản ở nước ta trong thời gian tới.
4. Tính mới và dự kiến những đóng góp của đề tài
Luận văn với đề tài "Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản
ở Việt Nam" nếu được bảo vệ thành công sẽ có những đóng góp mới cơ bản
cho khoa học pháp lý nước ta. Những đóng góp này bao gồm:
- Tập hợp, hệ thống hóa và phát triển hệ thống cơ sở lý luận về hợp
đồng kinh doanh bất động sản và pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động
sản ở nước ta.
- Phân tích nội dung pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản ở
nước ta.
- Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất
động sản ở nước ta và đề xuất giải pháp hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định hiện hành của
pháp luật Việt Nam về hợp đồng kinh doanh bất động sản. Đồng thời, luận
văn cũng nghiên cứu một số quy định chung của pháp luật Việt Nam về hợp
đồng và một số hợp đồng loại hợp đồng đặc thù khác: như hợp đồng mua bán,
chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn… thông thường.
Hiện nay, ở Việt Nam, hợp đồng kinh doanh bất động sản được phân
thành hai loại:
Thứ nhất, hợp đồng kinh doanh bất động sản, bao gồm: hợp đồng mua
bán nhà ở và công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
hợp đồng thuê bất động sản, hợp đồng thuê mua nhà ở và công trình xây dựng.
Thứ hai, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản, bao gồm: hợp
đồng đấu giá tài sản, hợp đồng định giá bất động sản, hợp đồng quảng cáo bất
động sản, hợp đồng tư vấn bất động sản, hợp đồng môi giới bất động sản...
Tuy nhiên, trong bản luận văn này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên
cứu về "hợp đồng kinh doanh bất động sản", bao gồm: hợp đồng mua bán nhà ở
và công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng
thuê bất động sản, hợp đồng thuê mua nhà ở và công trình xây dựng đặt trong
mối quan hệ so sánh với hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản để chỉ ra
những điểm đặc thù của các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu,
tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ hai, ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau đây:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top