robottocnau

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các Nông trường cao su trực thuộc Tổng công ty cao su Đồng Nai

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
5. Kết quả của đề tài 2
6. Kết cấu của Luận văn 2

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY
CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA 3

1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giá trị vườn cây cao su 3
1.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp 3
1.1.2. Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước 3
1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 3
1.1.4. Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa 3
1.2. Vai trò lợi ích của cây cao su trong nền kinh tế quốc dân 4
1.2.1. Về kinh tế 4
1.2.2. Về mặt xã hội 5
1.2.3. Về môi trường 6
1.2.4. Về an ninh quốc phòng 6
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật kinh doanh cao su thiên nhiên ảnh hưởng đến việc xác
định giá trị vườn cây 6
1.3.1. Chu kỳ kinh doanh dài, năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào nhiều
yếu tố 6
1.3.2. Giá trị thanh lý vườn cây do nhiều yếu tố quyết định 7
1.3.3. Giá trị vườn cây cao su gắn liền với giá trị đất 8
1.3.4. Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất lớn, kỹ
thuật khai thác nghiêm ngặt 8
1.4. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 10
1.4.1. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản 10
1.4.1.1. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản 10
1.4.1.2. Các khoản không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa 11
1.4.1.3. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp 12
1.4.1.4. Giá trị quyền sử dụng đất 12
1.4.1.5. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp 13
1.4.1.6. Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa các
doanh nghiệp khác 14
1.4.2. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 14
1.4.2.1. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiến chiết khấu
14
1.4.2.2. Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết
khấu 15
1.4.3. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp so sánh 16
Kết luận chương I 17

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU
ĐỂ CHUẨN BỊ ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI 18

2.1. Tổng quan về Tổng công ty cao su Đồng Nai 18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18
2.1.2. Mô hình tổ chức 21
2.2. Thí điểm cổ phần hóa nhà máy chế biến Hàng Gòn 23
2.3. Xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa Nông trường cao
su Hàng Gòn và Nông trường cao su Ông Quế 24
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị
đi vào cổ phần hóa tại Tổng công ty cao su Đồng Nai 27
2.4.1. Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su 27
2.4.2. Giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây cao su 28
2.4.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đến giá trị vườn cây 29
2.4.4. Phương pháp xác định hiện giá của giá trị thanh lý khi xác định giá trị vườn
cây cao su 32
Kết luận chương 2 35

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN
CÂY CAO SU KHI ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI 36

3.1. Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su 36
3.2. Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su 38
3.3. Xác định giá trị vườn cây cao su loại trừ giá trị thanh lý vườn cây 40
Kết luận chương 3 43

Kết luận và kiến nghị 44
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.1. đoán nhu cầu cao su thiên nhiên (NR) và cao su nhân tạo (SR) đến năm
2020 5
Bảng 1.2. Trữ lượng gỗ của một số giống cao su 5
Bảng 2.3. Xếp hạng và hệ số vườn cây khai thác dựa vào mật độ cây cạo 26


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty cao su Đồng Nai 22

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.3. Biểu đồ phân bổ sản lượng khai thác trong năm 9
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh thu của Tổng công ty cao su Đồng Nai 20
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài :

Ở nước ta, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh.
Trải qua gần 15 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểm vào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm 1996, kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước về cơ bản là tích cực. Qua cổ phần hóa đã giảm bớt được những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả đồng thời hình thành mới loại hình doanh nghiệp đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệm của các nhà đầu tư cũng như người lao động vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy những mặt tích cực của cổ phần hóa đã thể hiện rõ, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc đã phát sinh không chỉ trong quá trình tổ chức thực hiện mà ngay cả đối với doanh nghiệp đã được cổ phần hóa cũng cần hoàn thiện thêm ở nhiều mặt, cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nông nghiệp vướng mắc lớn nhất là việc xác định giá trị vườn cây liên quan đến quyền sử dụng đất, cây trồng và những tài sản trên đất phục vụ cho kinh doanh sản xuất.
Chính vì vậy việc nghiên cứu xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nói chung và Tổng Công ty cao su Đồng Nai nói riêng nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa là rất cần thiết và mang tính thời sự.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tui xin chọn đề tài nghiên cứu là: “ Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp một phần kiến thức nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai trong thời gian tới.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Mục đích hệ thống hóa lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên làm cơ sở để phân tích thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su tại Tổng công ty cao su Đồng Nai. Trên cơ sở đó phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài :

Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và xác định giá trị vườn cây cao su phù hợp với đặc điểm sinh học riêng của nó với những quy luật của kinh tế thị trường và những văn bản hiện hành của nhà nước về định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa.

5. Kết quả của đề tài :

Đề tài đã đưa ra những phương pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn về cách xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá các nông trường trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.

6. Kết cấu của Luận văn :

Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa.
Chương 2: Thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện việc xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA.

1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giá trị vườn cây cao su :
1.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp :
Doanh nghiệp nông nghiệp là những tổ chức kinh doanh có sử dụng đất đai để kinh doanh chủ yếu các loại cây trồng, vật nuôi và các hoạt động mang tính sinh học, như các tổ chức kinh doanh cao su, cà phê, mía, lúa, chăn nuôi bò, gà, heo,… chúng được gọi là doanh nghiệp nông nghiệp.
1.1.2. Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước :
Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước là doanh nghiệp nông nghiệp do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích theo Luật doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao.
1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước :
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, từ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (Nhà nước có thể vẫn tham gia với tư cách là một cổ đông hay không tham gia), đồng thời chuyển doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần, tổ chức hoạt động theo quy định trong Luật doanh nghiệp.
Vì vậy, muốn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước điều trước hết phải xác định được giá trị doanh nghiệp một cách khách quan.
1.1.4. Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa :

Giá trị vườn cây cao su là một phần không thể tách rời trong tổng tài sản của doanh nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên. Việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên là xác định đúng giá trị vườn cây làm cơ sở để đưa ra một mức giá thích hợp đối với phần vốn mà Nhà nước đã đầu tư hình thành tài sản là vườn cây cao su. Trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp thì giá trị tài sản là vườn cây cao su chiếm trên 70%, do đó việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa là một công việc yêu cầu có tính chính xác cao nhằm xác định đúng giá trị và giá cả của doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên để có thể tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và trao đổi, giao dịch trên thị trường.
1.2. Vai trò lợi ích của cây cao su trong nền kinh tế quốc dân :
1.2.1. Về kinh tế :
Cây cao su là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao. Đây là loại cây mà sản phẩm của nó chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Kinh doanh cao su thiên nhiên xét về mặt kinh tế có thể nói cho lợi nhuận “KÉP“ từ sản phẩm chính đó là mủ và gỗ, trong khi thu hoạch sản phẩm từ mủ thì giá trị cây ngày càng tăng trưởng cho nguồn thu từ gỗ khi thanh lý.
+ Mủ cao su : Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ (Natural Rubber - NR) với nhiều loại sản phẩm đa dạng như CV, SVRL, SVR 3L, SVR 5L, SVR 10, SVR 20, Latex… Có các đặc tính đặc biệt hơn hẳn cao su nhân tạo về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống nứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ sát, dễ sơ luyện,… Sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên là một trong những nguyên liệu cần thiết của nhiều ngành công nghiệp hiện đại trên thế giới, xếp thứ tư sau dầu mỏ, than đá, sắt thép và đặc biệt là không thể chế biến được cao su nhân tạo có đặc tính như cao su thiên nhiên. Sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên có trên 50 ngàn công dụng khác nhau và rất cần thiết đối với ngành công nghiệp ô tô, máy bay, sản xuất công cụ y tế và nhiều ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng khác.
+ Gỗ cao su : Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, trên một ha trung bình có thể thu được khoảng 160 m3 gỗ nguyên liệu với giá trị thanh lý khoảng 80 triệu đồng (theo thời giá hiện nay), đủ để tái canh được khoảng 2 ha cao su kiến thiết cơ bản. Gỗ cao su đã được chế biến để sản xuất bàn, ghế, tủ, giường,… có giá dao động từ 600 - 900 USD/m 3.
Kết luận chương 3:
Chương 3 đã nêu ra một số quan phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su trong việc định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Việc xác định giá trị vườn cây cao su là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Khi xác định giá trị vườn cây cao su phải tính đến cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cây cao su. Định giá trị vườn cây phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su. Và xem xét lại việc tính hiện giá giá trị thanh lý vườn cây vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa như đã lập luận. Tất cả các phương pháp mà tui đề cập trong chương 3 là một số các phương pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc xác định một cách chính xác và khoa học giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai.



















KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN :

1. Cổ phần hóa là xu thế tất yếu phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển doanh nghiệp nhà nước một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ trong đó Nhà nước có thể là một trong những chủ sở hữu của công ty cổ phần. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là một chủ trương lớn được tiến hành rộng khắp với các doanh nghiệp của các ngành các cấp và thật sự có tác dụng tích cực tới sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước theo đúng nghĩa của nó nói chung và doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên nói riêng trong suốt 16 năm qua được triển khai rất chậm và rất lúng túng trong việc định giá trị doanh nghiệp, mà cụ thể là việc định giá trị đất nông nghiệp, giá trị vườn cây.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên thực chất là quá trình định giá trị doanh nghiệp để bán một phần hay toàn bộ vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp cho công chúng. Định giá trị doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên ở khu vực công nghiệp dịch vụ là việc làm bình thường như các lĩnh vực khác. Định giá trị doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp liên quan tới giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cây. Đây là một công việc hết sức mới và phức tạp bởi những đặc điểm đặc biệt của loại tài sản quyền sử dụng đất và tài sản vườn cây cao su.
KIẾN NGHỊ:
Đối với Tổng CTCS Đồng Nai :
(1) Hoàn thiện các tiêu chí hướng dẫn các đơn vị trong Tổng Công ty đánh giá chất lượng vườn cây phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng giống cây cao su và của từng vùng sinh thái khác nhau. Việc xác định chất lượng vườn cây không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định giá trị vườn cây mà quan trọng hơn trong việc quản lý vườn cây và tổ chức kinh doanh cao su thiên nhiên.
(2) Kiến nghị với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về phương pháp xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với chính quyền cấp Tỉnh :
UBND các Tỉnh xác định khung giá về quyền sử dụng đất (phần địa tô của Nhà nước) phù hợp với các loại cây trồng, từng vùng đất trên địa bàn Tỉnh vào những thời điểm cụ thể.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thí nghiệm xác định hàm lượng ion đồng theo phương pháp chuẩn độ tạo phức và xây dựng một số bài thí nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Xác định hàm lượng mangan trong nước sinh hoạt bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử Formaloxim Khoa học Tự nhiên 0
D XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITRIT TRONG THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG Khoa học Tự nhiên 0
D Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp để xác định một số kim loại nặng trong các đối tượng môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D sáng kiến kinh nghiệm phương pháp xác định nhanh số đồng phân hợp chất hữu cơ Luận văn Sư phạm 0
D Xây dựng phương pháp xác định một số kháng sinh β lactam trong nước thải nhà máy dược phẩm bằng sắc Y dược 0
D Xây dựng phương pháp Elisa gián tiếp xác định dư lượng Fluoroquinolone trong sữa Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định tạp pha trong Artesunat nguyên liệ bằng phương pháp HPLC Kiến trúc, xây dựng 0
P Xác định hàm lượng crôm trong nước thải bằng phương pháp trắc quang Luận văn Kinh tế 2
T Nghiên cứu phương pháp xác định doanh thu từ HĐCI trong lĩnh vực BC, VT của Tổng công ty BC-VT Việt Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top