Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A. Đặt vấn đề 2
B. Nội dung 2
I. Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu 2
1. Quyền sở hữu: 2
 Quyền chiếm hữu: 3
 Quyền sử dụng: 4
 Quyền định đoạt: 4
2. Bảo vệ quyền sở hữu: 5
II. Các cách bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự 6
1.Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp 6
2. Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại: 10
3. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại: 13
3.1. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu: 14
3.2. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản. 15
3.3. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại. 23
III. Thực trạng và giải pháp 25
1. Nên cụ thể hoá hơn quy định về bảo vệ quyền chiếm hữu. 26
2. Cần có biện pháp bảo vệ người thứ ba ngay tình mạnh mẽ hơn. 28
3. Hoàn thiện pháp luật và thiết chế đăng ký tài sản. 28
4. Nâng cao hiệu quả của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong thực tiễn. 29
C. Kết thúc vấn đề 29

A. Đặt vấn đề
Quyền sở hữu là một trong những loại quyền dân sự cơ bản được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp tài sản, pháp luật sở hữu còn ghi nhận các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu chống lại các hành vi xâm phạm. Bảo vệ quyền sở hữu là biện pháp Nhà nước tác động bằng pháp luật tới hành vi xử sự của con người nhằm thông qua đó bảo đảm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của mình.
Ở Việt Nam, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp khác nhau, do nhiều ngành luật điều chỉnh. Trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, biện pháp dân sự có ý nghĩa thực tế nhất vì nó khôi phục lại tình trạng ban đầu về mặt vật chất cho chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp. Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, Tòa án hay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
B. Nội dung
I. Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu:
Điều 164 BLDS quy định:
“ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.
Như vậy, BLDS đã đưa ra một định nghĩa về quyền sở hữu bằng cách liệt kê những nội dung của quyền sở hữu và chủ thể của quyền này. Đây có thể xem là một phương pháp lập pháp rất riêng của Việt Nam, vì luật dân sự của các nước trên thế giới, họ không đưa ra khái niệm về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự, mà khái niệm này chỉ tồn tại trong khoa học luật.
 Quyền chiếm hữu:
Theo cách hiểu thông thường nhất thì chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối vật về mặt thực tế. Điều 182 BLDS quy định: “ Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”.
Như vậy, BLDS đã coi chiếm hữu là một quyền năng, là một trong ba bộ phận cấu thành quyền sở hữu. Liên quan đến vấn đề này, ở Việt Nam hiện nay đang còn nhiều tranh luận. Tựu trung lại có hai quan điểm phổ biến sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền sở hữu chỉ bao gồm hai nội dung: quyền sử dụng và quyền định đoạt. Còn chiếm hữu thực ra là một tình trạng chứ không phải là một quyền năng. Chiếm hữu là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của quyền sở hữu. Đây cũng là quan điểm trong luật dân sự của đa số các nước trên thế giới như Đức, Pháp, Nhật Bản…
- Quan điểm thứ hai cho rằng cách quy định như Điều 173 BLDS hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Những người theo quan điểm này lý giải chiếm hữu là sự nắm giữ vật, tuy nhiên do sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà hiện nay có những vật không thể nắm giữ được (như năng lượng, sóng truyền hình…). Vấn đề chiếm hữu đã có từ thời nguyên thuỷ, từ khi chưa có pháp luật thì loài người đã chiếm hữu những vật sẵn có trong thiên nhiên. Khi có pháp luật rồi thì mới phát sinh khái niệm quyền chiếm hữu. Muốn chứng minh mình là chủ sở hữu thì tuỳ từng trường hợp: đối với bất động sản phải dựa vào việc đăng ký tài sản, còn đối với động sản thì bản thân sự chiếm hữu cũng là một cách thức để chứng minh. Không nên để ‘‘tình trạng chiếm hữu’’ như là khi xã hội chưa có luật pháp.
Tranh luận chiếm hữu là một tình trạng hay là một quyền sẽ có nguy cơ sa vào tranh luận về mặt học thuật. Vấn đề có ý nghĩa đặt ra là: cách quy định chiếm hữu là một bộ phận của quyền sở hữu như BLDS có ích lợi gì không? Dù chiếm hữu là một tình trạng hay một quyền thì vẫn cần có những quy định để bảo vệ sự chiếm hữu đó. Có nghĩa là để đảm bảo sự ổn định của các quan hệ pháp luật dân sự thì nên công nhận tình trạng chiếm hữu thực tế. Nếu không ta sẽ phải chứng minh tình trạng sở hữu tuyệt đối – một điều rất khó thực hiện và nhiều khi làm đảo lộn, thậm chí làm đảo lộn các quan hệ pháp luật dân sự. Qua tìm hiểu pháp luật của các nước trên thế giới (Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc…) chúng ta thấy các nước đều quy định theo hướng đó và do vậy, các quy định về chiếm hữu là một chế định riêng so tách khỏi chế định sở hữu.
 Quyền sử dụng:
Điều 192 BLDS quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.
Nói một cách dễ hiểu thì quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích mang lại từ tài sản.
 Quyền định đoạt:
Điều 195 BLDS quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hay từ bỏ quyền sở hữu đó”.
Quyền định đoạt có thể thực hiện bằng hai cách: quyết định về mặt thực tế hay quyết định về mặt pháp lý của tài sản.
2. Bảo vệ quyền sở hữu:
Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Điều 58 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.
Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Còn cách bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự.
BLDS năm 2005 đã dành hẳn Chương XV (Phần thứ hai), bao gồm 7 điều từ Điều 255 đến Điều 261 để quy định về bảo vệ quyền sở hữu. Ngoài ra, quy định về bảo vệ quyền sở hữu còn nằm rải rác ở một số điều khác, theo đó, chủ sở hữu có quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua các cách sau :
- Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu;
- Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.



II. Các cách bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự
1.Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
Tự bảo vệ quyền sở hữu là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản tự mình tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình.
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được áp dụng các biện pháp nhất định để ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Hành vi xâm phạm trước tiên làm phát sinh quan hệ giữa chủ thể quyền và người xâm phạm. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hơn ai hết là người biết rõ mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm. Việc tự bảo vệ gắn liền với quyền lợi thiết thân của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Vì vậy, tự bảo vệ cũng chính là việc thực hiện hành vi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng lớn nhất của quyền dân sự là nguyên tắc tự định đoạt. Cũng chính vì lý do này mà luật dân sự được xếp vào luật tư ở những nước có sự phân biệt hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư. Theo BLDS thì chủ sở hữu có quyền tự thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của chính mình. Ví dụ: chủ sở hữu nhà ở xây tường bao xung quanh nhà của mình để bảo vệ nhà của mình khỏi bị xâm phạm từ bên ngoài, chủ vườn cây ăn quả rào vườn và thuê người bảo vệ, trông nom vườn cây của mình…
Quyền của chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản của mình không phải là tuyệt đối, mà có giới hạn của nó. Giới hạn đó chính là “ không được xâm phạm đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ”. Các hành vi như: giăng dây điện quanh ao cá, vườn cây để chống trộm, làm hố chông quanh gốc cây ăn quả … dẫn đến làm người khác bị chết (kể cả kẻ trộm), đều bị coi là hành vi trái pháp luật, phải bồi thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Việc tự bảo vệ là một yêu cầu cần thiết trong mọi cách bảo vệ quyền sở hữu. Dù tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải cung cấp các chứng cứ, tài liệu là cơ sở để giải quyết. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu chỉ được thực hiện có hiệu quả nếu chủ thể thực sự tự bảo vệ một cách tích cực. Nói một cách khác, chủ sở hữu, người chiếm hữu không chỉ thể hiện vai trò chủ động của mình trong việc tự bảo vệ mà ngay cả khi có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
. Kết thúc vấn đề
Quyền sở hữu tài sản là một trong các quyền dân sự cơ bản của cá nhân, tổ chức luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, được thể hiện trên hai phương diện: Ở phương diện thứ nhất việc bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân được đặt trong mối quan hệ với các cơ quan công quyền và do vậy có thể nói rằng phương tiện bảo vệ quyền sở hữu hữu hiệu nhất là dựa vào hoạt động của hệ thống hành chính. Các quyết định hành chính và hành vi hành chính, đặc biệt là các quyết định liên quan đến việc tịch thu hay trưng mua tài sản của tổ chức, cá nhân đều có thể bị kiện ra trước các toà hành chính. Trên phương diện thứ hai, bảo vệ quyền sở hữu được đặt trong mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức khác thì phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu chủ yếu thông qua vai trò của hệ thống toà hình sự và dân sự.
Trên thực tế có rất nhiều chủ sở hữu bị xâm phạm tới các quyền sở hữu của mình. Chính vì lẽ đó mà Nhà nước đã có những quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp thông qua các cách bảo vệ quyền sở hữu khác nhau. cách bảo vệ quyền sở hữu chính là các biện pháp tác động bằng pháp luật đối với các hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này hành xử quyền của mình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
V Các hình thức trả lương tại Công ty Công ty TNHH May Thêu Minh Phương Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2
F Vai trò của các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Công nghệ thông tin 0
D CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiến English 0
A Các giải pháp mở rộng hoạt động động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
K Kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng phù hợp với cơ chế thị trường tại công ty Sản xuất và Luận văn Kinh tế 0
V Tìm hiểu về những phương thức huy động vốn, các kênh huy động vốn mà các công ty vừa và nhỏ Luận văn Kinh tế 0
D Các thuật toán và phương thức định tuyến trong mạng Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top