maica1978

New Member
Download Đồ án Khai thác kỹ thuật hệ thống điều khiển lực kéo của xe MAGNUS
Mục lục

Trang
Mục lục : 1
Lời nói đầu : 2
Chương 1 : Tổng quan về TRC . 4
1.1 : TRC là gì ? 4
1.2 : Sự làm việc đồng thời giữa hệ thống ABS và TRC . 6
1.3 : Các thông số đặc trưng của xe MAGNUS -CLASSIC . 9
Chương 2 : Các bộ phận chính của TRC . 10
2.1 : Các loại cảm biến dùng trong TR 10 2.2 : Bộ chấp hành bướm ga phụ . 15
2.3 : Bộ chấp hành ABS . 18
2.4 : Bộ chấp hành phanh TRC . 20
2.5 : ECU TRC . 24
2.6 : Nguyên lý hoạt động . 28
Chương 3 : Bảo Dưỡng , sửa chữa . 31
3.1 : Kiểm tra - hệ thống chẩn đoán . 31
3.2 : Các hư hỏng và biện pháp khắc phục . 38
3.3 : Những điểm đặc biệt khi làm việc với TRC . 39
Chương 4 : Tính toán ổn định cho xe có hệ thống TRC . 41
Kết luận : 54
Tài liệu tham khảo : 55 Lời nói đầu

Hiện nay giao thông ở nước ta giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội . Số lượng , chủng loại ô tô ngày càng tăng , chất lượng đường giao thông không ngừng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách to lớn trong nước . Tốc độ chuyển động của ô tô ngày càng được nâng cao , do đó việc đảm bảo an toàn giao thông càng có tầm quan trọng đặc biệt để tránh tai nạn trên đường . Nhà nước và các cấp quản lý giao thông đã ban hành các chỉ thị các tiêu chuẩn quy định về an toàn kỹ thuật và vận hành cho các phương tiện giao thông trên đường .
Từ sau những năm 70 của thế kỷ XX , nhờ áp dụng những thành tựu mới của công nghệ điện tử , các hệ thống an toàn trên xe ngày càng được sử dụng rộng rãi như : Hệ thống chống hãm cứng bánh xe ( ABS ), hệ thống túi khí , hệ thống điều khiển lực kéo ( TRC ) . Các hệ thống này đã và đang được các hãng sản suất ô tô trên thế giới sử dụng như: DAEWOO , TOYOTA , FORD ...
Với đề tài " Khai thác kỹ thuật hệ thống điều khiển lưc kéo của xe MAGNUS " em đã giải quyết những vấn đề chính là :
Chương I : Khái quát chung về hệ thống điều khiển lực kéo .
Chương II : Các bộ phận chính của hệ thống điều khiển lực kéo .
Chương III : Bảo dưỡng , sửa chữa những hư hỏng thường sảy ra .
Chương IV : Tính ổn định của ô tô có hệ thống điều khiển lực kéo .
Trong thời gian làm đồ án em đã có nhiều cố gắng , tích cực và chủ động học hỏi , vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Em đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn nói riêng cũng như các thầy giáo trong bộ môn ô tô nói chung . Tuy nhiên do trình độ và khả năng có hạn nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn .
Cuối cùng em xin chân thành Thank thầy giáo -kĩ sư nguyễn văn anh nói riêng , các thầy giáo trong bộ môn ô tô nói chung đã giúp em hoàn thành đồ án này . Ngoài ra em cũng xin chân thành Thank thay mặt của các hãng : DAEWOO , TOYOTA , FORD ... đã cung cấp cho em những tài liệu để hoàn thành đồ án này .
Chương I : tổng quan về trc
I.1 : TRC là gì ?
Trong quá trình ô tô làm việc , điều kiện chuyển động của xe thay đổi liên tục . Nó phụ thuộc vào loại mặt đường , vào góc dốc và vào hướng gió. Sự thay đổi điều kiện chuyển động dẫn đến sự thay đổi tốc độ của ô tô thậm chí cả trong những điều kiện thuận lợi nhất ( khi ô tô chuyển động trên những đoạn đường hoàn toàn tốt ) thì tốc độ và giá trị lực kéo vẫn còn thay đổi trong suốt quá trình ô tô chuyển động .
Khi ô tô chuyển động trên những đoạn đường sấu yêu cầu lực kéo ở bánh xe chủ động phải lớn . Như vậy tất cả các nguyên nhân làm giảm công suất của động cơ và tăng lực cản trong hệ thống truyền lực ( các chi tiết bị mòn , đặt lực không đúng , điều chỉnh các chi tiết trong hệ thống truyền lực không đúng , yêu cầu kỹ thuật và thay đổi nhiên liệu cũng như dầu bôi trơn ) đều ảnh hưởng đến chức năng cơ động của ô tô . Đặc biệt điều kiện bám của bánh xe với mặt đường xấu và lực cản lăn tăng có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng cơ động của ô tô . Để khắc phục tình trạng này , đối với các xe thường làm việc trên loại đường sấu ta phải chọn đường kính và bề rộng của lốp tăng lên , giảm áp suất không khí trong lốp . Giảm áp suất không khí trong lốp để đạt được lực cản lăn nhỏ nhất , điều đó làm cho sự biến dạng của lốp lại tăng lên , làm tăng mô men bám , dẫn đến mặt đường bị phá hỏng làm cho bánh xe chủ động bị trượt quay . Ngược lại , khi tăng áp suất không khí trong lốp lại làm tăng sự biến dạng của đường .
Như vậy ở đường có hệ số ma sát thấp như đường tuyết , đường băng , đường ướt bánh xe chủ động sẽ bị quay tại chỗ nếu xe khởi hành hay tăng tốc nhanh , làm mất mát mô men chủ động và có thể làm trượt xe . Việc đảm bảo mô men phù hợp với hệ số ma sát trong các trường hợp này đôi khi không dễ dàng đối với người lái . ở phần lớn các trường hợp khi khởi hành xe đột ngột người lái đạp chân ga quá mạnh và làm bánh xe bị trượt quay mất mát lực kéo và mô men .
Chính vì vậy ở một số xe hiện nay có bố trí hệ thống điều khiển lực kéo ( gọi tắt là hệ thống TRC hay TCS -Traction control system .) . Hệ thống TRC xẽ giảm mô men xoắn của động cơ khi bánh xe bắt đầu trượt quay , không phụ thuộc vào ý định của người lái . Cùng lúc đó nó điều khiển hệ thống phanh , vì vậy giảm mô men truyền đến mặt đường tới một giá trị thích hợp . Vì vậy có thể khởi hành hay tăng tốc một cách nhanh chóng và ổn định

Như vậy , ô tô có hệ thống điều khiển lực kéo chuyển động ổn định hơn so với những xe không có hệ thống điều khiển lực kéo . Khi xe khởi hành hay tăng tốc trên đường có hệ số bám thấp , sự trượt giữa bánh xe chủ động với mặt đường sảy ra , ECU sẽ điều khiển để đóng bớt bướm ga phụ tuỳ theo tín hiệu được gửi đến , làm giảm mô men xoắn của bánh xe chủ động . Do đó ô tô không chỉ chuyển động ổn định hơn mà còn tiêu tốn ít nhiên liệu hơn trong cùng một điều kiện làm việc .

kết luận .
Qua gần 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp , nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn - TS nguyễn văn Bang nói riêng và các thầy giáo trong bộ môn ô tô nói chung , cùng với sự nỗ lực của bản thân . Đến nay đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành .
Trong thời gian làm đồ án đã giúp em hiểu rõ hơn các kết cấu , nguyên lý của các bộ phận , các chi tiết của ô tô . Ngày nay tốc độ chuyển động của ô tô ngày càng được nâng cao , do đó trên ô tô đòi hỏi phải được trang bị các thiết bị an toàn như : Hệ thống chống hãm cứng bánh xe ( ABS ) , hệ thống túi khí , hệ thống điều khiển lực kéo (TRC) , với các thiết bị an toàn này sẽ giúp người lái và hành khách tránh mọi rủi ro có thể sảy ra khi xe lăn bánh trên đường .
Với đề tài " Khai thác kỹ thuật hệ thống điều khiển lực kéo của xe MAGNUS " , em đã giải quyết những vấn đề chính sau :
Chương I : Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển lực kéo .
Chương II : Nguyên lý , cấu tạo của các bộ phận chính .
Chương III : Bảo dưỡng , sửa chữa những hư hỏng thường sảy ra .
Chương IV : Tính ổn định của xe có TRC so với xe không có TRC .
Một lần nữa em xin chân thành Thank sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn - ts nguyễn văn bang , các thầy giáo trong bộ môn ô tô nói riêng và các thầy cô giáo trong trường đại học giao thông vận tải nói chung , ngoài ra em xin chân thành Thank sự giúp đỡ tận tình của các hãng thay mặt như : DAEWOO , TOYOTA , FORD ...
Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót , kính mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp để đồ án được hoàn chỉnh hơn .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top