Anlon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………….…………………………………. 2
NỘI DUNG TÌM HIỂU……………………………………………..………….. 2
I. Khái quát về các nguồn nguy hiểm cao độ…………..……………………….. 2
II. Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra……………………………….……………………….. 5
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường………….……………………… 5
2. Các trường hợp pháp luật quy định không phải bồi thường:…….…….…….. 9
III. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra………………………………………………………………….….…..… 10
1) Về năng lực, nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại và thời hạn bồi thường trong vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra……………………………………………………………….….……. 10
2) Xác định chủ thể bồi thường thiệt hại……………………………..………… 11
3) Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc bồi thường thiêt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra……………………………………...…………. 13
KẾT LUẬN……………………………………………………………………... 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….. 18
PHỤ LỤC………………………………………………………………….……. 19

MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc về người có lỗi không kể là cố ý hay vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản… các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác thì phải bồi thường. Vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vẫn có những tranh cãi, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật (Điều 623 BLDS) đối với một số cán bộ Toà án, Viện kiểm sát, luật sư và các nhà nghiên cứu. Bài viết sau là một số tìm hiểu về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
NỘI DUNG TÌM HIỂU
I. Khái quát về các nguồn nguy hiểm cao độ.
Nguồn nguy hiểm cao độ được BLDS quy định tại Điều 623 như sau:
“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Điều luật này không đưa ra khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Các đối tượng đó cụ thể là:
+ Phương tiện giao thông vận tải cơ giới hiện nay Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào quy định một cách chính thức những phương tiện nào là phương tiện giao thông vân tải cơ giới. Luật giao thông đường bộ quy định: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm: xe ôtô, máy kéo, xe môtô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật”. Như vậy, các phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không như tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay… cũng được coi là những phương tiện giao thông cơ giới. Các phương tiện này được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi đang hoạt động tham gia giao thông trên đường. Tuy nhiên, nhưng phương tiện giao thông này có phải đều là các nguồn nguy hiểm cao độ hay không thì pháp luật chưa có quy định cụ thể. Trên thực tế còn nhiều các loại phương tiện đang nằm ngoài sự điều chỉnh của Điều 623 BLDS ví dụ như xe đạp điện, xe babetta, java,... máy thi công: xe cần cẩu, xe ủi; máy nông lâm ngư cơ: máy tuốt lúa, máy cày – những phương tiện này vẫn thường xuyên tham đi lại trên đường giao thông và có khả năng gây tai nạn, trên thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra do xe cần cẩu gây thiệt hại lớn. Đó là một sự thiếu sót dẫn đến khi xử lý vi phạm sẽ khó khăn trong việc xác định bồi thường thiệt hại cho người bị hại cũng như người có trách nhiệm.
+ Hệ thống truyền tải điện là dây truyền điện dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu giao điện… nhà máy công nghiệp như nhà máy công nghiệp nhẹ, nhà máy công nghiệp nặng… các loại này cũng chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động” có nghĩa là khi ở trạng thái không hoạt động thì nó không tạo nguy hiểm cho những người xung quanh.
+ Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, sung săn, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996:
“a) Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng an ninh.
b) Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể theo chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.
c) Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hay không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên.
d) Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hay chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định”.
+ Các chất nổ, công cụ hỗ trợ cũng được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 của Nghị định trên: “2. Vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: Các loại thuốc nổ và phụ kiện gây nổ (kíp nổ, ngòi nổ, dây nổ...) dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.
+ Công cụ hỗ trợ gồm: Các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện; lựu đạn cay; súng bắn hơi cay, ngạt, độc, gây mê; bình xịt hơi cay, ngạt, độc, gây mê; súng bắn đạn nhựa, cao su; súng bắn laze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường và các loại công cụ hỗ trợ khác.”
+ Chất độc là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, động vật cũng như đối với môi trường xung quanh. Ví dụ: A-cô-ni-tin và các loại muối của nó, kẽm phốt pho, ni-cô-tin…
+ Chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hay khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilogram. Chất phóng xạ là nhân tố gây sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hoá học như urani, radi…, có khả năng phát ra những chum tia phóng xạ không nhìn thấy, gây bệnh hay gây ra nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống.
+ Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ: hổ, báo, gấu, sư tử, voi, đười ươi, tinh tinh…
Ngoài ra, Điều 623 BLDS còn quy định về các nguồn nguy hiểm cao độ khác: “nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định, điều đó có nghĩa pháp luật có thể sẽ quy định them các nguồn nguy hiểm cao độ khác ví dụ như các loại phương tiện giao thông hiện đang nằm ngoài sự điều chỉnh của điều luật này như đã nêu trên.
II. Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Tuy vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một trong các trường hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này lại có những một số khác biệt so với điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì đây là loại “trách nhiệm pháp lý nâng cao”. Sau đây là các điều kiện cụ thể phát sinh trách nhiệm bồi thường. Có ba điều kiện như sau:
a) Có thiệt hại xảy ra:
Cũng giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp riêng biệt nói riêng, thiệt hại được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không có thiệt hại thì không bao giờ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ cũng vậy, thiệt hại cũng là điều kiện cơ sở quan trọng để xác định mức bồi thường. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính bằng tiền do việc xâm hại đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng, thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay tổn thất về tinh thần. Các loại thiệt hại này được xác định cụ thể như sau:
+ Thiệt hại về tài sản, đây là những thiệt hại vật chất của người bị hại. Biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Ví dụ thiệt hại về tài sản: làm chết gia súc như trâu, bò…, làm hỏng vườn hoa mới trồng… Đối với các đối tượng tài sản bị thiệt hại đặc biệt ví dụ như gia súc sắp đẻ bị làm chết, vườn hoa sắp được thu hoạch tương đối chắc chắn thì mức bồi thường cũng phải khác với trường hợp gia súc bình thường với vườn hoa mới trồng nên phải xem xét một cách cẩn thận để xác định trách nhiệm và mức bồi thường cho người bị thiệt hại một cách đích đáng trong các trường hợp này.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút hay bị giảm sút khả năng lao động do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Ví dụ: đi xe ôtô, ôtô bị mất phanh đâm vào người khác làm người đó bị mất một bàn tay hay cả năm ngón tay (phải mất tiền cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc … và làm giảm khả năng lao động) thì phải bồi thường từ 33 đến 35 triệu đồng theo “bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người” ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm các chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự. nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
+ Tổn thất về mặt tinh thần, đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, cảnh goá bụa, mồ côi, sự xấu hổ,… về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật. Bộ luật dân sự quy định người xâm hại phải: “bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của người đó phải gánh chịu. Ví dụ như: đi xe máy, xe bị nổ lốp đổ vào người bên đường làm người đó bị thương phải tháo khớp vai, làm mất một cánh tay thì phải bồi thường cho người đó từ 24 đến 26 triệu đồng theo: “bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người” ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính, ngoài ra nếu người đó yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần vì người ta mặc cảm khi bị mất một cánh tay như thì người gây thiệt hại phải bồi thường thêm một khoản tiền để bù đắp tinh thần. Nếu trong trường hợp này mà người đó chết thì ngoài việc phải bồi thường một khoản tiền đến 30 triệu thì phải bồi thường thêm một khoản tiền bù đắp tinh thần cho người thân thích của người bị hại.
b) Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, phân biệt với thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Điều 623 liệt kê các loại nguồn nguy hiểm cao độ và điều luật này xác định rất rõ ràng: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó “nguy cơ” gây ra thiệt hại và “nguy cơ” đó thể xảy ra trên thực tế bất cứ lúc nào, ngoài tầm kiểm soát của con người. Xuất phát từ lý do này mà pháp luật qui định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”. Chúng ta cần phân biệt thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” với thiệt hại “do hành vi trái pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại do “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại (ví dụ: xe ô tô đang vận hành thì bị nổ lốp, mất phanh…gây thiệt hại, một người điều khiển xe máy trên đường nhưng tay ga bị kẹt nên không làm chủ được tốc độ gây thiệt hại), còn thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người khi gây thiệt hại nhưng liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, ví dụ: lái xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, say rượu bia điều khiển xe gây tai nạn…Trên thực tế, đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi người áp dụng không phân biệt được “thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” và thiệt hại “liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Nhiều trường hợp khi áp dụng pháp luật, người áp dụng cứ thấy có hành vi trái pháp luật của con người gây thiệt hại, hành vi gây thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ lại được xác định là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nên trong trường hợp này cần xác định rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn về trách nhiệm bồi thường và các trách nhiệm khác khi xử lý tình huống cụ thể. Cần chú ý đối với các nguồn nguy hiểm là các phương tiện giao thông vận tải hay nhà máy công nghiệp thì các nguồn nguy hiểm này phải gây thiệt hại khi đang hoạt động và phải do tự than nó gây thiệt hại như ô tô đang chạy trên đường thì nổ lốp và đâm vào người khác gây thiệt hại. Nếu như ô tô đã dừng lại không hoạt động hay nhà máy đã ngừng hoạt động thì không đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự “tự thân” gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ.
Ví dụ thực tiễn:
Ví dụ sau đây là một trong những điển hình về khó khăn trong áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
- Nguyễn Đình Thuận sinh năm 1980 là lao động tự do, sau một ngày làm thuê đã về nhà mình lấy xe máy của bố trực tiếp điều khiển đưa hai người bạn của mình về nhà. Trên đường đi do xe đứt phanh, Thuận không làm chủ được tay lái nên đã gây tai nạn với người đi ngược chiều là Nguyễn Đình Tý. Hậu quả là anh Tý bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị. Theo hồ sơ điều trị và kết quả xác minh, anh Tý phải chi phí hết 30 triệu đồng. Vụ tai nạn giao thông đã được các cơ quan chức năng làm rõ Nguyễn Định Thuận - người điều khiển xe máy bị khởi tố và truy tố theo Điều 202 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Về trách nhiệm dân sự áp dụng khoản 2 Điều 623 BLDS và hướng dẫn từ Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao. Hướng dẫn áp dụng một số các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buộc Nguyễn Đình Thuận – người chiếm hữu chiếc xe máy hay bố của Thuận – người sở hữu chiếc xe máy phải bồi thường thiệt hại cho anh Nguyễn Đình Tý. Trong vụ án này còn có những quan điểm khác nhau về việc xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là anh Thuận hay bố của Thuận. Có hai quan điểm sau:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Nguyễn Đình Thuận là một công dân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, việc Thuận sử dụng xe máy (nguồn nguy hiểm cao độ) được sự đồng ý của chủ sở hữu nên được xem là theo đúng quy định của pháp luật tại điểm b Phần 2 Mục III Nghị quyết số 03 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao. Hướng dẫn áp dụng một số các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: “Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hay không nhằm trốn tránh việc bồi thường”. Do đó, Thuận phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại là anh Tý. Chủ sở hữu chiếc xe là bố của anh Thuận không có trách nhiệm liên đới.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng: Việc người bố của Thuận giao xe cho Thuận sử dụng chỉ là tức thời, trong lúc này, người quản lý, nắm giữ, khai thác công dụng từ chiếc xe máy này vẫn thuộc về chủ sở hữu. Do đó, trách nhiệm dân sự phải buộc chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Điều này phù hợp với hướng dẫn tại các điểm a, đ phần 2, Mục III của nghị định trên: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ” và “Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Từ những quy định này, thì bố của anh Thuận – chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là chiếc xe phải bồi thường trước tiên cho anh Tý và có quyền yêu cầu anh Thuận bồi hoàn lại cho mình.
Quan điểm thứ hai là đúng và phù hợp với quy định của pháp luật vì khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì phải có trách nhiệm xác định các điều kiện của người mà mình giao cho hay có những cam kết, thỏa thuận cụ thể giữa họ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Nếu như giữa chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người được giao chiếm hữu, sử dụng không đưa ra những điều kiện cụ thể nào thì phải có trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại cùng với người sử dụng đã gây thiệt hại bồi thường cho nạn nhân để khắc phục ngay những thiệt hại mà mình đã gây ra. Sau đó, người đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải bồi hoàn cho chủ sở hữu số tiền đã thực hiện trách nhiệm bồi thường.
b) Nhận xét:
Trên thực tế, việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường còn khó khăn, việc áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trong thực tế không phải lúc nào giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng cũng có thỏa thuận hay cam kết với nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Trường hợp có thỏa thuận chủ yếu thông qua hợp đồng thuê tài sản là những nguồn nguy hiểm cao độ. Khi đó, theo ví dụ hướng dẫn tại điểm đ phần 2 Mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì chủ sở hữu không còn chiếm hữu, sử dụng nữa mà khi đó người thuê tài sản sẽ là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp. Nếu khi nguồn nguy hiểm cao độ đó gây ra thiệt hại thì người thuê sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp cho thuê lại cũng vậy, người thuê lại cũng sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn lại, các trường hợp khác đều có sự chuyển dịch giữa các chủ thể mà không thông qua hợp đồng hay thỏa thuận như: con lấy xe của bố đi như vụ án thực tế nêu trên, hàng xóm sang mượn xe máy của nhau đi, bạn bè đi xe máy của nhau… Những trường hợp này khi xảy ra thiệt hại thì sẽ việc xác định chủ thể và áp dụng các quy định của pháp luật để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị hại sẽ gặp khó khăn. Ví dụ: B là hàng xóm của A, sang nhà A mượn xe máy đi chơi. Trên đường đi do xe mất phanh nên gây tai nạn làm chết người. Trong trường hợp này, A vẫn là người chủ sở hữu thực tế của chiếc xe máy và có mọi quyền với chiếc xe, nên A phải bồi thường thiệt hại do không có thỏa thuận gì cả, không phải là hợp đồng thuê hay mượn tài sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên A nhận thấy sau khi bồi thường cho nạn nhân rồi mới được yêu cầu B bồi hoàn mà biết rằng B không thể nên không chịu bồi thường. Điều đó gây khó khăn cho việc yêu cầu bồi thường để khắc phục hậu quả cho người bị hại.
Còn trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ đã rời khỏi sự kiểm soát của chủ sở hữu ví dụ như: Xe máy bị mất cắp, chủ sở hữu không có lỗi, chưa kịp khai báo với cơ quan công an để tìm chiếc xe thì xe đó gây tai nạn chết người, kẻ gây tai nạn bỏ trốn không tìm thấy được. Lúc đó, chủ sở hữu sẽ gặp rắc rối với vụ việc này. Như vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và quan trọng khắc phục hậu quả cho nạn nhân sẽ không thể tiến hành được. Cũng tương tự như trường hợp trên, khi chủ sở hữu gây tai nạn, bỏ xe chạy trốn và trình báo là đã mất xe từ trước đó chưa kịp khai báo, lúc đó, cơ quan điều tra lại phải xác minh và lại mất thời gian, trách nhiệm bồi thường thiệt hại để khắc phục hậu quả sẽ khó xác định và thực hiện hơn. Việc quy định chế độ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng nhằm mục đích bảo về quyền lợi cho người bị hại nhưng những vấn đề khó khăn nêu trên sẽ xâm hại đến lợi ích của những người bị hại.
Hơn nữa, bô luật dân sự còn cần bổ sung một phần về bồi thường thiệt hại. Đó là một quy định về bồi thường thiệt chung cho mọi trường hợp: “Người gây thiệt hại phải bồi thường trừ những trường hợp khác do pháp luật quy định”. Giả sử, một người đi xe đạp xuống từ trên cầu xuống, dốc cao, xe đứt phanh đâm vào người đi bộ dưới cầu làm người đó đập đầu xuống đường tử vong. Khi đó, không thể áp dụng điều luật nào trong bộ luật để giải quyết bồi thường thiệt hại. Như vậy pháp luật cần có những sự điều chỉnh sao cho phù hợp, phải đặt mục đích bảo về người bị thiệt lên trên hết.
KẾT LUẬN
Vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây đã được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự và hướng dẫn thi hành chi tiết tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao. Hướng dẫn áp dụng một số các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc quy định này giúp những người bị thiệt hại được đảm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình và giúp răn đe những người gây ra, người có tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại để họ có ý thức chiếm hữu, bảo quản, quản lý và sử dụng đúng quy cách, quy định của pháp luật về tài sản đó tránh gây thiệt hại và hậu quả bất lợi sẽ đến với họ. Tuy nhiên, pháp luật cũng phải quy định một cách chặt chẽ hơn nữa về vấn đề này ví dụ như bổ sung thêm các phương tiện giao thông cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ hay quy định chặt hơn về việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top