Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Triết học -- Trung tâm Đào tạo, Bồi dường giảng viên lý luận chính trị. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Phân tích vai trò, ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông (THPT), những nhân tố tác động tới quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay. Đánh giá tình hình giáo dục đạo đức trong các trường THPT ở tỉnh Hải Dương. Đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh THPT phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc CNH, HĐH ở nước ta hiện nay đang đặt ra những yêu cầu
to lớn về việc giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ. Tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Đảng ta đã xác định phải coi giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu "phải tăng cường giáo dục công dân,
giáo dục thế giới quan khoa học, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và
tiền đồ của đất nước” [7, tr.29]. Đến Đại hội X của Đảng, Đảng ta tiếp tục chủ
trương “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ
chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện
đại hoá, xã hội hoá” chất lượng nền giáo dục Việt Nam” [9, tr.95].
Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức
to lớn và toàn diện. Cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
đang dần phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc
đẩy nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế ở nước ta. Song kinh tế thị trường cũng
bộc lộ những mặt hạn chế ảnh hưởng tới đời sống tinh thần, đạo đức của các
giai tầng xã hội, theo đó dẫn đến sự thay đổi các bậc thang giá trị, thay đổi từ
nhận thức, quan điểm đến nội dung và cách thức đánh giá đạo đức trong mỗi
một con người, đặc biệt là học sinh. Nên việc định hướng những giá trị đạo
đức, những lối sống lành mạnh, tốt đẹp cho học sinh ngày càng trở nên cấp
bách và cần thiết.
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở bậc THPT đã có nhiều đổi mới từ
hơn 10 năm nay. Nội dung, chương trình của các môn học được biên soạn lại
cho phù hợp hơn, hình thức phương pháp tổ chức dạy học từng bước được cải
tiến; một số môn học mới đã được bổ sung, hoàn thiện trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
chưa được chú trọng một cách đúng mức, chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh chưa cao. Tình hình đó đòi hỏi công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
“Tuổi trẻ hôm nay, thế giới ngày mai”. Học sinh THPT là những người
kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh chúng ta, là những người tiếp bước
trên con đường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Với hy vọng,
mong muốn lớn lao ấy, chúng ta - những nhà giáo dục phải có trách nhiệm
trực tiếp bồi dưỡng và đào tạo các em trở thành những người có ích cho xã
hội, những con người có cả “đức” và “tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Do đó,
giáo dục đạo đức không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm
của toàn xã hội và trách nhiệm tự giác rèn luyện của mỗi cá nhân học sinh.
Nhưng trong đó nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hồ chủ tịch đã
dạy: Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan
trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng
như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đạo đức là cái gốc là nền tảng rất
quan trọng.
Học sinh THPT là lớp thanh niên đang ở tuổi trưởng thành (độ tuổi từ
16 đến 18 tuổi), đang trong giai đoạn bước ngoặt lớn về phát triển những
thuộc tính căn bản của nhân cách; luôn có những lý tưởng, ước mơ, hoài bão
lớn, nếu không có sự định hướng giáo dục tốt từ phía nhà trường, gia đình và
xã hội sẽ không tránh khỏi sự ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội và các tiêu cực
khác do mặt trái của cơ chế thị trường tạo ra. Nghị quyết Ban chấp hành
Trung ương 2 khoá VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông báo động
cho toàn xã hội rằng tình trạng một bộ phận học sinh, sinh viên suy thoái đạo
đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân,
lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước là điều “đặc biệt đáng lo
ngại” [11, tr.24]. Nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại
tỉnh Hải Dương được đặt ra trong khung cảnh và ý nghĩa xã hội đó. Hải Dương là tỉnh gần đây đang có sự phát triển nhanh về kinh tế xã
hội. Bên cạnh hàng triệu thanh niên của tỉnh đang hăng say học tập, lao động
để góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì vẫn còn một bộ phận nhỏ
học sinh THPT lười học, sa sút về đạo đức như: vô lễ với thày cô giáo, trốn
tiết, bỏ học, lập băng nhóm quậy phá, nói tục, gây gổ đánh nhau. Nạn quay
cóp trong thi cử có nguy cơ trở thành “tệ nạn”. Nạn rượu chè, cờ bạc, ma tuý
đã và đang xâm nhập vào môi trường học đường gây ảnh hưởng xấu tới một
bộ phận học sinh THPT và dẫn đến hậu quả vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Có trường, học sinh không có tiền tiêu xài đã cướp giật, thậm chí trộm cắp
ngay của cha mẹ mình, đã có hiện tượng học sinh nghiện chơi game bạo lực
nên khi bị kích động về tinh thần đã giết ngay cha đẻ của mình một cách man
rợ. Đó là nỗi nhức nhối đối với những người làm công tác giáo dục nói riêng
và đối với toàn xã hội nói chung hiện nay.
Vậy tại sao lại có sự sa sút về mặt phẩm chất đạo đức như vậy trong
một bộ phận học sinh THPT? Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên đây?
Làm thế nào để có được những con người phát triển cao về trí tuệ, trong sáng
về đạo đức, với một nhân cách phát triển toàn diện, làm động lực cho sự phát
triển của đất nước hiện nay?
Đó là những vấn đề lớn, hết sức bức thiết đã và đang đặt ra đòi hỏi thực
tiễn công tác giáo dục, đào tạo ở nước ta nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói
riêng phải giải quyết. Đây chính là những lý do thôi thúc tui chọn đề tài:
“Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Hải
Dương hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước có nhiều công trình nghiên
cứu về giáo dục đạo đức của nhiều tác giả trong nước dưới góc độ tâm lý học,
giáo dục học đã được công bố.
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Trường Đại học sư phạm I Hà Nội
đã có những đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu này với các tác
giả Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc, Phạm
Tất Dong và nhiều tác giả khác. Để đi đến các quan niệm và giải pháp về giáo
dục đạo đức, các tác giả đã lựa chọn cho mình những cách tiếp cận khác nhau,
tạo ra sự đa dạng, phong phú về nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Nguyễn Đức Minh nghiên cứu và trình bày cơ sở tâm lý - giáo dục học
của giáo dục đạo đức.
Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức
thông qua giảng dạy các môn khoa học, nhất là các môn khoa học xã hội nhân
văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dục thế
giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện
các hành vi đạo đức cho học sinh.
Phạm Minh Hạc xuất phát từ đặc trưng tâm lý học để khảo sát hành vi
và hoạt động, nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc của nhân cách, thực hiện quá
trình giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục
tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục.
Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu cơ sở tâm lý của hoạt động giáo
dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết hoạt động này với giáo dục đạo
đức nhằm đạt mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lý tưởng nghề
nghiệp cho thế hệ trẻ.
Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức từ sau Đại hội
Đảng lần thứ VI (1986), cần kể đến một số đề tài như công trình mang mã số
NN7 "Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho
học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân" do Phạm Tất Dong làm chủ
nhiệm.
Đề tài NN7 đã có nhiều nội dung mới về giáo dục đạo đức, chính trị và tư
tưởng trong các trường từ tiểu học đến đại học những năm đầu của thập kỷ 90.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
B Vấn đề con người trong Triết học Nho Giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Một số vấn đề phát triển Hóa học THCS lớp 8 - 9 (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên giỏi; Dành cho học sin Luận văn Sư phạm 0
D 60 đề thi phỏng vấn tuyển viên chức giáo viên Mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề giáo dục con người trong “Minh tâm bảo giám” Văn học 0
T Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho tuổi trẻ (Qua báo Tiền phong năm 1993 - 1994) Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu vấn đề giáo dục dân số - kế hoạch hoá gia đình cho sinh viên sư phạm thông qua giáo dục g Luận văn Sư phạm 0
C Những vấn đề phụ nữ, gia đình, giáo dục trong hương ước cổ tỉnh Bắc Ninh Luận văn Sư phạm 2
L Những vấn đề văn học dân gian được đặt ra trên báo Giáo dục và Thời đại trong mười năm gần đây Văn học dân gian 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top