rainbow_139

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuối thế kỉ XX, trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế-xã hội, các nước XHCN đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Dù với cách chuyển đổi khác nha, những bước đi và mức độ thành công khác nhau nhưng thực tế cho thấy những kết quả tốt hơn so với trước khi chuyển đổi. Đó là sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phục hồi và bước đầu tăng trưởng kinh tế; các thể chế của nền kinh tế thị trường đã dâầndần hình tha nhf và phát huy tác dụng tích cực song song với việc chuyển đổi hệ thống pháp luật và thiết chế Nhà nước; từ nội dung đén cách quản lí kinh tế ở các nước đã được chuyển đổi. Tuy không phải tất cả các nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều giữ định hướng XHCN nhưng từ thực tiễn của công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị truờng ở một số nước, có thể rút ra được những vấn đề chung như sau:
Một là không thể có một mô thức đồng nhất và giản đơn cho mọi nước trong chuyển đổi. Hai là Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng và tích cực trong quá trình cải cách chuyển đổi. Có thể khẳng định rằng chất lượng của chính sách Nhà nước cũng như sự điều tiết có hiệu quả của Nhà nước mới có ý nghĩa quyết định sự thành công của công cuộc chuyển đổi (Xem: Nguyễn Minh Tú, Về mô hình chuyển đổi kinh tế của một số nước và định hướng vận dụng ở VIệt Nam,Nxb Chính trị Quốc gia,h.1997,tr.24, 49-50). Ba là quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự đồng bộ không phải chỉ trong các chính sách kinh tế mà còn cả hệ thống thể chế, cơ cấu xã hội, những thiết chế Nhà nước và hệ thống lập pháp (Xem Mười vấn đề lớn về kinh tế hiện đại, Viện NCQLTƯ, H.1995,tr.66).
Như vậy, với những quan niệm về vai trò kinh tế của Nhà nước trên thế giới như đã nêu trên, có thể thấy cuộc tìm kiếm mô hình kinh tế hợp lí và chức năng đích thực của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế ở các nước từ xưa đến nay vẫn đang tiếp tục. Mỗi mô hình kinh tế cũng như mỗi lí thuyết kinh tế ở các nước đều có những yếu tố hợp lí và những giá trị tham khảo nhất định; đặc biệt là vấn đề chức năng tổ chức, quản lí của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại và chức năng của Nhà nước XHCN trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị truờng là những vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
Đó cũng chính là cơ sở lí luận và thực tiễn trong lịch sử quốc tế cho việc nhận thức vai trò và chức năng tổ chức, quản lí kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.Trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể của nước ta trong giai đoạn đầu của thời kì quá độ, tổng kết việc tổ chức và quản lí kinh tế trong thời gian qua, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã khẳng đinh “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất”.Tư tưởng chỉ đạo đó thể hiện trong các chính sách và biện pháp lớn chỉ đạo nội dung của chức năng tổ chức và quản lí kinh tế của Nhà nước ta.
Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng tổ chức, quản lí của nhà nước XHCN trong lĩnh vực kinh tế của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.


B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Một số khái niệm cần biết liên quan đến vấn đề chức năng tổ chức, quản lí kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Cuộc sống xã hội bao gồm rất nhiều lĩnh vực vận động. Các lĩnh vực ấy đều cần có sự tác động của nhà nước-sự tác động được thực hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Mỗi lĩnh vực ấy có những quy luật vận động đặc thù, do vậy đòi hỏi ở nhà nước một sự tác động cũng đặc thù, phù hợp với tùng đặc điểm của từng lĩnh vực.Sự hình thành các lĩnh vực khác nhau với những đặc trưng khác nhau của xã hội xã hội chủ nghĩa quy định những phương hướng hoạt động khác nhau của nhà nước, mà mỗi phương hướng hoạt động đều nhằm vào các mục tiêu và nhiệm vụ đang được đặt ra bởi sự phát triển khách quan của đời sống trong từng lĩnh vực cụ thể. Đó có thể là lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội,có thể là lĩnh vực thuộc đời sống xã hội trong nước hay thuộc quan hệ với các quốc gia bên ngoài.Các phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong khoa học pháp lí được gọi là các chức năng của nhà nước .
Chức năng của Nhà nước thể hiện các yêu cầu của đời sống xã hội với Nhà nước, thể hiện năng lực thực tế, những giới hạn hợp pháp của hoạt động Nhà nước. Chức năng của Nhà nước nói chung là hoạt động của Nhà nước thể hiện vai trò của Nhà nước đối với xã hội.
Nếu quan niệm đời sống xã hội tồn tại những lĩnh vực khác nhau thì chức năng của Nhà nước cũng được phân chia thành các chức năng khác nhau. Trên cơ sở sự phân chia đời sống xã hội thành hai lĩnh vực lớn là chính trị, kinh tế-xã hội, ta có thể nhận thức chức năng kinh tế của Nhà nước nói chung là hoạt động của Nhà nước thể hiện vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế. Như vậy, từ phạm trù chức năng của Nhà nước với ý nghĩa là hoạt động của Nhà nước thể hiện vai trò của Nhà nước đối với đời sống xã hội, có thể hình thành trên phạm trù chức năng kinh tế của Nhà nước nói chung như là bộ phận của khái niệm chức năng Nhà nước.Chức năng kinh tế của Nhà nước cũng là thể thống nhất giữa các dấu hiệu phản ánh nhu cầu khách quan của đời sống kinh tế, năng lực thực tế của bộ máy nhà nước và phạm vi hoạt động hợp pháp của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế.
Tổ chức quản lí kinh tế là chức năng có tầm quan trọng đặc biệt của bất kì Nhà nước XHCN nào. Nội dung của chức năng tổ chức và quản lí kinh tế của Nhà nước XHCN rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cần giải quyết, trong đó công tác kế hoạch hóa, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN và cơ chế quản lí là những vấn đề then chốt.
Vậy chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là những phương hướng (hay phương diện, mặt) hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng XHCN.
Vai trò của nhà nước rất quan trọng và không thể thiếu vắng trong mỗi mô hình kinh tế nhưng vấn đề đặt ra ở đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò kinh tế của Nhà nước trong bước chuyển từ nền kinh tế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cần được làm sáng tỏ từ mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế thông qua phạm trù chức năng kinh tế của Nhà nước XHCN. Chức năng kinh tế của nhà nước XHCN nói chung là hoạt động của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế xã hội .Chúng ta có thể khái quát những vấn đề thuộc về lí luận chức năng kinh tế của nhà nước XHCN Việt Nam thành những điểm nhận xét sau:
1.Lịch sử kinh tế cũng như lịch sử nhà nước ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam qua những thời địa với những mô hình kinh tế khác nhau là lịch sử xác định vai trò kinh tế của nhà nước đồng thời cũng là lịch sử tìm kiếm sự tối ưu trong các chính sách kinh tế của nhà nước .Dựa trên cơ sở kinh tế chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhà nước XHCN có chức năng quản lí nền kinh tế một cách có kế hoạch và chức năng này đã từng được coi là chức năng đặc thù của nhà nước XHCN. Tuy nhiên, trong thời kì quá độ, với những bước quanh co của lịch sử, CNXH hiện thực đang phải chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Trong điều kiện đó thì vai trò kinh tế của nhà nước XHCN nói chung và của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VIệt Nam nói riêng không giảm đi so với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung mà ngược lại càng phải được tăng cường nhưng theo những nội dung và cách mới.
2.Vai trò kinh tế của nhà nước thể hiện tập trung mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước vói kinh tế và đó là cơ sở trực tiếp xác định chức năng kinh tế của nhà nước.Xuất phát từ phạm trù chức năng của Nhà nước-phạm trù biểu đạt vai trò của nhà nước đối với xã hội thể hiện qua hoạt động của bộ máy nhà nước.Chức năng kinh tế của Nhà nước được nhận thức là hoạt động của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế phù hợp với mô hình kinh tế tương ứng.
3.Với những phạm vi giới hạn nhất định, chức năng kinh tế của Nhà nước có mối quan hệ biện chứng với các chức năng khác trong hệ thống các chức năng của Nhà nước .Tính đặc thù trong hức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lí nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở phạm vi vĩ mô.
4.Chức năng kinh tế của nhà nước đươc giới hạn bởi hệ thống pháp luật.Nhà nước không thể quản lí kinh tế nếu không có hệ thống pháp luật, ngược lại pháp luật kinh tế không thể tồn tại và phát huy vai trò, tác dụng nếu không có hoạt động của bộ máy Nhà nước .
5.Cả lí luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng không có công thức chung để áp dụng cho mọi nhà nước và mọi nền kinh tế trên thế giới nên vấn đề đặt ra ở đây là cần tiếp tục nghiên cứu chức năng kinh tế của Nhà nước theo những nội dung và cách thực hiện cụ thể.

2.Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là quá trình đổi mới về thể chế và thiết chế nhà nước, thể hiện ở sự thay đổi căn bản về vai trò kinh tế của Nhà nước. Đặc trưng của mô hình kinh tế ấy đã quy định những vai trò kinh tế tương ứng của Nhà nước Việt Nam. Nền kinh tế quốc dân của Việt Nam ngày nay là nền sản xuất hàng hóa có nhiều thành phần tham gia theo cơ chế thị trường.Trong cơ chế thị trường, trên nguyên tắc tự do kinh doanh, các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh độc lập về tài sản, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ kinh tế một cách bình đẳng theo nguyên tắc tự định đoạt. Mặt khác, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được xác định là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không chỉ nhằm mục đích đơn thuần về tăng trưởng kinh tế mà phải lấy sự tăng trưởng kinh tế làm cơ sở, làm điều kiện để phát triển hài hòa, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội, phát triển con người toàn diện.
Những đặc điểm trên đã quyết định sự thay đổi vai trò kinh tế của Nhà nước khi chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong cơ chế kinh tế hóa tập trung, Nhà nước đóng vai trò lãnh đạo thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân đồng thời cũng vừa là người điều hành, tổ chức các hoạt động kinh tế. Còn trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đặt ra là phải xác định rõ tư cách của Nhà nước là người quản lí nền kinh tế quốc dân trên tầm vĩ mô.Hoạt động kinh tế và quản lí sản xuất kinh doanh là quyền của chủ thể hoạt động kinh tế. Nhà nước tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế với tư cách là cơ quan công quyền mà không can thiệp một cách trực tiếp vào các quan hệ thị trường.
Phạm vi và nội dung hoạt động thể hiện vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã có những thay đổi cơ bản. Xét trên tổng thể, Nhà nước quản lí kinh tế chính là nhà nước trực tiếp tổ chức hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực khác nhau
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc trưng vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
-Nhà nước bằng pháp luật quy định tư cách chủ thể, tạo ra khung pháp lí cho các hoạt động kinh tế;
-Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi về quốc phòng, an ninh, chính trị, xã hội, ngoại giao cho hoạt động kinh tế;
-Nhà nước bằng pháp luật ngăn ngừa và phòn chống các yếu tố phản thị trường, phản kinh doanh; duy trì trật tự kinh tế, giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc trong phát triển nền kinh tế-xã hội;
-Nhà nước bằng pháp luật định ra các cách giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh tế và thực thi sứ mạng đảm bảo trật tự kinh tế;
-Nhà nước thông qua các công cụ như chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng… tác động đến nền kinh tế nhằm kiểm soát và hạn chế hậu quả trong các biến động bất lợi của thị trường;
-Nhà nước thông qua kinh té nhà nước đảm bảo tính hiệu quả, tính ổn định của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo phúc lợi chung cho toàn xã hội;
-Nhà nước bằng pháp luật đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, đảm bảo sử dụng khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi sinh;
-Nhà nước đóng vai trò là người mở đường và bảo trợ cho nền kinh tế đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò kinh tế ủa nhà nước Việt Nam và vai trò của htị trường không loại trừ mà bổ sung cho nhau trong mối liên hệ biện chứng giữa quy luật kinh tế khách quan và sự vận dụng các quy luật đó thông qua hoạt động quản lí nhà nước. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò của Nhà nước được xác định từ chính những yêu cầu nội tại của nền kinh tế thể hiện sự phân công phối hợp vai trò cảu các yếu tố trong hệ thống hoàn chỉnh là Nhà nước và các chủ thể kinh tế và thị trường. Như vậy nếu trong nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung, vai trò kinh tế của nhà nước Việt Nam được thể hiện một cách trực tiếp thì trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò đó lại được thể hiện một cách gián tiếp trên cơ sở thừa nhận và tôn trọng vai trò của thị trường.
Các cơ sở lí luận, pháp lí và thực tiễn vừa nêu về vai trò kinh tế của nhà nước, cho phép xác định cơ sở chức năng kinh tế của Nhà nước theo những nội dung và cách thực hiện tương ứng với vai trò của Nhà nước ở mỗi mô hình kinh tế.
Thật ra kinh tế nhà nước đều có tính tất yếu khách quan ở các mô hình kinh tế thế giới(Xem: Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb chính trị quốc gia, H.1998,tr.41).Nhưng với bản chất của dân, do dân, vì dân, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không phải nhà tư bản lớn và kinh tế nhà nước ở Việt Nam không phải là hình thức biểu hiện của CNTB độc quyền nhà nước mà là hình thức của nền kinh tế công hữu phục vụ cho lợi ích của nhân dân trong đó Nhà nước là người đại diện.Vì thế thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là vấn đề thực tiễn và lí luận mới ở Việt Nam hiện nay. Về mặt nhận thức cần thấy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là “sản phẩm” của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN; nếu không có sự phân công, phối hợp tốt vai trò của các thành phần kinh tế thì cũng không có đựơc vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Vai trò của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đwocj thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
-Kinh tế nhà nước là cơ sở vật chất cho việc thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước; là công cụ để hướng dẫn, điều tiết các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN;
-Kinh tế nhà nước là công cụ hỗ trợ và phục vụ cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy các thành phần kinh tế đều phát triển;
-Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế hợp tác tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Với vai trò của nền kinh tế nhà nước như trên thì việc đổi mới cơ cấu kinh tế nhà nước cũng như quản lí nhà nước đối với kinh tế nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như trênthị trường quốc tế của các chủ thể kinh tế nhà nước đã và đang là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay (theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.Chính trị quốc gia,H.1996,tr93-94)

3.Thực trạng tổ chức, quản lí kinh tế của nhà nước Cộnghòa XHCN Việt Nam hiện nay
3.1.Khái quát về thành tựu đạt được trong việc tổ chức, quản lí kinh tế của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Bằng chính sách, pháp luật và các công cụ quản lí vĩ mô khác, qua gần hai thập kỉ dổi mới đất nước, Nhà nước ta thực sự đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo ra những chuyển biến to lớn về mọi mặt của đất nước.
Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rõ nét và đồng bộ, trong đó tốc độ tăng trưởng khá cao ở tất cả các ngành, các lĩnh vực.Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 1976-1980 chỉ có 0,4% thì từ năm 1991-1999, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 7,7%.Nếu nhìn khái quát giai đoạn từ 1996 đến nay thì những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
*Nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân được duy trì
Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, sản lượng lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 360kg năm 1995 lên trên 444kg năm 2000.Các ngành công nghiệp và xây dựng vượt qua những khó khăn, thách thức đạt được nhiều tiến bộ với nhịp độ tăng trưởng bình quân 13,5%/năm; giá trị các ngành dịch vụ tăng 6,8%/năm
*Cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có chuyển biến tích cực
Nhìn chung cơ cấu kinh tế đất nước đang được chuyển đổi theo hướng công nghiệp háo, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉ trọng kinh tế nhà nước trong GDP: khoảng 39%, kinh tế tập thể: 8,5%, kinh tế tư nhân: 3,3%, kinh tế cá thể : 32%, kinh tế hỗn hợp: 3,9%, kinh tế có vốn đầu tư nứơc ngoài: 13,3%. (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, H,tr.229)
*Các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân được đảm bảo
Các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân được đảm bảo như cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, trong đó tiỉệ tích lũy để phát triển tăng; cân đối tài chính-tiền tệ. Chính sách của Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động các nguồn vốn phát triển, nhất là nguồn vốn trong nước.Năng lực của các ngành sản xuất, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được nâng lên rõ rệt.
*Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển
Nhờ có những đổi mới trong những chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước, đặc biệt là Luật đầu tư nước ngoài tại Việ Nam được bổ sung, sửa đổi ngày càng thông thoáng hơn; Luạt thương mại đuợc ban hành và có hiệu lực mà hoạt động xuất nhập khẩu những năm qua được đánh giá là phát triển khá, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; vôốnhỗ trợ phát triêểnchính thức (ODA) tiếp tục tăng góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Đồng thời các doanh nghiệp VIệt Nam cũng đang từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài
*Cơ chế quản lí nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác lập, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã được đổi mới
Các chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Nhaànước đang dần được thể chế hóa bằng các đạo luật như Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Luật đất đai(sửa đổi), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam(sửa đổi), Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Bộ luật lao động, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật khoa học và công nghệ … Nhiều loại thị trường hàng hóa dịch vụ như thị trường vốn, tiền tệ, tài chính, lao động, bất động sản, khoa học và công nghệ đã được thừa nhận và bước đầu được tạo lập khuôn khổ pháp lí. Cơ chế quản lí kinh tế vĩ mô của nhà nước đã được định hình; hành lang pháp lí cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và các hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế dã đựoc xác lập. Các thủ tục hành chínhđã giảm bớt, tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước đã được đổi mới một bước quan trọng theo các yêu cầu của việc đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh. Chính sách chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực đang được tăng cường trên cơ sở phát huy năng lực của nền kinh tế đất nước.
Đánh giá tình hình chung sau 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000, Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đó là tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế .
Đặc biệt là nhà nước đã kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng XHCN; cơ cấu nền kinh tế quốc dân từ chỗ chủ yếu có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể nay đã huyển sang nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần trong đó nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Đời sống nhân dân những năm qua được cải thiện, đất nước đã ra khỏi khủng hoaảng kinh tế-xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu gây ra; phá được thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, không để bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế ở một số nước Châu Á mà hậu quả của nó đối với Việt Nam cũng khá nặng nề, tình hình chính trị-xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường.

3.2.Những tồn tại và bất cập trong tổ chức, quản lí kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Mỗi bước phát triển kinh tế đều thể hiện mặt thành công và những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước. Nhìn chung, những tồn tại và bất cập trong hoạt động quản lí kinh tế của Nhà nước hiên nay thể hiện trên những điểm chủ yếu sau:
*Về hệ thống pháp luật và các công cụ quản lí vĩ mô khác của Nhà nước
Biểu hiện chung là chính sách đối với các thành phần kinh tế của Nhà nước hiện nay chưa thật sự đồng bộ và nhất quán. Trong thực tế từ các nguyên tắc hiến pháp cho đến các đạo luật, các văn bản duới luật và hoạt động thực thi chính sách hàng ngày của các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước… là cả chặng đường dài mà ở đó có thể có sự khúc xạ, biến tướng so với các chủ trương, chính sách lớn. Chẳng hạn, giá dịch vụ các loại, giá thuê đất, chế độ tín dụng khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa được hình thành đồng bộ, môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng chưa đượctạo lập đầy đủ. Trong chính sách, thể chế quản lí của Nhà nước còn tồn tại những hình thức bao cấp, vẫn mang tính chất “xin-cho” gắn với thủ tục phiền hà, thiếu công khai nhưng lại có nhiều mặt buông lỏng quản lí, không giữ được trật tự, kỉ cương (Báo cáo của Chính phủ tại kì họp Quốc hội khóa X, 2000)
Từ năm 2000, Việt Nam đã khắc phục đượ tình trạng suy giảm nhuưg nhìn chung, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động của Việt Nam chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Lao động trong nông nghiệp chiếm 67%; xuất khẩu chủ yếu là hàng nguêyn liệu thô hay hàng gia công, đời sống kinh tế-xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, tình trạng phân hóa giàu nghèo, chênh lệch thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn còn cao.. (theo “Kinh tế Việt Nam trong quá trình cải cách”,Cải cách kinh tế, tài chính Việt Nam& Trung Quốc và thành tựu và triển vọng, Nxb. Tài chính,tác giả Nguyễn Công Nghiệp, H, tr.14)
Trong gần 20 năm đổi mới đất nước, bên cạnh những kết quả đã đạt được, về xây dựng hệ thống pháp luật cũng như hoạt động thi hành pháp luật và giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong các tầng lớp nhân dân còn nhiều vấn đề cần khắc phục để phát triển kinh tế-xã hội theo chiều sâu của sự nghiệp đổi mới đất nước. So với nhu cầu của đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội hiên nay thì có thể thấy hệ thống pháp luật còn những khuyết điểm như sau :
Chúng ta vẫn còn thiếu pháp luật trong một số lĩnh vực quan trọng như cạnh tranh, chốn độc quyền; chứng khoán; kiểm toán; kế toán, thốn kê; kinh doanh bất động sản
Luật pháp của nhà nước ta vẫn chưa đồng bộ, phần lớn chỉ dưừnglại ở các nguyên tắc chung, muốn đi vào cuộc sống phải ban hành nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn chi tiết mà nhiều khi việc này còn chậm trễ. Pháp luật về kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh thậm chí còn mâu thuẫn ,thiếu tính minh bạch và tính xác định gây khó khăn cho việc sử dụng pháp luật của các nhà đầu tư.
Nhà nước ta có bộ máy thi hành pháp luật khá đồ sộ nhưng hiệu lực và hiệu quả còn chưa tương xứng; năng lực cán bộ, công chức nhà nước còn yếu; việc giải quyết các treanh chấp kinh tế, dân sự còn chậm . Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật còn kém, trong đời sống kinh tế-xã hội còn nhiều vi phạm nư kinh doanh trái phép, buôn lậu, hàng giả, trốn thuế, nợ đọng thuế … Cùng đó, Luật pháp nhà nước ta hay phải sửa đổ,i bổ sung cũng có mặt trái là không đảm bảo được tính ổn định cho sự vận hành của các quan hệ kinh tế
Thêm nữa, pháp luật kinh tế thiếu nhiều cơ chế kiểm soát thông qua thị trường, ít mang tính chất cuủa”luật tư” (xem “Mấy điều về pháp luật kinh tế Việt Nam hiện nay”-Nguyễn Am Hiểu, Tạp chí Luật học, số 3/1999, tr.25).Nhìn chung pháp luật hiện hành còn đang thể hiện những điểm mâu thuẫn, bất cập trong hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước. Đó là mâu thuẫn trong việc thừa nhận nền kinh tế thị trường theo nguyên tắc tự do kinh doanh mà trên thực tế các cơ chế chính sách, các quy định cụ thể vẫn còn nặng về thủ tục hành chính.Ngaòi ra, hệ thống pháp luật kinh tế của VIệt Nam còn nhiều sự khác biệt với hệ thống pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới.
* Về việc thực hiện chức năng quản lí đối với kinh tế Nhà nước
Tình hình chung hiện nay của khu vực kinh tế nhà nước ở Việt Nam cho thấy một số doanh nghiệp vươn lên thích ứng với cơ chế thị trường và phát huy được tác dụng tích cực nhưng nhìn chung hiệu quả kinh doanh cảu các doanh nghiệp nhà nước còn thấp, việc sử dụng các nguồn lực của kinh tế nhà nước còn hạn chế và lãng phí. Nhiều daonh nghiệp thua lỗ kéo dài, chưa được sắp xếp lại.Chủ trương cổ phần hóa, đổi mới quan hệ sở hữu và cơ chế quản lí doanh nghiệp nhà nước tiến hành vẫn còn chậm.Hệ thống cơ chế, chính sách đối với kinh tế nhà ước vẫn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa tạo ra được cơ sở pháp lí vững chắc đẻ cho các chủ thể kinh tế nhà nước tham gia cạnh tranh.
Hiện nay, các tổng công ty nhà nước còn nhiều vấn đề bất cập về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động, chưa thật sự thể hiện được vai trò của mình như là tất yếu kinh tế-xã hội mà còn mang nặng tính hành chính. Đảng cộng sản Việt Nam cũng nhận dịnh là khu vực nhà nước chậm được sắp xếp củng cố và đổi mới… Còn một bộ phận không ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thiếu năng động, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước (theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr.52)
*Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Từ nguyên tắc chung về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở tập trung thống nhất quyền lực nhà nước. Hiện nay cũngcòn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết theo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn còn những bất hợp lí, thiếu cơ sở khoa học, tình trạng chồng lấn chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền còn khá phổ biến.Các bộ quản lí ngành kinh tế và bộ tổng hợp chưa có tiêu chí khoa học để phân biệt, có bộ chỉ thực hiện một chức năng. Sự phân công, phối hợp giữa các bộ với nhau, giữa bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lí kinh tế-xã hội chưa thật rõ ràng và hợp lí. Nhìn chung, như nhận định của chính phủ VIệt Nam về htực trạng nền hành chính hiện nay là tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng, nấc: cách quản lí hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt (theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010)
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động tư pháp ngày càng được nhà nước chú trọng là điều tất yếu, bởi lẽ tính hoàn chỉnh và cân đối của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một trong những biểu hiện cho tính thống nhất của quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng phải thấy việc kiểm soát các quan hệ kinh tế -xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường là lĩnh vực còn mới đối với cơ quan tư pháp Việt Nam. Hiệu quả hoạt động tư pháp hiện nay phản ánh tình trạng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy cũng như năng lực quản lí cán bộ của ngành tư pháp Việt Nam đang còn nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết

4.2.Hoàn thiện các công cụ quản lí vĩ mô khác:
Mỗi công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước tồn tại trong mối liên hệ với các cộng cụ khác cũng như với các công cụ quản lí xã hội nói chung. Vì thế, để hoàn thiện các công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước trước hết phải chú ý tính hệ thống của các laọi công cụ. Tính hệ thống của cac loại công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước quyết định các định hướng cho việc xây dựng và sử dụng các công cụ quản lí vĩ mô là:
Thứ nhất là đảm bảo tính đồng bộ. Đây là nguyên tắc quyết định chất lượng và hiệu quả của hệ thống công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước. Nguyên tắc đồng bộ yêu cầu các công cụ phải nhất quán về mục tiêu điều chỉnh, hướnh điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. Do vậy, Nhà nước nên có quan điểm , chính sách tổng thể về xây dựng và sử dụng các công cụ quản lí kinh tế trong chiến lược chung về phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai là về nguyên tắc phân công chức năng. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng và sử dụng hệ thống công cụ quản lí vĩ mô phải phát huy được khả năng điều chỉnh của mỗi loại công cụ, tránh tình trạng chồng chéo chức năng làm suy giảm vai trò của các công cụ.
Nhà nước cần luật hóa việc xây dựng và sử dụng các công cụ quản lí vĩ mô. Điều đó không có nghĩa là Nhà nước phải luật hóa toàn bọ các công cụ quản lí vĩ mô hay các lĩnh vực hoạt động xã hội mà là tạo cho các công cụ đó cơ sở pháp lí, những giới hạn về phạm vi điều chỉnh trên cơ sở phát huy vai trò cua rpháp luật và nỗi loại công cụ quản lí vĩ mô khác. Đối với chính sách: Các chính sách lớn, có tính định hướng lâu dài cần được thể chế hóa thành nguyên tắc hiến pháp.Với các chính sách khác, tùy theo tính chất, phạm vi tác động có thể luật hóa ở mức độ khác nhau. Các chủ trương, biện pháp quản lí của Nhà nước cũng cần được chuẩn bị về dư luận xã hội, không nên vội vã ban hành khi chưa có điều kiện chín muồi. Đối với kế hoạch vĩ mô và các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng, Nhà nước cần tập trung tăng cường chất lượng khâu dự báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội, xác định các nghĩa vụ pháp lí của những cơ quan, tổ chức và nhân viên hữu trách đối với chất lượng của kế hoạch vĩ mô cũng như các giải pháp tài chính, tiền tệ. Đây là vấn đề trách nhiệm của Nhà nước trước toàn xã hội.Cái đảm bảo cho tính định hướng của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường là các chính sách về đòn bẩy kinh tế như thuế, tín dụng hay đơn đặt hàng, thu mua, dự trữ quốc gia… thông qua đó mà Nhà nước hướng các chủ thể kinh tế đi tới các mục tiêu được nêu ra trong kế hoạch. Muốn vậy, Nhà nước cần tăng cường chất lượng thông tin và dự báo kinh tê-xã hội, khắc phục được lối làm kế hoạch chủ quan hay đơn giản, chung chung không tuân thủ các nguyên tắc hoạt động kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường. Như thế, Nà nước cũng cần pháp luật hóa các công cụ điều tiết vĩ mô,các đòn bẩy kinh tế để nâng cao hiệu quả tác động của các laọi công cụ này

4.3. Hoàn thiện cơ chế quản lí đối với kinh tế Nhà nước
Mục tiêu của những biện pháp đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước hiện nay là khắc phục những yếu kém, bất cập hiện tại của hệ thống các chủ thể kinh tế nhà nước, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, tôn vinh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Nội dung các chủ trương, chính sách về phân loại, sắp xếp, cổ phần hóa; giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước; hình thành các tập đoàn kinh doanh lớn (tổng công ty) do Nhà nước chi phối; xác định cơ chế mới trong quản lí vốn, tài sản của Nhà nước tại doang nghiệp đã được phản ánh trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây có thể coi là biện pháp tổng thể nhằm đạt được mục tiêu trên. Cho nên, để hoàn thiện cơ chế quản lí đối với kinh tế nhà nước hiện nay cần quán triệt các giải pháp sau:
-Nhà nước cần có biện pháp để chuyển mạnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng tinh giản
-Nhà nước cần tiếp tục cụ thể hóa và giải quyết những vướng mắc trong việc thực thi chính sách cổ phần hóa; chính sách giao, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, nhất là xử lí nợ của doanh nghiệp nhà nước góp phần làm lành mạnh hóa chính sách tài chính với doanh nghiệp nhà nước;
-Hoàn thiện chính sách phát triển các tổng công ty nhà nuớc, khắc phục tính hành chính trung gian của các tổng công ti để các tổng công ti có thể phát huy được vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc dân như là tất yếu kinh tế;
-Hoàn thiện các chính sách phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế nhà nước thuộc hệ thống phi doanh nghiệp như hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, các cơ sở nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục đào tạo, thông tin…
-Tiếp tục xóa bỏ chế độ cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang cơ chế tài chính mới là cơ chế thương mại thay vì cơ chế hành chính như trước đây.
Trong nền kinh tế thị trường, sở hữu nhà nước cần chuyển đổi sang hình thức giá trị . Nhà nước cần hoàn thiện các định chế tài chính mới như các công ti tài chính hạot động kinh doanh vốn nhà nước với tư cách là doanh nghiệp độc lập với hệ thống cơ quan chính quyền. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính hiện hành của tổng công ti, mở rộng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công ti tài chính trong tổng công ti. Hoạt động kinh doanh vốn của các công ti tài chính sẽ tạo ra cơ chế tài chính để sử dụng có hiệu quả vốn nhà nước, khắc phục được tình trạng biệt lập cũng như tình trạng “vô chủ” của tài sản nhà nước trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung; phát huy được năng lực của thành phần kinh tế, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cùng chia sẻ rủi ro, cùng gánh chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi ích. Cơ chế tài chính này xác định mối quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp nhà nước có cùng tính chất như quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, cần nhận thức đầy đủ các vấn đề sau:
1.Vấn đề nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước hiện nay đang được đặt ra như là nhiệm vụ to lớn và cấp thiết theo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường dịnh hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo sự vận hành tự do và an toàn của nền kinh tế thị trường, phát triển hài hòa về kinh tế và xã hội, quản lí kinh tế bằng pháp luật. Các nguyên tắc này qui định phương hướng chung cho các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước theo yêu cầu của quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các công cụ quản lí vĩ mô khác của Nhà nước là giải pháp có ý nghĩa tiên quyết để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước bởi lẽ trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiệu lực, hiệu quả của công cụ quản lí vĩ mô quyết định hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước. Bên cạnh việc hoàn thiện các công cụ quản lí vĩ mô khác thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật được coi là giải pháp quan trọng nhật vì pháp luật là laọi công cụ đặc thù của Nhà nước, có năng lực điều chỉnh phát triển nhất với các quan hệ kinh tế - xã hội. Khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cần chú trọng tính đồng bộ của các công cụ, đảm bảo sự quản lí vĩ mô của Nhà nước đồng thời tôn trọng nguyên tắc tự do kinh doanh cũng như hàng loạt các yêu cầu khác có liên quan như đảm bảo hiệu lực thực hiện, đảm bảo tính mở cửa của hệ thống pháp luật thông qua những giải pháp cụ thể như cải cách hoạt động xây dựng pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển pháp luật phù hợp với chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế…
3. Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện cơ chế quản lí đối với kinh tế Nhà nước được coi là giải pháp quan trọng và hết sức cấp bách, quyết định sự thành công của việc chuyển đổi nội dung và cách thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước. Giải pháp này cần tập trung theo hướng chuyển cơ chế sử dụng vốn Nhaànước mang tính hành chính như trước đây sang cơ chế sử dụng vốn mang tính thương mại thông qua hoạt động của các định chế tài chính của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy Nhà nước là giải pháp lớn quyết định việc thể hiện bản chất nhân dân của Nhà nước, quyết định hiệu quả của cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước. Trên nguyên tắc thống nhất quyền lực đồng thời có sự phân công và sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực thi quyền lực Nhà nước, việc tổ chức bộ máy tinh gọn, đa năng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh là những yêu cầu khách quan đồng thời cũng là các giải pháp cần thiết để bộ máy Nhà nước có thể chuyển tải được tốt nhất chức năng kinh tế của Nhà nước.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Xuất phát từ bản chất giai cấp – xã hội, các Nhà nước trong lịch sử từng tác động mạnh mẽ đến các quá trình phát triển kinh tế, thể hiện vai trò tích cực, chủ động của mình đối với các quan hệ kinh tế. Từ đó hình thành nên chức năng kinh tế của Nhà nước với tính cách là chức năng thể hiện các giá trị đặc thù của Nhà nước. Nhưng để nhận thức vấn đề này, xã hội phải trải qua những bước phát triển, những biến cố chính trị, kinh tế theo nhiều mô hình thực tiễn và lý thuyết khác nhau. Thực tế và cả lí luận đều khẳng định vai trò kinh tế của Nhà nước ở các nước, đồng thời vai trò đó rộng hẹp, nông sâu, trực tiếp hay gián tiếp là do bản chất của nền kinh tế qui định và được phản ánh qua lăng kính của lực lượng nắm quyền quản lí xã hội
Lịch sử phát triển của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng khẳng định là không thể phát triển kinh tế nếu không có vai trò của Nhà nước. Thực tiễn gần hai thập kỉ chuyển đổi những nội dung và cách thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nề kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đem lại nhiều bài học quí để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong chặng đường đổi mới tiếp theo. Nhưng hiện nay thực tiễn quản lí nhà nước về kinh tế ở Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mới mà để giải quyết tốt thì cần có sự nghiên cứu, luận giải một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
Kinh tế là lĩnh vực nền tảng của đời sống xã hội nhưng kinh tế không cô lập với các hoạt động và nhu cầu của con người. Vì vậy, quản lí Nhà nước về kinh tế không thể tách rời quản lí Nhà nước ở các lĩnh vực khác. Chính sách, pháp luật và công cụ quản lí kinh tế của Nhà nước phải đồng bộ với chính sách pháp luật và công cụ quaảnlí Nhà nước trong mọi lĩnh vực. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xây dựng đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đếnnăm 2020, về cơ bản Việt Nam đã trở thành nước công nghiệp. Trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự lớn mạnh vượt bậc của lực lượng sản xuất trên thế giới mà biểu hiện đặc biệt là kinh tế tri thức thì Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác mà phải nhanh chóng tiếp cận tri thức và công nghệ mới để hiện đại hóa nền kinh tế cũng như xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam-Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.Tư pháp
2.Giáo trình lí luận chung về Nhà nước và pháp luật, khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia.
3.Những vấn đề cơ bản của môn học lí luận chung về Nhà nước và Pháp luật, TS. Nguyễn Văn Động, Nxb.CAND.
4.Chức năng kinh tế của nhà nước, lí luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Tác giả Trần Thái Dương, Nxb.CAND.
5. Đổi mới và thực hiện đồng bộ các chính sách, cơ chế quản lí kinh tế. Nxb.Chính trị quốc gia-Tập thể tác giả.
6. “Tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến vai trò của Nhà nước ”.Tác giả Nguyễn Bá Diễn.Tạp chí Nhà nước và pháp luật tháng 5(193)/2004.
7. “Về vai trò và chức năng của Nhà nước”.Tác giả Nguyễn Thị Hồi.Tạp chí Nhà nước và pháp luật tháng 11(199)/2004, tr.3

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Một số khái niệm cần biết liên quan đến vấn đề chức năng tổ chức, quản lí kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
2.Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.Thực trạng tổ chức, quản lí kinh tế của nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam hiện nay
3.1.Khái quát về thành tựu đạt được trong việc tổ chức, quản lí kinh tế của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
3.2.Những tồn tại và bất cập trong tổ chức, quản lí kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
3.3.Nguyên nhân những tồn tại và bất cập
4.Phương hướng nâng cao hiệu quả chức năng kinh tế
4.1.Chiến lược phát triển pháp luật và hoàn thiện hệ thống kinh tế
4.2.Hoàn thiện các công cụ quản lí vĩ mô khác:
4.3. Hoàn thiện cơ chế quản lí đối với kinh tế Nhà nước


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chức năng tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của nhà nước việt nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D Kĩ năng & Quy trình Tổ chức sự kiện Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị Luận văn Sư phạm 1
P Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu tại Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích khả năng hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh Kiến trúc, xây dựng 0
M Quá trình hình thành, phát triển của công ty và cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
M Quá trình hình thành - Phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cục hàng không dân dụng Luận văn Kinh tế 0
B Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top