Troyes

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Giới thiệu chương trình
1. Giới thiệu môn học
Bản đồ chuyên đề (thematic map) là môn học cơ sở của chương trình đào tạo SV
ngành Địa lí - Du lịch. Môn học nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản để thành
lập và sử dụng các loại bản đồ chuyên đề khác nhau. Sau khi học xong SV có thể vận
dụng các phương pháp để thể hiện nội dung bản đồ, biết qui trình xây dựng bản đồ và
có thể xây dựng bản đồ phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, du lịch và những
mục đích khác
2. Yêu cầu môn học
SV học xong môn bản đồ có thể:
- Hiểu và giải thích những khái niệm, thuật ngữ cơ bản về bản đồ nói chung
- Hiểu được những đặc điểm, yêu cầu của bản đồ: cơ sở toán học, hệ thống kí
hiệu và tổng quát hoá
- Nắm rõ nội dung và phương pháp biểu hiện các loại bản đồ chuyên đề khác
nhau
- Thành lập bản đồ chuyên đề đúng nguyên tắc, yêu cầu.
3. Phân phối chương trình
Chương trình phân thành 45 tiết, trong đó có 30 tiết lí thuyết bao gồm các chương:
- Chương 1: Các khái niệm cơ bản
- Chương 2: Giải pháp để thể hiện nội dung bản đồ: Nguyên lí, khả năng diễn
đạt của các phương pháp thể hiện bản đồ
- Chương 3: Xây dựng bản đồ chuyên đề bằng phần mềm MapInfo
- Chương 4: Qui trình, cách xây dựng bản đồ chuyên đề
4. Các học phần cần trang bị trước
- Bản đồ học đại cương
- Hệ thống thông tin địa lí (GIS) (sử dụng MapInfo)
5. Cách đánh giá
Chia làm 3 phần:
- Bài tập 40%
- Seminar 20%
- Kiểm tra Lí thuyết 40%
6. Đề cương chi tiết
1 Chương 1: Các khái niệm cơ bản
1. Bản đồ
2. Bản đồ chuyên đề
3. Các loại bản đồ chuyên đề
Bài tập 1: Mô tả`đặc điểm bản đồ chuyên đề và các thành phần chính
2 Chương 2: Giải pháp thể hiện nội dung bản đồ
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Lựa chọn các giải pháp thể hiện nội dung bản đồ
Bài tập 2: Trình bày các phương pháp thể hiện nội dung một bản đồ chuyên đề
tuỳ chọn: Phương pháp gì? Thể hiện đối tượng nào? Thể hiện như thế nào? ThểBản đồ chuyên đề 2 Tran Thi Phung Ha, MSc
hiện loại dữ liệu nào? Dữ liệu được thu thập như thế nào?
3 Chương 3: Phần mềm MapInfo để thành lập bản đồ chuyên đề
1. Các bước cơ bản
2. Các thao tác cụ thể
Bài tập 3: Sử dụng MapInfo để xây dựng bản đồ chuyên đề cụ thể (kết quả được
sử dụng cho bài tập 4)
4 Chương 4: Qui trình, cách xây dựng bản đồ chuyên đề, biên tập đề cương
thiết kế
1. Quy trình chung
2. Chuẩn bị biên tập
3. Bản đề cương chi tiết
4. Biên vẽ
Bài tập 4: Biên tập và thiết kế một bản đồ chuyên đề
7. Tài liệu tham khảo
1. Terry A. Slocum (1999) Thematic Cartography and Visualization,
Prentice Hall Upper Saddle River, New Jersey
2. K. A. Xalisep (1986), Nhập môn Bản đồ học, NXB Đại học Tổng hợp
Lomonoxop Mascova
3. Ngô đạt Tam, Nguyễn Hữu Cầu (1089), Bản đồ học, NXB Giáo dục
4. PGS. TS Lê Huỳnh (1998), Bản đồ học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
5. PGS. TS. Lê Huỳnh, PGS. TS. Lê Ngọc Nam (2001), Bản đồ chuyên đề,
NXB Giáo dục
6. TS. Lâm Quang Dốc (2002), Bản đồ chuyên đề, NXB Giáo dục
8. Liên lạc
Địa chỉ liên lạc: Trần Thị Phụng Hà, MSc
Bộ môn Địa lý - Du lịch
Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ
[email protected] hay [email protected]
Tel: 0710 839 783
0939 017 678
Lê Minh Vĩnh, PhD
Khoa Địa - Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, TP Hồ Chí Minh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiBản đồ chuyên đề 3 Tran Thi Phung Ha, MSc
Chương 1:
Khái niệm chung
1. Khái niệm về bản đồ
Giới thiệu
Bản đồ là khái niệm phức tạp bao gồm không gian, thời gian, phương hướng, khoảng
cách xa gần, hình tượng sự vật trong không gian và mối tương quan giữa các sự vật
ấy. Hiện tượng địa lí bao gồm nhiều loại, phân bố trong không gian, nhìn thấy được,
không nhìn thấy được, cảm nhận được không cảm nhận được và thay đổi theo thời
gian. Phải chăng do nội dung bản đồ (các đôid tượng, hiện tượng địa lí) phưc tạp như
vậy nên bản đồ có những đòi hỏi về cơ sở toán học, về phương pháp biểu thị đặc thù
và có cách chọn lựa đối tượng nội dung riêng biệt
Mục tiêu
Sau khi học xong phần này SV có thể
1 Hiểu được những đặc điểm của bản đồ
2 Nắm được những yếu tố nội dung cần có trên bản đồ để từ đó đi đến việc
thành lập và sử dụng bản đồ cho hiệu quả.
3 Phân biệt những loại bản đồ khác nhau trong đời sống hiện nay.
Mục lục
1. Định nghĩa bản đồ
2. Đặc điểm
3. Nội dung bản đồ
4. Phân loại bản đồ
1. Định nghĩa bản đồ
Trước đây người ta thường quan niệm: bản đồ địa lí là sự biểu hiện thu nhỏ một
phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên bản vẽ. Quan niệm trên chưa đầy đủ và chính
xác về bản đồ. Bản đồ không phải là một bức ảnh chụp hàng không hay bức tranh
phong cảnh vẽ thu nhỏ toàn bộ trái đất mà nó còn có khả năng giải thích toàn bộ tính
chất của các đối tượng có trên bản đồ. Mặt khác nói như trên, bản đồ chỉ hạn chế
trong việc biểu hiện những đối tượng có trên bề mặt trái đất, trong khi đó nó còn
biểu hiện những đối tượng hiện tượng phức tạp phân bố trên bề mặt, trong không
gian, dưới lòng đất và cả những hiện tượng đó có thể biến đổi theo thời gian.
Từ việc phân tích những đặc tính cơ bản và những yếu tố nội dung của bản đồ địa lí
mà các định nghĩa về bản đồ ngày càng chính xác và hoàn chỉnh hơn. Định nghĩa
của nhà bản đồ học người Nga K.A. Salisev được mọi người thừa nhận là đầy đủ và
hoàn chỉnh nhất: “Bản đồ địa lí là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các
đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được tổng hợp hoá theo một
cơ sở toán học nhất định, nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố không gian và mốiBản đồ chuyên đề 4 Tran Thi Phung Ha, MSc
tương quan giữa các đối tượng và hiện tượng và những biến đổi của chúng theo thời
gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước”.
Muốn như vậy, bản đồ địa lí cần có 3 đặc điểm cơ bản: cơ sở toán học, hệ
thống kí hiệu và tổng quát hoá bản đồ
Câu hỏi bài tập
1. Bản đồ khác với bức tranh phong cảnh hay ảnh hàng không ở những
điểm nào? Cho ví dụ.
2. Đặc điểm
2.1 Cơ sở toán học
Là phương pháp toán học nhằm đảm bảo nguyên tắc và quy luật chuyển bề mặt tự
nhiên của trái đất lên mặt chiếu hình, thu nhỏ kích thước của mặt chiếu hình rồi dùng
phép chiếu hình khai triển bề mặt đó thành mặt phẳng (bản đồ). Mặt chiếu hình là bề
mặt toán học của trái đất đón nhận hình chiếu. Mặt chiếu hình phải được đặt sát với
bề mặt tự nhiên của trái đất, trùng với bề mặt nước biển trung bình. tuỳ từng trường hợp vào
diện tích khu vực cần chiếu và độ chính xác của tỷ lệ bản đồ, người ta có thể chọn
mặt chiếu hình là những mặt khác nhau: mặt phẳng, mặt cầu hay elipsoid. Nếu đo
vẽ bình độ tỷ lệ lớn cho một khu vực nhỏ, độ cong trái đất là không đáng kể, tất cả
các điểm đều được xem như trên một mặt phẳng, mặt chiếu hình được chọn là mặt
phẳng, không tính đến ảnh hưởng độ cong trái đất. Mặt chiếu hình là mặt cầu
(R=6.371.116 m) trong trường hợp đo vẽ cho khu vực có bán kính khoảng 200km.
Nếu khu vực đo vẽ rộng lớn và cần độ chính xác cao, thì phải dùng mặt chiếu hình là
elipsoid. Quá trình trên được minh hoạ theo hình 2 và 3.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top