tekening_van

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

A.LỜI MỞ ĐẦU
Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ giao lưu văn hoá đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong quá trình giao lưu văn hóa với các nước phát triển, chúng ta đã tiếp thu nhiều tác phẩm tiêu biểu và nhiều kinh nghiệm sáng tạo. Giao lưu văn hoá giúp giới thiệu lịch sử, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới và giúp ngăn ngừa và đấu tranh chống sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa độc hại. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, quả thực giao lưu văn hoá đã có những bước phát triển đột biến và Việt Nam đã làm những gì để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc chính là đề tài mà em chọn trong bài viết này.
Trong qua trình làm bài, bài viết của em còn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!
B.NỘI DUNG
I. Giao lưu và tiếp biến trong tiến trình văn hoá
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hay cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế...
Trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân"(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 213)
Như vậy giao lưu và tiếp biến văn hoá có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển văn hoá của một dân tộc. Nhưng giao lưu như thế nào, tiếp biến như thế nào để vừa giữ gìn, bảo tồn, vừa phát triển văn hoá dân tộc. Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta nhất là trong thời đại ngày nay.
II. Những bước phát triển đột biến của giao lưu văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những cách sống và thế giới quan khác nhau. Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới. Cho đến nay, khi bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ. Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, nhờ mạng internet, điện thoại di động, điện thoại truyền hình, nhờ vô số các kênh truyền thanh và truyền hình quốc tế, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ nghệ giao thông nội địa và quốc tế, nhất là kỹ nghệ hàng không, v.v., cơ hội giao lưu, giao tiếp đối thoại, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế lịch sử không thể tránh khỏi, lôi cuốn tất cả các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Ngày nay, thế giới đang bộc lộ khuynh hướng đa dạng hoá các nền văn hoá và phát triển được xem như là sự gia tăng trong giao lưu toàn cầu một cách chặt chẽ. Những nghiên cứu liên văn hoá cũng như nghiên cứu về các nền văn minh thế giới đã trở thành một ngành nghiên cứu ngày càng phát triển với tính cách một khoa học liên ngành được giới học thuật quốc tế rất quan tâm.
Văn hoá theo nghĩa rộng (bao gồm văn hoá tinh thần, văn hoá hệ thống, văn hoá vật chất) là ý nghĩa cụ thể của văn minh; còn văn hoá theo nghĩa hẹp là triết học với tính cách hạt nhân lý luận và hình thái tinh thần của văn minh chính là hiện thân của hệ tư tưởng thời đại (tinh thần thời đại).
Trong quá trình lịch sử lâu dài, các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo nên những nền văn hoá, những truyền thống, những niềm tin, những giá trị riêng biệt của họ; đã sinh thành những nền văn minh lâu đời và đa sắc. Theo quan điểm toàn diện về lịch sử, một hình thức văn minh không thể khởi phát và tiến bộ trong sự tự khép kín và tách biệt. Xu thế chủ đạo trong tiến trình vận động của nền văn minh thế giới là các nền văn minh khác nhau luôn được làm phong phú và phát triển trong sự giao lưu hài hoà và học tập lẫn nhau. Giao lưu liên văn hoá đã trở thành một động lực thúc đẩy sự tiến triển của các nền văn minh thế giới qua mọi thời đại.
Phải thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa với ý nghĩa là cội rễ của dân tộc, cái vốn của riêng mình. Điều cơ bản và trước hết là phải làm kỳ được việc thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa, để cho cốt cách văn hóa dân tộc thấm sâu vào tâm lý quốc dân. Một khi sao nhãng công việc đó thì tự mình sẽ đánh mất mình. Nhưng trong nội hàm giữ gìn bản sắc đã chứa đựng phát huy, giao lưu, trao đổi, xâm nhập và hội nhập các giá trị văn hóa rồi: Bởi vì văn hóa là đối thoại và đa dạng vì phát triển. Nhà văn hóa lớn G. Nê-ru (Ấn Độ) hoàn toàn có lý khi cho rằng, "người ta không thể sống cho một mình với cội rễ". Thậm chí cội rễ đó cũng sẽ khô héo nếu nó không vươn ra dưới mặt trời và không khí tự do; chỉ khi đó cội rễ mới mang dinh dưỡng đến cho anh. Chỉ khi đó cuộc sống mới đâm cành trổ hoa"(5).
Kết hợp chặt chẽ việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa độc hại. Đó là mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc với tiếp thu tinh hoa, giữa truyền thống – tiếp biến và đổi mới, để bồi bổ cho một nền văn hóa dân tộc cường tráng, với các yếu tố nội sinh sung mãn.
7.Quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng là quá trình xâm nhập văn hóa, quá trình tự thân vận động, tự ý thức, tự khám phá, tự tái tạo từ ta và từ người. Cái khó ở đây là, làm thế nào để có được sự công bằng giữa gốc rễ và hoa lá trên cành; giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh khi các yếu tố đó luôn có mối quan hệ biện chứng. Câu trả lời phải được tiếp tục suy nghĩ từ quá khứ và thực tiễn hôm nay. Nhưng trước mắt chúng tui vẫn phải trở lại, vận dụng sáng tạo và phát triển những luận đề của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước… Người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ". "Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng và ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn". "Đem sức ta mà giải phóng cho ta", "Muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã". Về văn hóa, cần hiểu đó là sự bảo tồn, chấn hưng nền văn hóa dân tộc để làm cơ sở định hướng cho việc mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế. Đồng thời phải kết hợp một cách chặt chẽ, khoa học, tinh tế, có lý có tình giữa "pháp trị" – mà đặc biệt là vai trò quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế – xã hội – với "đức trị" mà chủ yếu là giáo dụctính nhân văn, đạo đức. Ở một ý nghĩa nào đó, là kết hợp giữa "xây" và"chống", trong đó "xây" là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài. Phải nhận thức con người là điểm xuất phát cũng là mục tiêu của sự phát triển. Phải đào tạo con người cả về nhân cách và về trí tuệ. Trong nhân cách có trí tuệ. Trí tuệ càng cao, nhân cách càng phải lớn. Chỉ có nhận thức như vậy mới tạo nên một Việt Nam ổn định, phát triển bền vững trong quá trình giao lưu, hội nhập.


C.KẾT LUẬN
Ta có thể nhận thấy, việc giao lưu văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá đã có những bước phát triển đột biến, từ những thời xa xưa, con người đã biết giao lưu văn hoá để mở rộng nền văn minh cho thế giơi. Khi thời đại mới,vấn đề đó lại càng trở nên phổ biến, giúp cho các nước chậm phát triển có cơ hôị trở thành các nước phát triển. Thực tế cho thấy, trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam cũng không thể nào ngoại trừ xu thế riêng đó, giao lưu hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá là điều tất yếu, nhưng “hoà nhập nhưng không hoà tan”, tiếp thu văn hoa lớn của nhân loại nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc đó chính là một vấn đề được nói đến trong thời điểm hiện nay.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Văn học cách mạng Việt Nam nhìn từ góc độ giao lưu và hội nhập với thế giới Luận văn Sư phạm 0
H Vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong giao lưu và hội nhập của văn học Việt Nam với thế g Luận văn Sư phạm 0
S Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến nay Văn hóa, Xã hội 2
D Giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan từ 1976 đến nay Lịch sử Việt Nam 1
D Mối quan hệ kinh tế và giao lưu văn hoá Việt – Thái trong lịch sử Lịch sử Việt Nam 3
P Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung - Việt qua quá trình giao lưu văn Kinh tế quốc tế 0
N Nghiên cứu giải pháp chuẩn hóa hồ sơ giao nộp vào lưu trữ hiện hành ở cơ quan văn phòng trung ương Đ Văn hóa, Xã hội 0
X Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa có những bước phát triển đột biến như thế nà Văn hóa, Xã hội 0
T Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top