angeloflove3779

New Member
Download miễn phí Đề án Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường
Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Việt Nam. Bất kỳ một sản phẩm nào khi bán ra thị trường thế giới đều gắn liền với thương hiệu của nó. Thương hiệu phản ánh chất lượng, đặc trưng, uy tín của sản phẩm và tạo ấn tượng dễ nhớ sản phẩm ở người tiêu dùng. Nền tảng cơ bản ban đầu để hình thành và phát triển thương hiệu chính là thị trường tiêu thụ trong nước. Sản phẩm với một thương hiệu cụ thể, nếu đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài sẽ thuận lợi hơn. Vì vậy các doanh nghiệp nông sản Việt Nam nên thực hiện chương trình kích cầu trong nước, khai thác thị trường nội địa nhằm tạo một thị trường tiêu thụ nông sản rang xay, giảm bớt lượng xuất nông sản nhân với giá thấp hơn, tạo thương hiệu riêng cho nông sản Việt Nam. Có như vậy mới có thể đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, tăng lợi nhuận thu về cho đất nước, cho người sản xuất, và tạo được nhiều công ăn việc làm góp phần giảm thất nghiệp.
Tổ chức hệ thống thu thập thông tin - đoán thị trường: với điều kiện hạn chế về thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản thì để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhà nước nên tổ chức một hệ thống thu thập và phân tích thông tin để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp làm cơ sở ra quyết định mua bán. Đặc biệt là nâng cao nhiệm vụ và chức năng của bộ phận tham tán thương mại ở nước ngoài. Ngoài ra nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu mở văn phòng thay mặt ở nước ngoài để củng cố và phát triển mối quan hệ kinh doanh, tìm kiếm thị trường, khách hàng mới và khuếch trương nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam.
Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới bằng những giải pháp hợp lý nhằm tránh gây những thiệt hại không đáng có trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu là cần thiết, việc nghiên cứu và áp dụng đồng bộ các giải pháp trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản là quan trọng đòi hỏi từ người nông dân trực tiếp gieo trồng thu hái nông sản đến các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước có liên quan phải nghiên cứu và triệt để áp dụng.

Lời mở đầu

Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, các quốc gia luôn phải cạnh tranh với nhau để tự khẳng định mình.
Nền kinh tế của Việt Nam cũng bước vào hội nhập với các nước trên thế giới với những cơ hội mới và thách thức mới buộc chúng ta phải cân nhắc, tính toán một cách nghiêm túc về trí tuệ, đường lối, chính sách. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là làm thế nào để nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta nói chung với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tình trạng này thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Xuất phát từ những lý do đó, em chọn đề tài:
"Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường" để tìm hiểu. Hàng nông sản của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, trong phạm vi đề tài em chỉ xin tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản đang là thế mạnh của Việt Nam.
Nội dung của đề án được chia làm 3 chương.
Chương I. Lý luận chung về cạnh tranh.
Chương II. Thực trạng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường.
Chương III. Những biện pháp kiến nghị để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn!

Chương I
Lý luận chung về cạnh tranh


1. Quy luật cạnh tranh.
Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế, cạnh tranh này diễn ra liên tục, không có đích cuối cùng. Đó là sự cạnh tranh về chất lượng, hiệu quả, giá cả của sản phẩm trong nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh cạnh tranh là điều không tránh khỏi.
2. Những quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cho đến nay, có rất nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo Fafchamps cho rằng: khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng cạnh tranh mà doanh nghiệp đó có thể sản xuất với chi phí biến đổi trung bình là thấp hơn giá bán của nó trên thị trường. Với cách hiểu như vậy, doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản xuất của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh.
Theo Randall cho rằng: khả năng cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định.
Theo Dunning lại cho rằng: khả năng cạnh tranh là khả năng cung sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không biết nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó.
Nhưng một số quan niệm khác lại cho rằng: khả năng cạnh tranh là trình độ của công nghiệp có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường, đồng thời duy trì được thu nhập thực tế của mình.
Có thể nói rằng, các quan niệm về khả năng cạnh tranh nêu trên đều xuất phát từ các góc độ, cách nhìn khác nhau nhưng có điểm chung là: chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận.
Tuy nhiên, theo ý hiểu của bản thân: khả năng cạnh tranh là năng lực nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Vì vậy, khi thị phần của doanh nghiệp tăng lên thì cho thấy khả năng cạnh tranh được nâng cao. Nhưng để xác định được chính xác khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp chúng ta phải dựa vào rất nhiều tiêu thức khác nhau.
3. Các nhân tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp điều quan trọng là phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai? Như vậy các doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình chính sách sản phẩm, khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có sản phẩm đem ra thị trường và doanh nghiệp luôn phải làm cho sản phẩm của mình thích ứng với thị trường để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải luôn đưa ra những mẫu mã và sản phẩm mới, nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại hàng hóa gì, điều cơ bản là doanh nghiệp phải luôn quan tâm tới phản ứng của thị trường. Sản phẩm chỉ có thể đáp ứng được trên thị trường và có triển vọng tốt khi đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
• Chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
• Mẫu mã, bao bì đẹp và thuận tiện sử dụng trong nhiều hoàn cảnh.
Với công cụ cạnh tranh là sản phẩm thì các doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm của mình theo các hướng sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm. Thực chất đây là quá trình mở rộng hợp lý danh mục sản phẩm tạo nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết cho mỗi doanh nghiệp bởi vì:
• Sự tiến bộ nhanh chóng không ngừng của khoa học công nghệ cùng sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu thị trường làm cho vòng đời của sản phẩm bị rút ngắn, doanh nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ nhau, thay thế nhau. Đa dạng hóa sản phẩm sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, thực hiện khấu hao nhanh để đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ.
• Nhu cầu của thị trường rất đa dạng và phong phú, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường qua đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
• Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thì đa dạng hóa sản phẩm là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh.
• Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đồng tâm: là chiến lược đa dạng hóa sang lĩnh vực kinh doanh mới mà không có sự liên quan bất kỳ nào đến lĩnh vực kinh doanh cũ của doanh nghiệp. Với chiến lược này cho phép tận dụng nguồn lực dư thừa và tìm được lĩnh vực kinh doanh mới có lợi nhuận cao.
Như vậy, sản phẩm với những nét riêng vốn có của mình sẽ là yếu tố cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Đi đôi với sản phẩm là vấn đề chất lượng của sản phẩm. Ngày nay người ta coi trọng giá trị của sản phẩm, giá cả không còn là nhân tố chủ yếu quyết định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Thị trường sẵn sàng trả giá cao choi sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao. Vì vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường điều bắt buộc đối
Kết luận

Trong quá trình hội nhập hiện nay vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam là một đòi hỏi rất lớn, là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế đất nước. Vì vậy, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét và nhận thức một cách đúng đắn về khả năng cạnh tranh để đưa sản phẩm Việt Nam lên một bước tiến mới đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác không những ở thị trường trong nước mà còn ở các thị trường lớn hơn.
Nông sản cũng như các sản phẩm khác của Việt Nam không nằm ngoài đặc điểm đó.
Trong những năm qua nông sản Việt Nam đã có những bước tiến rất lớn trong việc sản xuất, chế biến và thúc đẩy xuất khẩu. Đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu: sản lượng lớn, năng suất cao, lượng xuất khẩu liên tục tăng... Nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Nông sản Việt Nam vẫn còn kém sức cạnh tranh so với các nước sản xuất nông sản khác trên thế giới: chưa có được tiếng nói riêng của mình, giá cả không ổn định, chất lượng tuy cao nhưng không đồng đều, công nghệ chế biến thô sơ lạc hậu... Bên cạnh đó còn ít những chính sách cụ thể để khuyến khích người sản xuất, chế biến cũng như người xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực hiện đồng bộ các giải pháp trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản là cần thiết và quan trọng đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều cơ quan các cấp có liên quan.
Trong bài viết này, em đưa ra một số quan điểm về khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các tiêu thức và chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc biệt với sản phẩm nông sản. Bài viết đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản Việt Nam trong thời gian qua, những cái đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại về khả năng cạnh tranh. Từ đó đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

dktm1306

New Member
Chào bạn! Cho mình xin link download bài tiểu luận "
"Đề án Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường"

này với ạ ! Mình Thank bạn !
 
Last edited by a moderator:

daigai

Well-Known Member
Chào bạn! Cho mình xin link download bài tiểu luận "

"Đề án Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường"​

này với ạ ! Mình Thank bạn !
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Biện pháp nâng cao hiệu quả việc trang bị lịch sử toán trong dạy học môn toán ở trường THPT Luận văn Sư phạm 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0
D Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp nâng cao kỹ năng giảng dạy cho SV khoa SPKT Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu biện pháp nâng cao độ ổn định của vitamin b12 trong dung dịch thuốc tiêm chứa 3 vitamin b1, b6 và b12 Y dược 0
A Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô Luận văn Kinh tế 0
D Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của cảng tại chi nhánh công ty tnhh mtv thủy sản hạ long Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top