ngoc_mai

New Member
Khóa luận Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh An Giang
TÓM TẮT
Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang phục hồi dần sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giữa các nước cũng đang có chiều hướng tăng trở
lại, thì nhu cầu về dịch vụ thanh toán quốc tế sẽ ngày càng tăng lên.
An Giang là Tỉnh có kim ngạch xuất nhập lớn với thế mạnh là các mặt hàng gạo, thủy sản
và rau quả đông lạnh. Bên cạnh đó, Tỉnh luôn thực hiện tốt các chủ trương của chính phủ,
tiềm năng phát triển của An Giang trong tương lai là rất lớn, điều đó cũng được lý giải vì
sao có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn. Agribank An Giang cũng là ngân hàng
hoạt động rất tốt về dịch vụ thanh toán quốc tế trên địa bàn Tỉnh. Agribank An Giang lấy
thế mạnh về thương hiệu, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình và mạng lưới hoạt động
rộng khắp, nên đã tạo điều kiện cho các dịch vụ của ngân hàng ngày càng phát triển, nhất là
dịch vụ thanh toán quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận này sẽ giúp ta nhận thức rõ hơn về thực trạng đang tồn tại
của dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung, thanh toán bằng L/C nói riêng. Khóa luận tập
trung vào phân tích các số liệu về doanh thu thanh toán quốc tế, thanh toán bằng L/C và so
sánh với các cách khác, mặt khác so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn từ
những phân tích về các đối thủ cạnh tranh, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, đe dọa và
thách thức…dựa vào những phân tích đó áp dụng với tình hình hoạt động hiện tại của
nghiệp vụ thanh toán bằng L/C để đề xuất giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phù hợp.
Khóa luận được xem là thành quả trong hơn 3 tháng thực tập của tui và tui hy vọng rằng kết
quả từ khóa luận này sẽ phần nào giúp cho Agribank An Giang cũng như các ngân hàng
khác trên địa bàn có những nguồn thông tin hữu ích. Tất cả vì một mục tiêu là giúp nghiệp
vụ ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn trong tương lai.
iiMỤC LỤC
Trang
Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................................... 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.6 Kết cấu bài khóa luận.................................................................................................. 3
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ...................... 4
2.1 Hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại ....................................................... 4
2.1.1 Phạm vi hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại ..................................... 4
2.1.2 Điều kiện để được phép hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại................. 4
2.2 Thanh toán quốc tế ..................................................................................................... 5
2.2.1 Khái niệm .............................................................................................................. 5
2.2.2 Đặc điểm ............................................................................................................... 5
2.2.3 Các cách thanh toán quốc tế..................................................................... 5
2.3 cách thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C) ............................................. 8
2.3.1 Sơ lược về UCP – DC 600 .................................................................................... 8
2.3.2 Khái niệm về cách tín dụng chứng từ .................................................... 10
2.3.3 Nội dung thư tín dụng ......................................................................................... 11
2.3.4 Đặc trưng của cách tín dụng chứng từ ................................................... 13
2.3.5 Các loại thư tín dụng chủ yếu.............................................................................. 14
2.3.6 Quy trình thực hiện cách tín dụng chứng từ........................................... 15
2.3.7 Những rủi ro thường gặp trong cách tín dụng chứng từ ........................ 16
2.4 Hệ thống SWIFT (Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu –
Societies For Worldwide Interbank Financial Telecommunication) ...................... 18
2.4.1 Sơ lược hệ thống SWIFT .................................................................................... 18
2.4.2 Một số loại điện SWIFT thông dụng................................................................... 19
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT AN GIANG
(AGRIBANK AN GIANG) ............................................................................ 21
3.1 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT (Agribank) .................................................... 21
3.2.1 NHNo & PTNT (Agribank) – Hội sở.................................................................. 21
3.2.2 NHNo & PTNT Agribank An Giang (Agribank AG) ........................................ 23
3.2 Cơ cấu tổ chức Agribank AG .................................................................................. 25
3.3 Giới thiệu tổng quan và chức năng nhiệm vụ phòng KDNH ................................... 26
3.4 Các sản phẩm và dịch vụ Agribank AG ................................................................... 27
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank AG trong giai đoạn 2007 – 2009 ...... 27
3.6.1 Về tình hình huy động vốn.................................................................................. 27
3.6.2 Về công tác cho vay, thu nợ và dư nợ................................................................. 28
iii
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3.6.3 Về các hoạt động cấp phát tín dụng ................................................................... 29
3.6.4 Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ....................................................................... 30
3.6.5 Về dịch vụ kiều hối và chuyển tiền qua Western Union..................................... 31
3.6.6 Về nghiệp vụ thẻ ................................................................................................. 32
3.6.7 Về công tác tiếp thị, thông tin truyền thông........................................................ 32
3.6.8 Về công tác tin học.............................................................................................. 32
3.6.9 Về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và giải quyết đơn thư khiếu nại
tố cáo ................................................................................................................... 32
3.6 Nhận xét các mặt hoạt động của Agribank AG trong năm 2009.............................. 33
3.6.1 Những mặt đạt được............................................................................................ 33
3.6.2 Những tồn tại....................................................................................................... 33
3.7 Phương hướng và nhiệm vụ năm 2010..................................................................... 35
Chương 4: QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
AGRIBANK AN GIANG............................................................................... 36
4.1 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại Agribank AG ............................................ 36
4.2 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại Agribank AG ............................................. 44
4.3 Nhận xét chung ......................................................................................................... 52
Chương 5: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI
AGRIBANK AN GIANG............................................................................... 53
5.1 Tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng tại tỉnh AG ............................... 53
5.2 Tình hình TTQT tại Agribank AG ........................................................................... 54
5.3 Tình hình thanh toán bằng L/C tại Agribank AG..................................................... 56
5.4 Những mặt đạt được, vấn đề đang tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và đe dọa đối với cách thanh toán bằng L/C ............................................... 63
5.4.1 Những mặt đạt được và vấn đề đang tồn tại........................................................ 63
5.4.2 Điểm mạnh .......................................................................................................... 64
5.4.3 Điểm yếu ............................................................................................................. 64
5.4.4 Cơ hội.................................................................................................................. 64
5.4.5 Đe dọa và thách thức........................................................................................... 65
5.5 Đánh giá chung thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank AG......... 72
Chương 6: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH
TOÁN BẰNG L/C TẠI AGRIBANK AN GIANG...................................... 73
6.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của tỉnh AG ................................ 73
6.3.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................................... 73
6.3.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010 ...................................................................... 73
6.2 Định hướng hoạt động KDNH trong năm 2010 ....................................................... 73
6.3.1 Định hướng mục tiêu hoạt động.......................................................................... 73
6.3.2 Nhiệm vụ cụ thể .................................................................................................. 74
6.3 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại Agribank AG .................. 74
6.3.1 Giải pháp về chiến lược Marketing..................................................................... 74
6.3.2 Giải pháp về nguồn vốn tín dụng cung cấp cho khách hàng............................... 76
6.3.3 Chính sách thu hút khách hàng ........................................................................... 76
iv6.3.4 Về đội ngũ nhân viên .......................................................................................... 76
Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 77
7.1 Kết luận .................................................................................................................... 77
7.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 77
7.2.1 Đối với Agribank Việt Nam................................................................................ 77
7.2.2 Đối với Agribank An Giang................................................................................ 78
v
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình cho vay và thu nợ tại Agribank AG ................................................... 29
Bảng 5.1: Tốc độ tăng trưởng TTQT tại Agribank AG....................................................... 54
Bảng 5.2: Thị phần TTQT của Agribank AG...................................................................... 55
Bảng 5.3: Doanh số và trị giá thanh toán bằng L/C tại Agribank AG ................................ 57
Bảng 5.4: Doanh thu và tỷ trọng các cách TTQT tại Agribank AG....................... 58
Bảng 5.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu ở tỉnh An Giang ...................................................... 61
Bảng 5.6: Bảng biểu phí dịch vụ thanh toán bằng L/C xuất khẩu ..................................... 62
Bảng 5.7: Bảng biểu phí dịch vụ thanh toán bằng L/C nhập khẩu .................................... 63
Bảng 5.8: Thị phần TTQT của Vietcombank AG ............................................................... 67
Bảng 5.9: Tốc độ tăng trưởng TTQT của Agribank và Sacombank AG............................. 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình thực hiện cách tín dụng chứng từ .......................................... 15
Hình 2.2: Lưu chuyển điện SWIFT đi và đến trong thanh toán .......................................... 20
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Agribank AG ................................................................................ 25
Hình 3.2: Tình hình huy động vốn tại Agribank AG........................................................... 28
Hình 3.3: Tình hình dư nợ tại Agribank AG ....................................................................... 29
Hình 3.4: Tổng lãi thu từ hoạt động tín dụng ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ và
thanh toán quốc tế............................................................................................ 30
Hình 3.5: Lãi thu từ kinh doanh ngoại tệ tại Agribank AG................................................. 31
Hình 3.6: Tổng nguồn thu từ dịch vụ kiều hối và chuyển tiền qua Western Union............ 31
Hình 5.1: Doanh thu TTQT tại Agribank AG .................................................................... 54
Hình 5.2: Phí thu dịch vụ TTQT của Agribank AG ........................................................... 55
Hình 5.3: Tỷ trọng thu nhập từ TTQT so với các dịch vụ khác ......................................... 56
Hình 5.4: Tốc độ tăng trưởng thanh toán bằng L/C tại Agribank AG ................................ 58
Hình 5.5: Doanh thu thanh toán L/C xuất tại Agribank AG................................................ 59
Hình 5.6: Doanh số L/C xuất tại Agribank AG................................................................... 59
Hình 5.7: Doanh số L/C nhập tại agribank AG ................................................................... 60
Hình 5.8: Doanh thu thanh toán L/C nhập tại Agribank AG............................................... 61
Hình 5.9: Doanh thu TTQT của Agribank và Vietcombank AG ........................................ 66
Hình 5.10: Doanh thu từ cách thanh toán bằng L/C tại Agribank
và Vietcombank AG.......................................................................................... 67
Hình 5.11: Doanh thu TTQT của Agribank và Sacombank AG ......................................... 69
Hình 5.12: Doanh thu từ cách thanh toán bằng L/C của Agribank
và Sacombank AG ........................................................................................ 70
vivii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNo VN Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
NHNo AG Ngân hàng nông nghiệp An Giang
NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TTQT Thanh toán quốc tế
KDNH Kinh doanh ngoại hối
TCTD Tổ chức tín dụng
HĐQT Hội đồng quản trị
CTCP Công ty cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
L/C Thư tín dụng - Letter of credit
SWIFT Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn
cầu- Societies For Worldwide Interbank
Financial Telecommunication
TW Trung Ương
AG An Giang
VN Việt Nam
BGĐ Ban giám đốc
CBVC Cán bộ viên chức
VHĐ Vốn huy động
TDS Tổng doanh số
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiGiải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
Phạm Kim Hoa Trang 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Chương này đề cập đến các nội dung tổng quan mang tính định hướng cho cả bài
nghiên cứu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
và ý nghĩa của nghiên cứu. Bài nghiên cứu phải đạt được mục tiêu nghiên cứu mà
chương này đã đề ra dựa trên phương pháp nghiên cứu.
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đây là
một sự kiện quan trọng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và buộc Việt Nam phải đối
mặt với những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý với những thách
thức to lớn và tất yếu. Trong xu thế mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, lĩnh
vực kinh tế đối ngoại được xem là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và mang tính cốt
lõi trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực kinh
tế thể hiện phần tham gia của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, là phần
phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia và những giao dịch kinh tế giữa các nước.
Trong những giao dịch kinh tế đó, phải nói đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,
đây là một hoạt động mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt
Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh và tốc độ tăng
trưởng trung bình (15-20%) cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP (7-8%) kể từ
khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế1. Điều đó thể hiện mức độ hội nhập của nền
kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng lớn và khẳng định xu hướng hội
nhập là tất yếu của Việt Nam mà trước hết và trực tiếp là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy
phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng với chiến lược
đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 là “cần triển khai dự báo về kinh tế; tìm
kiếm thị trường, lựa chọn đối tác; Nghiên cứu để cơ cấu lại cơ quan ngoại giao đại
diện ở nước ngoài; Xây dựng một cơ sở thương mại của nước ta ở các nước khác như
nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ; Môi trường an ninh tại nước ngoài
phải đảm bảo hơn…”2 thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dự báo sẽ ngày càng
phát triển.
An Giang được nhìn nhận là một trong những địa phương đi đầu thực hiện chính sách
kích cầu của Chính phủ, lấy thế mạnh sản xuất nông nghiệp làm nền tảng và đẩy mạnh
xuất khẩu làm động lực thúc đẩy tăng trưởng, do đó An Giang có độ mở kinh tế tương
đối khá với giá trị ngoại thương chiếm tỷ trọng trên 40% GDP hằng năm của tỉnh. Bên
cạnh đó là sự hỗ trợ của số lượng khá lớn các ngân hàng nằm trên địa bàn tỉnh, nên kết
quả thực hiện chính sách kích cầu và hỗ trợ vốn vay của Chính phủ, An Giang đã triển
khai thực hiện tốt và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biểu dương là một trong
10 địa phương của cả nước có số vốn vay giải ngân cao. Không những thế, nó đã tác
1
Nguồn: [Đọc ngày 27/01/2010].
2 Nguồn: [Đọc ngày 27/01/2010].Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
Phạm Kim Hoa Trang 2
động tích cực đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, vì thế tình hình kinh doanh
của các doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu, thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng phát triển3.
Ngân hàng là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động kinh
doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt
Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng
khách hàng tính đến tháng 03/2007. Agribank là một trong số ngân hàng có quan hệ
ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và
vùng lãnh thổ tính đến tháng 02/20074. Agribank cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ,
trong đó thanh toán quốc tế là một dịch vụ quan trọng cho các hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhờ có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước
cộng với các đại lý ở nhiều quốc gia nên đã một phần giúp cho hoạt động thanh toán
quốc tế của ngân hàng ngày càng phát triển.
Để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển và đa dạng khi nhu cầu
giao lưu và hợp tác giữa các nước trên thế giới ngày càng nhiều, thì cần có một
cách thanh toán quốc tế phù hợp, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Phương
thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao
dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Trong đó phải
nói đến cách thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ (L/C), vì đây là một
cách mà được nhiều nhà xuất nhập khẩu lựa chọn, bởi lẽ nó giúp cho nhà xuất
khẩu đảm bảo nhận được tiền, nhà nhập khẩu nhận được hàng và có trách nhiệm trả
tiền thông qua các ngân hàng.
Tuy nhiên đối với bất cứ loại cách thanh toán quốc tế nào thì cũng sẽ có những
bất cập trong quá trình áp dụng vào thực tế, có mức độ an toàn và rủi ro khác nhau. Vì
thế việc hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ trong những
hoạt động thực tế sẽ giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế được thuận lợi và đạt hiểu
quả hơn. Tất cả những điều đó là lý do của việc chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh An Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
o Tìm hiểu hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank An Giang.
o Đánh giá thực trạng thanh toán bằng L/C tại Agribank An Giang.
o Đề xuất giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại
Agribank An Giang.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
o Chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh
toán bằng L/C tại Agribank An Giang.
o Đề tài chỉ phân tích dựa trên những số liệu trong giai đoạn 2007-2009.
3 Nguồn: Sở công thương An Giang: [Đọc ngày 27/01/2010].
4 Nguồn: Ngân hàng Agribank: [Đọc ngày 27/01/2010].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiGiải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
1.4 Phương pháp nghiên cứu
o Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập các dữ liệu thứ cấp là các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh qua các năm của chi nhánh và của Hội sở; Tình hình thanh
toán quốc tế về doanh số, thu nhập, khách hàng tại chi nhánh, đồng thời thu thập các
dữ liệu riêng về thanh toán bằng L/C như các loại L/C đang cung cấp cho khách hàng,
bảng biểu phí dịch vụ, quy trình thực tế, khách hàng thanh toán L/C, thu nhập, thị
phần, doanh số…
Bên cạnh đó, thu thập thêm các tạp chí, báo cáo nội bộ của chi nhánh để có thêm
những thông tin về các hoạt động, tình hình hiện tại của chi nhánh; Các chỉ tiêu kinh tế
về tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh qua các năm, các dữ liệu của các đối thủ cạnh
tranh thông qua các website và những thông tin thực tế liên quan đến hoạt động thanh
toán quốc tế bằng L/C thu thập được trong quá trình thực tập tại Agribank An Giang.
o Phương pháp xử lý dữ liệu
Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân tích và so sánh với các đối thủ
cạnh tranh khác trên địa bàn, từ đó đánh giá thực trạng đang tồn tại trong thanh toán
bằng tín dụng chứng từ tại Agribank An Giang. Bên cạnh đó, phân tích còn đưa ra
những điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh, những cơ hội và đe dọa, từ đó đề xuất giải
pháp và kiến nghị để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại
Agribank An Giang.
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu này sẽ một phần nào đó giúp ngân hàng thấy được nghiệp vụ
thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng mình như thế nào, đã đạt
đươc những gì, còn những bất cập gì, từ đó có thể xem xét giải pháp và kiến nghị của
bài nghiên cứu để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ cho
ngân hàng mình.
1.6 Kết cấu bài khóa luận
Bài khóa luận bao gồm 7 chương như sau:
9 Chương 1: Tổng quan.
9 Chương 2: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế.
9 Chương 3: Giới thiệu tổng quan về NHNo & PTNT AG (Agribank AG).
9 Chương 4: Quy trình thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại Agribank AG.
9 Chương 5: Thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank AG.
9 Chương 6: Giải pháp đề xuất để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại
Agribank AG.
9 Chương 7: Kết luận và kiến nghị.
Phạm Kim Hoa Trang 3Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH
TOÁN QUỐC TẾ
Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế, các cách thanh toán quốc tế đặc
biệt là cách thanh toán bằng tín dụng chứng từ, những vấn đề liên quan đến
nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các thuật ngữ chuyên dụng trong nghiệp vụ là các nội
dung được đề cập đến trong chương này. Điều này sẽ giúp người đọc có những kiến
thức cơ bản trước khi bước vào nội dung phân tích ở các chương tiếp theo.
2.1 Hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại
2.1.1 Phạm vi hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại được thực hiện một số hay toàn bộ nội dung hoạt động
ngoại hối dưới đây khi được NHNN cho phép, bao gồm:
9 Mua, bán các loại ngoại tệ ở thị trường trong nước; Thu đổi và đặt bàn đổi ngoại tệ.
9 Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng ngoại tệ của khách hàng. Cho vay các tổ chức trong
nước và nước ngoài bằng ngoại tệ. Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức trong
nước và nước ngoài .
9 Thực hiện các dịch vụ thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ như mở tài khoản ở trong
nước bằng ngoại tệ cho khách hàng, thanh toán trong nước bằng ngoại tệ, thực hiện
các dịch vụ thu phát ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng.
9 Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ từ các tổ chức cá nhân nước ngoài. Bảo
lãnh cho các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ. Phát hành hoặc
làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
9 Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng
ngoại tệ. Mua bán hay làm đại lý mua bán các loại chứng khoán bằng ngoại tệ.
9 Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối. Thực hiện dịch vụ thanh
toán quốc tế. Mua bán các loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài. Kinh doanh vàng
tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
2.1.2 Điều kiện để được phép hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại
9 Được NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
9 Tại địa bàn hoạt động thực sự có nhu cầu hoạt động ngoại hối.
9 Có thời gian hoạt động tối thiểu 3 năm.
9 Có vốn theo quy định theo quy định sau: Đối với ngân hàng thương mại quốc doanh
bằng mức vốn pháp định tại Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 03/10/1998 của
chính phủ; Đối với ngân hàng thương mại cổ phần có đủ vốn điều lệ tối thiểu là 70
tỷ đồng VN.
Phạm Kim Hoa Trang 4
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiGiải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
9 Tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi trong 3 năm gần nhất.
9 Bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ mạnh, đảm bảo điều kiện và tiêu
chuẩn theo luật định.
9 Có đủ trang thiết bị và điều kiện vật chất để đáp ứng các nội dung xin phép hoạt
động ngoại hối.
9 Có người điều hành, nhân viên có trình độ, am hiểu các lĩnh vực hoạt động kinh
doanh ngoại hối và có khả năng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và tín dụng
quốc tế.
9 Không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác
của nhà nước.
2.2 Thanh toán quốc tế
2.2.1 Khái niệm
Thanh toán quốc tế (International settlement) là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát
sinh từ hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này
với cá nhân và tổ chức ở quốc gia khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế
thông qua hệ thống ngân hàng.
2.2.2 Đặc điểm
- Hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm hai bộ phận: Thanh toán phục vụ cho các
khoản giao dịch mang tính mậu dịch và phi mậu dịch.
- Hoạt động thanh toán quốc tế đa số được tiến hành với hình thức ngoại tệ vì vậy khi
thực hiện cần lựa chọn đồng tiền tính toán, thanh toán hợp lý và tương đối ổn
định, đồng thời cần được tính toán thân trọng, lựa chon kỹ thuật phòng chống
rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.
- Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện trên nền tảng pháp luật và tập quán
thương mại quốc tế, đồng thời phải được vận dung một cách khéo léo trên cơ sở kết
hợp với pháp luật trong nước.
- Hoạt động thanh toán phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nên đòi hỏi
các ngân hàng thương mại khi thực hiên nghiệp vụ này phải có năng lực tài chính
vững mạnh, trình độ nghiệp vụ cao, công nghệ tiên tiến và mạng lưới rộng khắp trên
thế giới nhằm thực hiện các khoản thanh toán nhanh chóng và an toàn.
- Hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế, chính sách
ngoại thương và ngoại hối quốc gia.
2.2.3 Các cách thanh toán quốc tế
cách chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là cách thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là
người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho một người thụ
hưởng ở một địa điểm nhất định.
Trong cách chuyển tiền có các bên liên quan:
Phạm Kim Hoa Trang 5Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
9 Người chuyển tiền - là người mua, người nhập khẩu hay người mắc nợ.
9 Ngân hàng chuyển tiền - là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền.
9 Ngân hàng đai lý - là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại lý
với ngân hàng chuyển tiền.
9 Người thụ hưởng - là người bán, người xuất khẩu hay là chủ nợ.
cách chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
9 Chuyển tiền bằng điện (T/T Telegraphic Transfer): Ngân hàng thực hiện việc
chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền
cho người nhận.
9 Chuyển tiền bằng thư (M/T Mail Transfer): Ngân hàng thực hiện việc chuyển
tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho
người nhận.
Chuyển tiền có thể thực hiện theo hai hình thức: Chuyển tiền trả sau và chuyển tiền
trả trước.
Một vài nhận xét chung
9 Trong cách chuyển tiền ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện
việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí và không bị ràng buộc gì cả.
9 Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhâp khẩu hoàn toàn phụ
thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên. Vì vậy quyền lợi của người xuất khẩu
khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả sau, trái lại quyền lợi của người
nhập khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả trước.
9 cách này có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán
nhanh chóng.
9 Người xuất khẩu và nhập khẩu chỉ nên dùng cách này trong trường hợp hai
bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hay khi giá trị hợp đồng
không lớn lắm.
9 Khi phát sinh mâu thuẫn hay thiếu tín nhiệm lẫn nhau, trong thương lượng hai bên
nên sử dụng cách thanh toán khác thích hợp hơn.
cách nhờ thu (Collection of payment)
Nhờ thu là cách thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình
thu hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất
khẩu lập ra.
Trong cách nhờ thu có các bên liên quan
9 Người ủy nhiệm thu (Principal): Là bên ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân
hàng. Người ủy nhiệm thu chính là người xuất khẩu.
9 Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): Là ngân hàng phục vụ người ủy nhiệm thu.
Phạm Kim Hoa Trang 6
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiGiải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
9 Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Là ngân hàng xuất trình chứng từ cho
người trả tiền, thường là đại lý cho ngân hàng thu hộ.
9 Người trả tiền (Drawee): Là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thi nhờ
thu. Người trả tiền chính là người nhập khẩu.
cách nhờ thu được thực hiện theo “Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ
thu” do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành số xuất bản 522-1995 có giá trị
hiệu lực kể từ ngày 1/1/1996 (The uniform rules for collection- ICC-PUB N-522-
1995 Revision).
cách nhờ thu là nghiệp vụ xử lý của ngân hàng đối với các chứng từ quy
định theo đúng chỉ thị nhận được nhằm để:
9 Chứng từ đó được thanh toán hay được chấp nhận.
9 Chuyển giao khi chứng từ được thanh toán hay chuyển giao khi chứng từ được
chấp nhận
9 Chuyển giao chứng từ theo đúng các điều khoản và điều kiện khác.
Chứng từ (Documents) bao gồm:
9 Chứng từ tài chính (Financail documents): Hối phiếu, lệnh phiếu, séc…
9 Chứng từ thương mại (Commercail documents): Hóa đơn, vận đơn, giấy chứng
nhận số lượng, chất lượng, phiếu đóng gói,…
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người
nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập
khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
cách nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:
Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection): Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển
hàng hoá, lập các chứng từ hàng hóa gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua
ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở
hối phiếu do mình lập ra, không kèm theo một điều kiện nào cả của việc trả tiền.
cách thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì
nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung
gian đơn thuần, thu được hay không thì ngân hàng cũng thu thủ tục phí, ngân hàng
không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không chịu thanh toán. Vì vậy nếu là tổ
chức xuất khẩu ta chỉ sử dụng cách thanh toán nhờ thu trơn trong trường
hợp là tín nhiệm hoàn toàn tổ chức nhập khẩu, hay là giá trị xuất khẩu nhỏ, thăm
dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ…
Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là cách
trong đó người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu,
không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa,
gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hay chấp nhận hối phiếu có
kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa để đi nhận hàng.
Phạm Kim Hoa Trang 7Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
Như vậy trong trường hợp đơn vị nhập khẩu không đồng ý trả tiền, thì ngân hàng
không giao bộ chứng từ tức là hàng hóa đã cung ứng qua nước nhập khẩu vẫn thuộc
quyền sở hữu của nước nhập khẩu.
Trong cách nhờ thu kèm chứng từ có hai trường hợp:
9 Nếu là nhờ thu trả tiền ngay (D/P- Documents against payment) thì tổ chức
nhập khẩu phải trả tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới giao bộ chứng từ gốc để
nhận hàng.
9 Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền theo chứng từ (D/A- Documents against
acceptance) thì tổ chức nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu, ngân
hàng sẽ giao bộ chứng từ.
Theo cách nhờ thu kèm chứng từ này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền
mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Vai trò ngân hàng được nâng cao
thêm trách nhiệm, với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm
bảo hơn.
cách ghi sổ (Open Account)
cách ghi sổ là cách trong đó tổ chức xuất khẩu khi xuất khẩu hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình
và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong từng thời kỳ nhất định có
thể là hàng tháng hay hàng quý.
cách giao chứng từ nhận tiền (CAD-COD Cash against documentsCash on delivery)
Đây là cách thanh toán mà trong đó tổ chức nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng
mua bán yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình môt tài khoản tín thác (Trust
account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ
chứng từ theo đúng thỏa thuận.
2.3 cách thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C)

¾ Tín dụng ngoại tệ
Năm 2009 doanh số cho vay chỉ đạt 1,8 triệu USD, giảm 70% (-4,2 triêu USD), doanh
số thu nợ 1,5 triệu USD, giảm 84% (-8,4 triệu USD), dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 759
ngàn USD, tăng 51% (+255 ngàn USD) so với năm 2008. Do Agribank AG bị thắt
chặt hạn mức tín dụng vào những tháng cuối năm 2009, dẫn đến doanh số cho vay
giảm. Nguồn vốn tín dụng xuất nhập khẩu rất quan trọng đối với phòng KDNH, bởi
nguồn vốn này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhập khẩu, nếu ngân hàng
không cung cấp đủ nguồn vốn tín dụng theo yêu cầu của khách hàng, thì khách hàng
nhập khẩu sẽ không mở L/C qua ngân hàng, dẫn đến giảm doanh thu hoạt động thanh
toán bằng L/C.
¾ Sự biến động tỷ giá hối đoái
Sự biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng xấu hay tốt tới các khách hàng và hoạt
động TTQT của ngân hàng, bởi lẽ tỷ giá hối đoái thì biến động mỗi ngày, trong khi các
cách thanh toán nhất là thanh toán theo cách L/C lại kéo dài trong vài
tháng. Để phòng ngừa những rủi ro về tỷ giá, Agribank AG đã thực hiện hầu hết các
hình thức mua bán ngoại tệ như: Spot, Forward, Swap nhưng chưa thực hiện được
hình thức quyền chọn (Option) vì NHNo VN chưa cho phép các chi nhánh thực hiện.
5.5 Đánh giá chung thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank AG
Vấn đề đang tồn tại và gây khó khăn cho hoạt động thanh toán bằng L/C ở Agribank
AG là nguồn tín dụng xuất nhập khẩu, bởi NHNo AG luôn phải chịu sự kiểm soát về
hạn mức tín dụng và trong một số thời điểm phải hoạt động theo chỉ thị của NHNN, vì
thế ngân hàng rất khó có thể chủ động được nguồn vốn này, nên đã để khách hàng
chuyển sang giao dịch với các ngân hàng khác, từ đó phần nào làm giảm doanh thu
thanh toán bằng L/C..
Mặt khác, do cuối năm 2008 Agribank AG có 7 Bàn đổi ngoại tệ không đủ điều kiện
hoạt động dẫn đến doanh số mua và bán ngoại tệ trong năm 2009 đều giảm so với năm
2008. Cộng với nguồn cung ngoại tệ phải mua từ Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại
tệ của Hội sở nên cũng phần nào hạn chế nguồn ngoại tệ của Agribank AG. Nguồn
cung ngoại tệ cũng rất quan trọng đối hoạt động TTQT, nếu ngân hàng có thể mua từ
các tổ chức tín dụng khác thì ngân hàng sẽ chủ động hơn, từ đó giúp hoạt động TTQT
phát triển hơn.
Hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank AG trong thời gian qua đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, lấy lợi thế là một thương hiệu mạnh, được sự tín nhiệm của khách
hàng, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm, phí dịch vụ cạnh
tranh,…nên đã phần nào giúp doanh thu và số lượng thanh toán bằng L/C ngày càng
tăng, góp phần tăng nguồn thu vào tổng thu nhập của Agribank AG. Mặt khác, với sự
cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn thì Agribank AG luôn phải cố gắng để
không bị giảm sút doanh thu. Nhưng với số lượng khách hàng ngày càng tăng, cùng
những chính sách và sự quan tâm của Ban giám đốc Agribank AG thì doanh thu thanh
toán bằng L/C sẽ tăng nhanh trong tương lai.
Phạm Kim Hoa Trang 72
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiGiải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN
NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI
AGRIBANK AN GIANG
Sau khi đã đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank AG thì
chương này sẽ đưa ra các giải pháp để hoàn thiện nghiệp vụ, góp phần giúp nghiệp vụ
ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn trong tương lai.
6.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của tỉnh An Giang
6.3.1 Mục tiêu tổng quát
Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý
kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động với công
nghệ tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công
nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các chương trình, đề án, dự
án có trọng tâm, trọng điểm và tích cực thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.
6.3.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010
9 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12%.
9 GDP bình quân đầu người đạt 927 USD.
9 Khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 24,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm 15,5%;
dịch vụ chiếm 59,7% GDP.
9 Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 700 triệu USD.
9 Giảm tốc độ phát triển dân số từ nay đến cuối năm 2010 xuống 1,1%.
9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 25% - 30%.
6.2 Định hướng hoạt động KDNH trong năm 2010
6.2.1 Định hướng mục tiêu hoạt động
Năm 2010 hoạt động KDNH của NHNo AG sẽ tiếp tục gặp nhiều thử thách do điều
hành vĩ mô về tăng trưởng tín dụng, nguồn thu từ tín dụng sẽ dần thu hẹp do chênh
lệch lãi suất đầu ra đầu vào ngày càng giảm. Vì vậy, BGĐ NHNo AG xác định phát
triển mạnh nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng là vấn đề quan trọng thứ hai trong công
tác chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh, nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu
nhập, từng bước xây dựng mô hình của môt ngân hàng hiện đại. Một trong những
mảng dịch vụ có nguồn thu phí dịch vụ cao là TTQT và kinh doanh ngoại tệ. Do vậy,
yêu cầu đối với hoạt động KDNH của chi nhánh NHNo AG là rất lớn. Nhiệm vụ đề ra
là:
- Tiếp tục phát triển toàn diện các dịch vụ sản phẩm về ngoại tệ, đặc biệt tập trung
phát huy lợi thế cạnh tranh của NHNo ở các lĩnh vực: Huy động vốn ngoại tệ,
Phạm Kim Hoa Trang 73Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
TTQT, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ mặt, thanh toán trực tiếp giữa Việt Nam –
Campuchia… Tăng cường chăm sóc và củng cố mối quan hệ tốt với các khách hàng
truyền thống, đẩy mạnh thu hút khách hàng mới, phát triển sản phẩm dịch vụ một
cách đồng bộ.
- Chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn đối với cán bộ nghiệp vụ trong các lĩnh
vực ngoại tệ như TTQT, kinh doanh ngoại tệ, thẩm định dự án, tín dụng và bảo
lãnh, chiết khấu chứng từ, chi trả kiều hối, huy động vốn,…tạo nguồn lực cán bộ
bền vững đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ về ngoại tệ
và hội nhập kinh tế quốc tế.
6.2.2 Nhiệm vụ cụ thể
- Năm 2010, chi nhánh NHNo AG phấn đấu đạt doanh số thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại tệ và phí thu từ được từ hoạt động KDNH tăng 10% so với năm 2009.
- Tiếp tục phát huy chất lượng phục vụ khách hàng trong quan hệ TTQT và kinh
doanh ngoại tệ. Tăng cường chăm sóc khách hàng, luôn tạo mối quan hệ gần gũi,
thân thiện, phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, tận tụy phục vụ đối với khách
hàng, kịp thời nắm bắt và cùng giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng, vướng
mắc của khách hàng,… Củng cố khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới
quan hệ TTQT với NHNo AG.
6.3 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại Agribank AG
6.3.1 Giải pháp về chiến lược Marketing
Về sản phẩm:
Dựa vào dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán TTQT có tiềm năng phát triển
trong tương lai nên Agribank AG cần có chính sách cung cấp thêm các loại L/C khác
theo yêu cầu của khách hàng, tránh trường hợp khách hàng cần mà ngân hàng không
cung cấp được. Mặt khác, cũng đa dạng hóa các cách thanh toán trong hoạt
động TTQT.
Bên cạnh đó, các nhân viên phải tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng giúp họ sử dụng các
loại L/C khác như: Giáp lưng, tuần hoàn, điều khoản đỏ,…một cách thuận lợi và an
toàn. Mặt khác, Agribank AG cần nghiên cứu và triển khai thực hiện dịch vụ trọn gói
trong cách thanh toán bằng L/C, liên kết với các cơ quan khác để thực hiện
dịch vụ tốt hơn như: Cơ quan Hải quan, các công ty vận chuyển, cơ quan giám định
hàng hóa,… các nhân viên thì hoàn chỉnh các chứng từ cần thiết. Tóm lại là thực hiện
tất cả các dịch vụ giúp cho khách hàng có thể giao hàng/nhận hàng – nhận tiền/thanh
toán tiền một cách thuận lợi, nhanh chóng và an toàn. Nếu trong tương lai, dịch vụ này
được triển khai tốt thì Agribank AG sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, từ đó làm
tăng nguồn thu từ TTQT và phí dịch vụ, góp phần nâng cao vị thế, tăng thị phần của
ngân hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh.
Về giá
Trong bối cảnh có quá nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh với áp lực cạnh
tranh ngày càng gay gắt thì một dịch vụ tốt cũng đòi hỏi một mức giá hợp lý tức phí và
lãi suất hợp lý để thu hút khách hàng. Nên Agribank AG cần đưa ra chính sách, các
Phạm Kim Hoa Trang 74
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiGiải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
điều kiện và các mức thời gian để chia khách hàng thành từng nhóm khác nhau như:
Nhóm khách hàng thân thiết là những khách hàng đã thanh toán qua Agribank AG
trong một thời gian bao lâu và cần những điều kiện gì. Mục đích của việc phân chia
này là giúp ngân hàng có thể phục vụ các nhóm khách hàng một cách hợp lý hơn, có
những chương trình khuyến mãi và các chính sách khuyến khích riêng.
Mặt khác, việc chia ra các nhóm khách hàng riêng này giúp ngân hàng có thể đưa ra
các mức phí và lãi suất khác nhau, nhất là khi bảng biểu phí dịch vụ là do Agribank
VN đưa ra và cố định đối với các chi nhánh, nên Agribank AG cũng phải áp dụng vào
biểu phí đó, tuy nhiên Agribank AG có thể linh hoạt phí dịch vụ và lãi suất vào các
nhóm khách hàng. Tất cả đều nhằm mục đích là giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách
hàng mới và nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng.
Về phân phối
Là ngân hàng nhà nước nên Agribank VN có chi nhánh ở mỗi tỉnh, thành, huyện, thị
xã trong cả nước. Toàn tỉnh AG có 25 điểm giao dịch bao gồm: Hội sở tỉnh, 14 chi
nhánh loại 3 và 10 phòng giao dịch. Nên nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động là
không cần thiết.
Mở rộng và phát triển thị trường là một chiến lược tất yếu đối với các ngân hàng trong
bối cảnh nhu cầu dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng cao trong tương lai. Agribank
AG cũng đã và đang thực hiện chiến lược này, vì ngân hàng đang xây dựng đề án thực
hiện hoạt động KDNH ở cả chi nhánh loại 3, với mạng lưới 14 chi nhánh loại 3 hoạt
động rộng khắp tỉnh thì hoạt động KDNH của Agribank AG sẽ ngày càng phát triển.
Về chiêu thị
Do nhu cầu thanh toán vùng biên mậu giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng lớn,
nên phòng KDNH cần phối hợp với phòng dịch vụ marketing tổ chức tiếp thị và quảng
bá cách thanh toán trực tiếp qua mạng SWIFT giữa Việt Nam – Campuchia
đến các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có thanh toán xuất nhập khẩu với các khách
hàng tại Campuchia, nhằm nâng cao doanh thu từ hoạt động TTQT nói chung và từ
cách L/C nói riêng.
Bên cạnh đó, đa dạng hóa các nghiêp vụ thu hút nguồn kiều hối, phối hợp phòng dịch
vụ marketing tổ chức tiếp thị và quảng bá dịch vụ chuyển tiền kiều hối đến tất cả các
hộ gia đình có thân nhân ở nước ngoài, từng chi nhánh loại 3 phân công cán bộ phối
hợp cùng các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương đi tiếp cận các hộ gia đình có
nguồn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về, quảng bá giới thiệu cách và những
tiện ích khi chuyển tiền về Agribank AG, xây dựng các hình thức khuyến mãi hiệu quả
để thu hút khách hàng chuyển tiền qua Agribank AG, nhằm nâng cao tỷ trọng nguồn
vốn huy động ngoại tệ trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, chú trọng hơn
nữa huy động nguồn vốn tiết kiệm ngoại tệ từ dân cư và tổ chức kinh tế. Bởi nguồn
vốn ngoại tệ càng nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT càng phát triển
và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Mặt khác, chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu lớn về ngoại
tệ trong thanh toán với các nước ngoài nhằm tạo “đầu ra” ổn định cho lượng ngoại tệ
mua được từ các doanh nghiệp xuất khẩu, từng bước chủ động về tỷ giá mua bán về
Phạm Kim Hoa Trang 75Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
ngoại tệ, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào tỷ giá của Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại
tệ Agribank Việt Nam.
6.3.2 Giải pháp về nguồn vốn tín dụng cung cấp cho khách hàng
Phối hợp với phòng tín dụng thu xếp nguồn vốn để thực hiện tài trợ thương mại cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngay khi họ có hợp đồng ngoại thương hay đã mở
L/C nhập khẩu. Đây là sản phẩm các doanh nghiệp có nhu cầu cao, thu hút được một
lượng lớn chứng từ thanh toán qua ngân hàng và đây cũng là sản phẩm đang được các
NHTM trên địa bàn cạnh tranh thực hiện.
Bên cạnh đó, do chính sách tiếp tục siết chặt tăng trưởng dư nợ trong năm 2010 của
Agribank VN, việc cho vay các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế. Vì vậy, phòng KDNH
phối hợp với phòng tín dụng quản lý chặt chẽ tình hình xuất trình chứng từ thanh toán
của các doanh nghiệp, đảm bảo doanh số xuất trình chứng từ thanh toán phải tương
xứng với doanh số nhận nợ vay. Đồng thời, quản lý chặt nguồn ngoại tệ thanh toán về
bắt buộc phải bán cho Agribank AG, không được chuyển đi.
Mặt khác, phối hợp với phòng tín dụng rà soát lại các cơ chế chính sách ưu đãi linh
hoạt về vốn tín dụng, lãi suất, phí, tỷ giá đối với khách hàng xuất nhập khẩu, nhằm kịp
thới điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của khách hàng, đảm bảo hiệu quả kinh
doanh và thực hiện tốt chính sách khách hàng của Agribank AG, từng bước tạo quy
trình kép kín từ cho vay đến thanh toán tiền hàng về qua Agribank AG, đảm bảo an
toàn vốn và tăng hiệu quả trong kinh doanh.
Nguồn vốn tín dụng không đủ cung cấp cho khách hàng là một hạn chế rất lớn của
Agribank AG, nếu Agribank AG giải quyết được hạn chế này thì lượng khách hàng
thanh toán qua Agribank AG sẽ ngày càng tăng, đồng thời doanh thu từ hoạt động
TTQT nói chung, L/C nói riêng cũng sẽ tăng.
6.3.3 Chính sách thu hút khách hàng
Tiếp tục phát huy chất lượng phục vụ khách hàng trong quan hệ TTQT Tăng cường
chăm sóc khách hàng, luôn tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện, phong cách giao dịch
văn minh, lịch sự, tận tụy phục vụ đối với khách hàng, kịp thời nắm bắt và cùng giải
quyết những nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc của khách hàng,… Củng cố mối quan
hệ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới quan hệ TTQT với Agribank AG,
phát triển sản phẩm dịch vụ một cách đồng bộ.
6.3.4 Về đội ngũ nhân viên
Chú ý nâng cao năng lực chuyên môn đối với cán bộ nghiệp vụ trong lĩnh vực TTQT
tạo nguồn lực cán bộ bền vững đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ về ngoại tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Cử cán bộ đi đào tạo các lớp nghiệp vụ
từ cơ bản đến nâng cao, đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ chính xác tuyệt đối, từng
bước mở rộng các nghiệp vụ mới. Mặc dù, đội ngũ nhân viên hiện tại ở phòng KDNH
đã rất tốt, nhưng khi hoạt động TTQT ngày càng phát triển thì đòi hỏi phải mở rộng
lượng nhân viên và ngày càng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tất cả vì mục tiêu giúp
nghiệp vụ được thực hiện an toàn và tốt hơn.
Phạm Kim Hoa Trang 76
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiGiải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đây là chương kết thúc của bài nghiên cứu, với việc đưa ra những kết luận tổng quát
từ những phân tích ở trên, từ đó đề xuất những kiến nghị đối với NHNo VN nói chung
và NHNo AG nói riêng.
7.1 Kết luận
Trong bối cảnh thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu ở tỉnh AG đang rất phát triển, thì
nhu cầu về dịch vụ TTQT của các doanh nghiệp là rất lớn. Mặc dù có nhiều TCTD
hoạt động trên địa bàn, nhưng với thế mạnh về mạng lưới hoạt động rộng khắp,
Agribank AG đã tận dụng khá tốt lợi thế của mình để ngày càng hoạt động tốt hơn và
cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Qua những phân tích về thực trạng hoạt động TTQT mà cụ thể là đối với cách
thanh toán bằng L/C, ta thấy được có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu về L/C
mà phòng KDNH đã đạt được, từ các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, áp lực từ khách
hàng, nguồn ngoại tệ cung cấp cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, sự biến động tỷ
giá hối đoái, đến sự tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, phí dịch vụ cạnh
tranh,…tất cả đều góp phần tạo ra một doanh thu TTQT nói chung, L/C nói riêng ngày
càng cao.
Hoạt động TTQT đã mang đến cho Agribank AG một nguồn thu đáng kể, với thị phần
ngày càng nhiều trên địa bàn, tuy nhiên với sự cạnh tranh của các ngân hàng khác thì
Agribank AG cũng như phòng KDNH cần đưa ra những giải pháp để nhằm thúc đẩy
hoạt động TTQT ngày càng phát triển, tạo vị thế vững mạnh trên địa bàn.
Các giải pháp đưa ra được dựa trên tình hình hiện tại của hoạt động thanh toán bằng
L/C như những mặt đã đạt được và những tồn tại của nghiệp vụ thanh toán bằng L/C,
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa thách thức, từ đó giúp ta thấy rõ hơn thực
trạng đang tồn tại để có những giải pháp phù hợp và kịp thời, nhằm giúp nghiệp vụ
ngày càng hoàn thiện và phát triển. Mặt khác, hy vọng bài phân tích này sẽ là nguồn
thông tin tham khảo hữu ích giúp một phần nào đó cho ngân hàng nâng cao nghiệp vụ
và chiếm thị phần nhiều hơn trong tương lai.
7.2 Kiến nghị
7.2.1 Đối với Agribank VN
Nhu cầu thanh toán biên mậu giữa AG và các tỉnh biên giới Campuchia hiện nay là rất
lớn, một số NHTM đang xúc tiến thực hiện cách thanh toán này. Đề nghị
Agribank VN sớm nghiên cứu và xây dựng quy trình thanh toán biên mậu giữa VN và
Campuchia thống nhất cho các chi nhánh thực hiện. Nếu không Agribank sẽ “Là người
đến sau” so với các NHTM khác.
Đề nghị Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ cần có dự báo nguồn ngoại tệ mua vào
và nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong toàn hệ thống, từ đó có chính sách tỷ giá phù hợp,


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật Liệu và Xây Dựng Quảng Nam Kế toán & Kiểm toán 0
B Hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S Luận văn Kinh tế 3
N Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty TNHH Thành Lan Luận văn Kinh tế 0
V Kế toán nghiệp vụ thanh toán và phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp tại chi nhánh công Luận văn Kinh tế 0
H Hạch toán kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại TNC Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doan Luận văn Kinh tế 0
C Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán tại công ty cơ khí ôtô 3-2 Luận văn Kinh tế 0
M Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán ở công ty Quản lí bến xe Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
L Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán t ại công ty trách nhiệm hữu hạn Thành L Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo hoạt động kinh doanh khách sạn - nghiệp vụ lễ tân khách sạn Mường Thanh, Linh Đàm Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top