ngochai_tp1995

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước
đã chuyển nền kinh tế nước ta từ tập trung, ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất
(công nghiệp nặng) sang thực hiện đồng thời cả ba chương trình kinh tế: Lương
thực; xuất khẩu; hàng tiêu dùng (Công nghiệp nhẹ) và thực hiện chính sách mở
cửa nền kinh tế. Vì vậy mà ngành dệt may đã có điều kiện phát triển nhanh
chóng. Đến nay ngành công nghiệp này là một trong những ngành công nghiệp
xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Kết quả xuất khẩu của ngành dệt may có ảnh
hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trước sự biến động của thị trường hàng dệt may thế giới đã và đang đe doạ
trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt là hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU vì theo như hiệp
định ATC (Hiệp định dệt may) thì kể từ ngày 1/5/2005 các nước thành viên EU
không còn được áp đặt hạn ngạch với hàng dệt may nhập khẩu vào EU là thành
viên của WTO nữa. Điều này đã đặt dệt may nước ta vào một tình thế rất khó
khăn khi xuất khẩu sang thị trường EU. Nó đòi hỏi nếu chúng ta muốn tiếp tục
xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này thì chúng ta phải đưa ra được những biện
pháp thích hợp để thúc đẩy xuất khẩu.
Với mong muốn góp phần vào việc giải quyết những khó khăn của hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU trong thời gian tới. Trên cơ sở
được sự hướng dẫn của thầy cô giáo và nghiên cứu những tài liệu liên quan, em
đã viết lên nội dung của đề tài này.
Mặc dù với sự nỗ lực của bản thân nhưng trong quá trình viết đề tài cũng
không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót vì vậy em mong thầy cô góp ý
để lần sau em viết được tốt hơn.2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY
I. KHÁI NIỆM, TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY
1. Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may.
Để làm định hướng và đường chỉ dẫn vào nghiên cứu những vấn đề tiếp
theo của cơ sở lý luận thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may cũng như các vấn đề
khác có liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may thì một vấn đề quan
trọng được đặt ra đó là trước tiên chúng ta phải hiểu được thúc đẩy xuất khẩu dệt
may là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này là tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của
nền kinh tế thế giới và của khoa học công nghệ, cũng như các giai đoạn khác
nhau của sản phẩm được xuất khẩu mà việc thúc đẩy xuất khẩu được sử dụng
bằng các cách khác nhau. Nó không có một cách, hay một biện pháp cố
định nào được sử dụng liên tục để thúc đẩy xuất khẩu cho một sản phẩm. Thúc
đẩy xuất khẩu hàng dệt may nó cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Vì vậy
mà với mỗi thời kỳ nó được sử dụng bằng những phương pháp khác nhau. Tuy
nhiên có thể khái quát lại như sau:
Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là một cách thúc đẩy tiêu thụ
hàng dệt may mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách
thức . . . của Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may nhằm tạo ra các cơ hội và
khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài.
Như vậy, qua việc khái quát về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may như trên
cho thấy thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may có những nội dung chủ yếu sau:
Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đây là
một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào nói chung.
Và với bất kỳ doanh nghiệp dệt may nào nói riêng. Như vậy, chúng ta cũng có
thể hiểu rằng thúc đẩy xuất khẩu là một hoạt động tăng khả năng tiêu thụ sản
phẩm.
Các biện pháp chính sách, cách thức . . . Nó có thể là những biện pháp cho
thời kỳ sản phẩm mới thâm nhập thị trường hay những biện pháp cho một sản
phẩm đã được cải tiến, hay là cho một sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường
đó và đang tìm cách cạnh tranh để giành giật thị phần.
Kết quả của những biện pháp những chính sách đó là các cơ hội, các cơ hội
có thể được mang đến dưới nhiều dạng khác nhau. Cuối cùng là thực hiện được
mục tiêu bán nhiều hàng dệt may hơn ra thị trường nước ngoài. Chủ thể của thúc
đẩy xuất khẩu là các doanh nghiệp dệt may và Nhà nước, tức là vừa có cả chủ
thể thay mặt ở tầm vi mô và chủ thể thay mặt ở tầm vĩ mô, vừa có cả chủ thể tác
động trực tiếp và chủ thể tác động gián tiếp đến đối tượng được thúc đẩy xuất
khẩu. Mà cụ thể ở đây là hàng dệt may.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
2. Tính tất yếu của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may.
Mặc dù ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ tương đối phù hợp
với tình trạng cơ sở hạ tầng và khả năng tài chính ở nước ta, lại có được những
thuận lợi cho sự chuyển hướng trọng tâm phát triển nền kinh tế quốc dân của
Đảng và Nhà nước. Cho nên đã có được một số thành tựu nhất định trong thời
kỳ đổi mới. Nhưng cũng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nữa làm
cho sản phẩm dệt may của nước ta chưa có chỗ đứng thực sự trên thị trường.
Mặt khác dệt may vẫn được coi là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn trong
những năm tới của nước ta. Vì vậy mà việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may
của nước ta trong thời gian tới là tất yếu.
Việc mở rộng cửa thị trường cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu
vào, nó được sử dụng như là công cụ để các nước và khu vực buộc chúng ta phải
mở rộng cửa thị trường cho những hàng hoá khác của họ thâm nhập vào. Do đó
mà để tránh việc phải mở cửa thị trường trong nước quá lớn làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của những ngành kinh tế khác mà chúng ta muốn bảo hộ. Việc khai
thác, tận dụng tối đa các kết quả đã có được từ những hiệp định, thoả thuận song
phương và đa phương là hết sức cần thiết. Như vậy chúng ta có thể thấy thúc
đẩy xuất khẩu hàng dệt may của nước ta là tất yếu.
Không chỉ có nước ta coi ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp
xuất khẩu chủ lực, mà còn có hàng loạt các nước đang phát triển khác nữa cũng
coi ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực. Vì vậy mà họ cũng tập trung đầu
tư và khuyến khích phát triển ngành dệ may giống như những hoạt động đầu tư
và khuyến khích của nước ta. Thậm chí họ còn có những bước chuẩn bị sớm hơn
và kỹ càng hơn chúng ta. Do đó việc xuất khẩu hàng dệt may sẽ phải cạnh tranh
gay gắt. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những hành động thúc đẩy xuất khẩu
cho hàng dệt may Việt Nam.
Cùng với những bất lợi riêng có của hàng dệt may Việt nam là hàng dệt
may của nước ta chưa vào WTO thì hàng dệt may còn chịu chung một bất lợi
giống như bất lợi của hàng dệt may của các nước trên thế giới đó là việc phải đối
mặt với một hàng rào bảo hộ ngày càng biến tướng tinh vi và hiện đại. Nhất là
đối với hàng rào của thị trường các nước phát triển. Điều đó dẫn đến hàng của
dệt may nước ta sẽ không thể xuất khẩu được nếu như không vượt qua được các
rào cản. Chính vì vậy cần có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nếu không muốn
hàng dệt may Việt Nam "đứng ngoài" trước các thị trường lớn và tiền năng.
Và cuối cùng, một lý do nữa cần được đề cập tới đó là việc tồn tại mâu
thuẫn giữa những điều kiện thuận lợi chó ngành dệt may phát triển lớn mạnh
với những yếu tố khó khăn về thị trường xuất khẩu (Cụ thể chúng sẽ được phân
tích ở phần sau). Đã cho thấy, để ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển
được tương xứng với những điều kiện thuận lợi mà nó có, khai thác và sử dụng
tối đa các nguồn lực được trang bị mà không bị rơi vào tình trạng đình trệ và suy
thoái do sự mất cân đối giữa sự tăng lên của sản lượng với hoạt động tiêu thụ
sản phẩm. Tiếp tục phát huy những thành tựu mà nó đã đạt được, xứng đáng là
ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trên con đường Công nghiệp hoá -4
hiện đại hoá đất nước, góp phần vào hội nhập kinh tế của Việt nam với kinh tế
khu vực và kinh tế thế giới. Đòi hỏi ngay từ bây giờ chúng ta phải có những biện
pháp thúc đẩy xuất khẩu.
II. THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM.
1. Những điều cần lưu ý với thị trường EU.
Khởi đầu từ việc thành lập cộng đồng than thép Châu âu ngày 18/04/1997
cho đến nay thì con số các nước tham gia vào liên minh Châu âu đã lên đến 25
quốc gia. Nó hình thành lên một EU lớn phát triển nhất trên thế giới cả về kinh tế
thương mại lẫn sự rộng lớn của thị trường.
Thị trường EU là thị trường dệt may lớn nhất thế giới. Nhu cầu về hàng dệt
may của người dân EU bình quân khoảng 17kg/1năm và ngày càng có xu hướng
gia tăng theo kiểu sử dụng hàng hoá thời trang, khoảng 18,8 tỷ USD/năm hàng
dệt may của EU được nhập khẩu từ các nước bên ngoài. Một điều thuận lợi đó
là, ngược với xu thế ngày càng tăng của nhu cầu, tốc độ phát triển ngành dệt
may của các nước EU có xu hướng giảm xuống cả về mặt số lượng (5,1%) và
lao động (1,2%). Như vậy, có thể thấy thị trường EU trong tương lai sẽ tạo ra
cơ hội rất lớn cho xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
Trong thời gian qua, nhằm tăng cường khả năng và tạo ra các cơ hội cho
xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường đầy tiềm năng này, Nhà nước ta đã nỗ
lực rất lớn trong việc đàm phán với EU. Kết quả là đến ngày 1-1-2005 hàng dệt
may Việt nam xuất khẩu vào thị trường EU cũng không còn bị áp đặt hạn ngạch
nhập khẩu của EU nữa, một sự kiện được đánh giá là sẽ làm biến đổi lớn về kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là khi hạn ngạch
dệt may không còn thì hàng dệt may Việt Nam cũng không còn những ưu đãi
khác nữa mà phải cạnh tranh công bằng đối với hàng nước khác.
2. Vai trò của thị trường EU đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Mặc dù chỉ mới thiết lập quan hệ xuất nhập khẩu chính thức về hàng dệt
may được khoảng hơn 10 năm trở lại đây. EU là một thị trường quan trọng đối
với hàng dệt may của nước ta, đóng góp một phần khá lớn vào kim ngạch xuất
khẩu của hàng dệt may. Đặc biệt là trong những năm tới thì vai trò của thị
trường này không giảm mà nó còn có ảnh hưởng nhiều hơn vì việc kết nạp thêm
10 thành viên mới của EU lần này gồm có cả các nước trước đây là nước xã hội
chủ nghĩa. Mà như chúng ta đã biết các nước xã hội chủ nghĩa là những nước có
quan hệ truyền thống đối với Việt Nam, cho nên cho phép Việt Nam tận dụng
những mối quan hệ truyền thống đó để xuất khẩu hàng dệ may của Việt Nam
sang thị trường EU thuận lợi hơn. Như vậy, trong tương lai thị trường EU với sự
lớn mạnh cả về qui mô, xu hướng tiêu dùng và những mối quan hệ truyền thống
được hâm nóng sẽ là nơi có triển vọng lớn cho hàng dệt may Việt Nam gia tăng
cả về số lượng lẫn giá trị.
Thị trường EU là nơi tập hợp của các nước có nền kinh tế phát triển nhất
trên thế giới. Vì vậy mà hệ thống các công cụ chính sách phục vụ cho hoạt động
thương mại được xây một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất. Với hàng loạt các
công cụ như: thuế chống bán phá giá, yêu cầu xuất xứ hàng hoá, yêu cầu thủ tục
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
nhập khẩu . . . Do đó khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiến hành xuất
khẩu vào thị trường này có cơ hội tiếp xúc với một hệ thống công cụ tiêu biểu
của các nước phát triển, thông qua những lần xuất khẩu mà học tập, tích lũy kinh
nghiệm, đồng thời tăng cường khả năng chuyên nghiệp hoá trong hoạt động xuất
khẩu.
Hệ thống các hàng rào thương mại của thị trường EU với hàng loạt các tiêu
chuẩn rất cao như ISO 9000, ISO 14000 và HACCP . . . cho nên để xuất khẩu
hàng dệt may của Việt nam vào thị trường EU thì buộc các doanh nghiệp phảI
xây dựng hệ thống tiêu chuẩn của mình theo các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO
14000 và HACCP. Như vậy, những điều kiện của thị trường EU đã gián tiếp làm
cho sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam tiến đến các tiêu chuẩn thế giới
và làm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng dệt may của Việt nam trên thương
trường thế giới.
Thị trường EU là cái nôi của nền công nghiệp thế giới và là nơi tập trung
của nhiều nền văn hoá khác nhau. Cho nên chúng đã tạo ra cho EU một nền văn
hoá riêng biệt, một nên văn hóa công nghiệp. Nhưng không đơn điệu mà chúng
lại có những sự sáng tạo và đa dạng riêng có. Song không vì vậy mà một sản
phẩm dệt may có thể thâm nhập và đứng trên thị trường này một cách dễ dàng.
Thậm chí còn là ngược lại, vì thị trường này được coi là một thị trường khó tính
nhất trên thế giới. Vì vậy khi hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập vào thị
trường này thành công thì nó sẽ là bước đệm vững chắc cho phép hàng dệt may
của nước ta chinh phục các thị trường khác của thế giới, đồng thời nó cũng là
nơi khẳng định thương hiệu và vị trí của hàng dệt may Việt nam trong hàng dệt
may thế giới.
Cho dù xu hướng xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam trong một hai năm
trở lại đây có xu hướng giảm xuống và thị trường EU đang có những biến động
lớn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Đặc biệt là phảI kể đến sự kiện bắt đầu từ ngày 1/1/2005 theo thoả thuận của TC
EU không còn được áp dụng hạn ngạch đối với những hàng dệt may được nhập
khẩu từ các nước là thành viên của WTO. Nhưng theo như mục tiêu xuất khẩu
của ngành dệt may, thị trường EU trong những năm tới vẫn là thị trường xuất
khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam.
Bảng. Dự kiến xuất khẩu dệt may sang thị trường EU tới năm 2010.
Đơn vị tính: Triệu USD.
Năm 2000 2005 2010
PAI PAII PAI PAII
Tổng giá trị xuất
khẩu 3289,2 5812 6190 10020 11165
Kim ngạch xuất
khẩu vào EU 614,7 1120 1150 1800 1950
Nguồn: Trích trang 235 cuốn "những giảI pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam vào thị trường EU.6
Như vậy qua bảng trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam vào EU trong giai đoạn tới chiếm từ 18 cho đến 21% tổng kim ngạch
xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Kết quả xuất khẩu của hàng dệt may vào
thị trường EU nó không những chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu
của ngành dệt may và của chíên lược tăng tốc ngành dệt may, mà nó còn ảnh
hưởng đến những vấn đề khác nữa trong nền kinh tế của nước ta như vấn đề
công ăn việc làm, vấn đề thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM.
1. Thuận lợi cho thúc đẩy xuất khẩu.
Do đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp
nhẹ, yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp như những ngành kinh tế khác và yêu
cầu vốn đầu tư không quá lớn, thời gian thu hồi vốn lại tương đối nhanh hơn
những ngành công nghiệp khác. Vì vậy mà nó đã có được một số lợi thế trong
tình hình kinh tế hiện nay của đất nước.
1.1. Lợi thế về yếu tố con người.
Trước tiên, chúng ta phải kể đến đó là nước ta có một cơ cấu dân số trẻ do
đó mà những người trong độ tuổi lao động rất cao, không những vậy hàng năm
nó còn được bổ sung thêm một lực lượng khá là hùng hậu. Điều đó đã làm cho
nguồn cung lao động của nước ta hết sức dồi dào.
Thứ hai, chất lượng lao động không ngừng được nâng lên cả về mặt kỹ
thuật lẫn trình độ văn hoá, cả thể chất lẫn tinh thần. Người lao động của nước ta
được đánh giá là cần cù chịu khó, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và
sáng tạo trong quá trình lao động .


vững trên thị trường EU và sẽ là phương pháp mang lại giá trị cao nhất cho hoạt
động xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
5. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần liên doanh liên kết.
Thị trường EU mặc dù to lớn đến đâu đi chăng nữa thì nó cũng không phải
là thị trường vô tận để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này chỉ bằng cách phát triển sản phẩm hay mở rộng thị
trường. Cho đến nay một lúc nào đó thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này
chỉ có thể tăng lên bằng cách dành dật được thị phần của đối thủ cạnh tranh. Để
dành được thị phần của đối thủ cạnh tranh thì các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam nói riêng và ngành dệt may nói chung phải có được năng lực cạnh tranh.
Mà năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam muốn có được thì phải thông qua
con đường liên doanh liên kết.
Trong thực tế việc liên kết có thể được diễn ra theo nhiều xu hướng khác
nhau, nhiều chiều khác nhau. Vì vậy mà không nhất thiết phải phát triển tất cả
các hình thức liên kết. Nhưng nếu phát triển tốt được liên kết dệt và may thì nó
sẽ có tác động to lớn vào việc bảo đảm tính chủ động việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt - may Việt Nam
trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Liên kết dệt may cho phép ngành dệt phát triển gắn sát với ngành may
hơn. Các nguyên liệu của ngành dệt đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngành may.
Đặc biệt là góp phần vào định hướng cho ngành dệt may Việt Nam chuyển dần
từ cách xuất khẩu CMT sang cách xuất khẩu FOB.
Liên kết dệt may cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí do
giảm bớt các khâu trung gian. Từ đó làm cho sản phẩm dệt may xuất khẩu có giá
trị cao hơn. Ngoài ra liên kết dệt may còn góp phần vào việc cung cấp vải sợi và
phụ liệu xuất khẩu cho ngành may ổn định, chủ động cho may xuất khẩu. Điều
này đã được thực tế chứng minh qua nhiều hợp đồng xuất khẩu đã không được
ký kết và chúng ta không chủ động được nguyên phụ liệu dẫn đến thời hạn thực
hiện hợp đồng không đảm bảo. Cuối cùng liên kết dệt - may tạo cơ hội cho
ngành dệt mở rộng thị trường có điều kiện phát triển để giành được lợi thế về
qui mô, giảm giá thành và tăng nhanh khối lượng xuất khẩu.
Thực tế đã khẳng định dù ở thị trường trong nước hay ngoài nước thì qui
mô của các doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp dệt trong ngành dệt may cũng như vậy.
Qui mô của các doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Mà đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ngoại
trừ các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam còn lại thì phần lớn
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy để có thể cạnh tranh đặc biệt là cạnh
tranh trên thị trường khốc liệt như thị trường EU thì các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam cần liên doanh lại với nhau. Việc liên doanh có thể làm tăng khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là vì:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý nhân sự-lương trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MICROSOFT ACCESS Công nghệ thông tin 0
D Giáo trình Kỹ thuật sấy nông sản - Cơ sở lý thuyết của quá trình sấy Nông Lâm Thủy sản 0
D CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top