Savino

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở đầu

1. ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 là một thời kỳ mới của lịch sử văn học dân tộc. Nó vừa có những đột biến lại vừa là sự tiếp nối với thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Trên đại thể, thời kỳ văn học từ sau 1945 đã đi qua hai giai đoạn lớn: từ 1945 đến 1975 và từ sau 1975.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng khép lại một giai đoạn văn học và mở ra một chặng đường mới. Đứng trước đòi hỏi đổi mới và phát triển nền văn học tương ứng với những biến đổi của lịch sử - xã hội, và trong đời sống tinh thần của con người, tất yếu nảy sinh nhu cầu nhìn lại, đánh giá lại văn học thời kỳ đã qua. Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước, nhất là trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới, văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 đã được xem xét, đánh giá lại về nhiều phương diện và ở nhiều hiện tượng cụ thể. Nhờ đó, nhận thức về giai đoạn văn học này đã có nhiều biến đổi và những bước tiến mới. Tuy nhiên, có không ít vấn đề được nêu lên, bàn thảo, nhưng chưa được giải quyết thấu đáo. Việc có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều cách đánh giá không giống nhau về một vấn đề, một hiện tượng văn học phải được xem là chuyện bình thường trong một môi trường văn hóa tinh thần có tính dân chủ. Nhưng điều không bình thường là ở chỗ, nhiều ý kiến mang nặng những định kiến chủ quan, không dựa trên những căn cứ khoa học, không phải là kết quả của việc nghiên cứu thấu đáo. ở thời điểm hiện nay, khi bước vào thế kỷ XXI, rất cần có sự đánh giá khách quan, công bằng và toàn diện về di sản văn học giai đoạn 1945-1975, vị trí của nó trong văn học Việt Nam thế kỷ XX và rút ra những bài học cho sự phát triển văn học ở chặng đường tiếp theo.
1.2. Từ sau tháng 4-1975, văn học Việt Nam chuyển dần sang một giai đoạn mới. Mười năm đầu (1975-1985) là thời kỳ chuyển tiếp và từ 1986 trở đi, văn học có những chuyển động mạnh mẽ cùng với công cuộc đổi mới đất nước. Đã 30 năm kể từ tháng 4-1975, nền văn học phát triển trong những điều kiện xã hội - lịch sử và văn hóa - tư tưởng có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước, bởi vậy nền văn học cũng có diện mạo và quy luật vận động khác trước. Mặc dù giai đoạn văn học từ sau 1975 vẫn đang tiếp diễn, nhưng 30 năm là một quãng thời gian đủ để có thể nhận diện, khái quát những đường nét chính của bức tranh văn học sử một giai đoạn. Phê bình văn học trong vài mươi năm qua đã có những đóng góp không nhỏ vào đời sống văn học, trước hết là ở việc giới thiệu, đánh giá các hiện tượng văn học mới. Nhưng những công trình có tính bao quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 thì vẫn còn thiếu. Đã đến lúc cần có những công trình nghiên cứu về lịch sử văn học của 30 năm qua, chỉ ra tiến trình và những quy luật vận động của nó, những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học này và khẳng định những thành tựu đã đạt được.
Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã được đưa vào chương trình văn học nhà trường các cấp và sẽ ngày càng có mặt nhiều hơn trong các sách giáo khoa phổ thông, giáo trình Đại học. Vì thế, rất cần có những công trình văn học sử làm nền tảng cho việc biên soạn sách giáo khoa và cho việc tìm hiểu, phân tích các hiện tượng văn học cụ thể được đưa vào nhà trường.
Từ những lý do nêu trên chúng tui chọn đề tài "Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945" nhằm góp phần vào việc biên soạn những công trình về lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1945 theo tinh thần đổi mới.
2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Nhiệm vụ
- Đề xuất quan điểm tiếp cận và đánh giá giai đoạn văn học từ sau cách mạng tháng Tám 1945 và từ sau 1975.
- Nghiên cứu một số vấn đề chung của lịch sử văn học giai đoạn 1945-1975 với cái nhìn mới. Cụ thể là các vấn đề: quan niệm nghệ thuật về con người, sự vận động và những đặc điểm của các thể loại chính (thơ, văn xuôi).

Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 là một thời kỳ quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc các vấn đề của lịch sử văn học giai đoạn 1945-1975 đã được đề cập trong nhiều công trình chuyên khảo và văn học sử trước đây, nhưng không có nghĩa là mọi điều đã được nêu lên và giải quyết thỏa đáng trong tinh thần đổi mới và thái độ khách quan, khoa học. Giai đoạn văn học từ sau 1975 đến nay đã có 30 năm vận động, nhưng lại hầu như chưa có những công trình nghiên cứu tổng quát dưới góc nhìn của văn học sử. ở thời điểm đầu thế kỷ XXI này, việc nhìn lại để tổng kết thế kỷ văn học vừa qua là hết sức cần thiết và hữu ích. Để có được những bộ lịch sử văn học thế kỷ XX phản ánh được những thành tựu hiện đại của cả giới nghiên cứu, phải cần đến sự hợp sức của nhiều người, nhiều cơ quan khoa học. Đề tài nghiên cứu của chúng tui mong góp một phần nhỏ vào công việc chung ấy.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng trong việc biên soạn bộ giáo trình văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng, phát triển thành chuyên luận về văn học Việt Nam từ sau 1975 sử dụng cho hệ đào tạo sau Đại học, bồi dưỡng giáo viên.
Hà Nội, tháng 5 năm 2005
Chủ trì đề tài


Nguyễn Văn Long
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Tuấn Anh, Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
2. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn Nguyễn Du và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1992.
3. M. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993.
4. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004.
5. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, (2 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1976.
6. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, (tái bản) Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
7. Hà Minh Đức (Chủ biên), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
8. Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.
9. Phong Lê, Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997.
10. Phong Lê, Văn học Việt Nam hiện đại lịch sử và lý luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2003.
11. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Văn học Việt Nam 1945-1975, (tập I, II) Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987, 1990.
12. Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân..., Một thời đại văn học mới, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987.
13. Nguyễn Đăng Mạnh và Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên), Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2003.
14. Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1998.
15. Trần Đình Sử, Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1996.
16. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995.
17. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000.
mục lục

Trang
Mở đầu 1
Nội dung nghiên cứu 5
Dẫn nhập: Xác định quan điểm tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 5
Phần một: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 12
I. Quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 12
II. Thơ 1945 - 1975: tiến trình, thành tựu, khuynh hướng 19
III. Sự vận động và thành tựu của các thể loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 26
Phần hai: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 31
I. Tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975 31
II. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 33
III. Nhìn chung về sự đổi mới của văn xuôi sau 1975 35
IV. Nhìn chung về diện mạo và sự đổi mới của thơ sau 1975 39
V. Sơ lược về tình hình và thành tựu của lý luận, phê bình văn học từ sau 1975 40
kết luận 43
tài liệu tham khảo 44



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện qui trình kiểm toán một số ước tính kế toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính taị công ty Luận văn Kinh tế 0
R Báo cáo thực tập tại công ty TNHH một thành viên CN tàu thủy Dung Quất Luận văn Kinh tế 0
H Báo cáo Tổng hợp thực tập tốt nghiệp giai đoạn một từ ngày 09/2/2004 đến ngày 13/3/2004 Luận văn Kinh tế 0
C Lập Báo cáo tài chính và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty Sản xuất vật l Luận văn Kinh tế 0
J Lập Báo cáo tài chính và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu, du lịch và đầu tư Hồ Gươm Luận văn Kinh tế 1
I [Free] Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
M Báo cáo Hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH nhà nước một thành viên du lịch Hà Nội - Hà Nộ Luận văn Kinh tế 2
B Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác báo cáo tài chính và nâng cao khả năng tài chính của c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top