atv_24h

New Member
Download miễn phí Luận văn Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NGÂN SƠN TỈNH BẮC KẠN . 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 7
1.2. Lịch sử hành chính huyện Ngân Sơn . 11
1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện. . 13
Chương 2. KINH TẾ HUYỆN NGÂN SƠN THẾ KỶ XIX . 21
2.1. Chế độ sở hữu ruộng đất . 21
2.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Ngân Sơn đầu thế kỷ XIX theo
địa bạ Gia Long 4 (1805). 21
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Ngân Sơn giữa thế kỷ XIX theo
địa bạ Minh Mê ̣ nh 21 (1840) . 34
2.1.3. So sa ́ nh ti ̀nh hi ̀nh sở hữu ruô ̣ ng đâ ́ t Ngân Sơn nửa đầu thế kỷ XIX
theo đi ̣ a ba ̣ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) . 41
2.2. Nông nghiê ̣ p . 51
2.3. Công thương nghiê ̣ p . 60
2.3.1.Thủ công nghiệp . 60
2.3.2. Thương nghiệp . 63
Chương 3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
HUYỆN NGÂN SƠN THẾ KỶ XIX . 66
3.1. Chính trị - xã hội . 66
3.2. Tình hình văn hoá . 68
3.2.1 Văn hoá vật chất . 68
3.2.2. Văn hóa tinh thần . 75
3.3. Truyê ̀ n thô ́ ng đâ ́ u tranh cu ̉ a ca ́ c dân tô ̣ c huyê ̣ n Ngân Sơn . 98
KẾT LUẬN . 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 106
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” (Hồ Chí Minh).
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ bao đời nay đã minh chứng
cho tính thống nhất ấy. Trên mảnh đất hình chữ S giàu truyền thống - Việt
Nam, 54 dân tộc anh em trên 63 tỉnh, thành phố đã chung sống, đoàn kết cùng
nhau đấu tranh giữ vững chủ quyền dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
Do đó, thật là thiếu sót khi tìm hiểu lịch sử dân tộc mà không thông qua lịch
sử cụ thể của từng địa phương với những nét riêng, độc đáo, góp phần cụ thể
hóa, sinh động hóa bức tranh lịch sử chung của toàn dân tộc.
Khu vực miền núi và trung du giữ một vị trí hết sức quan trọng trong
tiến trình lịch sử dân tộc cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Không chỉ là
nơi giàu tài nguyên khoáng sản, với nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc,
miền núi và trung du còn là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong việc
giữ gìn và bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc. Đặc biệt là vùng biên ải phía
Bắc, nhất là các tỉnh vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang…) vừa là cửa ngõ vào Việt Nam, vừa có địa hình
hiểm yếu về quân sự.
Ngân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc
Kạn, có vị trí và vai trò quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc
phòng không chỉ đối với địa phương mà còn đối với cả nước. Đất đai màu
mỡ, thiên nhiên phong phú là những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế phát
triển. Đó cũng là điểm thu hút nhiều tộc người sớm đến Ngân Sơn sinh cơ lập
nghiệp, phát triển lâu dài tạo nên tính đa dạng về thành phần dân tộc cũng như
đời sống văn hóa nơi đây.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:





Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể(tỉnh Bắc Kạn) nửa đầu thế kỷ XIX
1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo sư Trần Văn Giàu từng viết: “Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ XIX, cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác nhau như xã, thôn, phường, giáp, điếm, ấp, lân, trang, trại, man, sách ... Làng nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.

Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta...” [8, tr.5]

Chính vì lẽ đó việc quản lý nông nghiệp và ruộng đất là một trong những công việc trọng tâm của các vương triều phong kiến Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng. “Nhà nước Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền có nắm chắc được ruộng đất mới có cơ sở để thu tô thuế-mà trong các xã hội tiền tư bản đều sống bằng nguồn thu từ tô thuế của dân. Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam vấn đề quản lý ruộng đất đặc biệt quan trọng. Việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất nhà nước có thể chi phối được mọi mặt của xã hội, trong đó trước hết là chi phối người nông dân. Đồng thời trên cơ sở làm tốt công việc này quyền sở hữu tối cao của nhà nước đối với ruộng đất trong cả nước mới được xác lập một cách vững chắc” [31]

Chúng ta đi vào nghiên cứu chế độ sở hữu ruộng đất của các triều đại là đi vào vấn đề cơ bản, then chốt để giải mã lịch sử xã hội Việt Nam phong kiến.




Nhà nước phong kiến lấy nông nghiệp làm gốc, là cơ sở của nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, tình hình ruộng đất và nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và nông nghiệp giúp chúng ta hiểu biết về chính sách về ruộng đất, thực trạng nông nghiệp từng địa phương. Từ thực tiễn đó cho chúng ta những hiểu biết cơ bản, toàn diện về những vấn đề xã hội, chính trị của từng địa phương. Đồng thời giúp lý giải thêm những vấn đề liên quan đến sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hoá, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hoá giai cấp trong làng xã.
Từ những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình nghiên cứu tình hình ruộng đất và nông nghiệp không chỉ có tác dụng tìm hiểu địa phương đó trong một khoảng thời gian nhất định là nửa đầu thế kỷ XIX, mà còn có ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta có thể học tập từ cha, ông ta trên nhiều lĩnh vực như: quản lý ruộng đất, kinh nghiệm canh tác, cải tạo tự nhiên, tìm hiểu về dòng họ mình thời xưa, kết cấu làng bản trong lịch sử…
Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu, tìm hiểu tình hình nông nghiệp và chế độ quản lý ruộng đất triều Nguyễn - một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử phong kiến Việt Nam, từ đó tìm hiểu tình hình ruộng đất, nông nghiệp của huyện Ba Bể qua một thời kỳ lịch sử cụ thể là nửa đầu thế kỷ XIX. Việc nghiên cứu này cũng có thể góp phần thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng. Chúng tui lựa chọn đề tài “Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) nửa đầu thế kỷ XIX ” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ lâu đã được các sử gia phong kiến nhà Nguyễn chú ý. Có thể ra các tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến




vấn đề nông nghiệp và ruộng đất như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại

Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí...

Từ sau năm 1945 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng về tình hình ruộng đất và nông nghiệp Việt Nam trong lịch sử như: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của Vũ Huy Phúc, Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn của Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên), Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy Lê và P.Brocheux, Địa bạ cổ Hà Nội của Phan Huy Lê, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu...
Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tình hình nông nghiệp và ruộng đất Việt Nam, dựa trên nguồn sử liệu chính thống và những nguồn tư liệu địa phương như văn bia, gia phả, hương ước…Trên cơ sở đó thu được thành quả to lớn, hệ thống hoá chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn và tác động của nó đối với kết cấu xã hội…
Những thành quả trên là cơ sở tham khảo quan trong giúp chúng tôi

trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.

Trong phạm vi địa phương đã có một số công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách,có đề cập tới vấn đề đang được nghiên cứu như: Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể (tập 1,2,3), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ… Đây là những tác phẩm nghiên cứu trực tiếp về huyện Ba Bể, là nguồn tư liệu để nghiên cứu kết hợp làm nổi bật vấn đề.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tui thừa hưởng rất ít các kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Đặc biệt, một công trình nghiên cứu có đối tượng là địa bạ huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến nay chưa được thực hiện.




Mặc dù vậy, một số luận văn Thạc sĩ hay khoá luận tốt nghiệp của sinh viên về tình hình ruộng đất và nông nghiệp từng địa phương gần đây đã được thực hiện như: Khoá luận tốt nghiệp Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Thị Mai Anh,Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX của Mai Thị Hồng Vinh, Luận văn Thạc sĩ Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX của Nông Quốc Huy, Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX của Lê Thị Thu Hương…
Chúng tui xem các thành quả nghiên cứu của những người đi trước là những ý kiến gợi mở, những kinh nghiệm quý báu để thực hiện đề tài nghiên cứu địa bạ của mình, nhằm mục đích tìm hiểu các vấn đề trên. Đặc biệt những địa phương có đặc thù gần gũi về mặt địa lý đối với địa bàn huyện Ba Bể sẽ là đối tượng để chúng tui so sánh và đối chiếu.
Như vậy, cho đến nay, chưa có một tác phẩm là kết quả của một công trình nghiên cứu toàn diện về nông nghiệp và địa bạ vùng trung du và miền núi phía Bắc được xuất bản. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề về chế độ sở hữu ruộng đất, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất nông nghiệp ... của vùng này còn trống vắng cần được nghiên cứu.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: thực hiện đề tài “Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể(tỉnh Bắc Kạn) nửa đầu thế kỷ XIX ”, trên cơ sở nguồn tư liệu khai thác được, chúng tui mong muốn góp phần phản ánh một cách khách quan, khoa học về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn vào thời điểm giữa thế kỷ XIX. Từ đó, đề tài tiến hành phân tích và đưa ra một số nhận xét về tình hình ruộng đất và cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX.
- Giới hạn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của huyện Ba Bể, khi đó còn nằm trong tỉnh Thái Nguyên.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

buivanquanh

New Member
Re: [Free] Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX

Link download là lv TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX mà bạn ơi. Mình cần lv Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý ngân sách huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh Văn hóa, Xã hội 0
R Hoàn thiện quản lý Ngân sách tại xã Thắng Sơn – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Luận văn Kinh tế 2
S Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 4
A Đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực Đèo Gió, Huyện Ngân Sơn, Tỉnh Bắc Kạn) Khoa học Tự nhiên 0
L [Free] Báo cáo kết quả thực tập tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 2
T Giải pháp tăng cường quản lý thu-chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn Tài liệu chưa phân loại 0
M Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Thành ph Tài liệu chưa phân loại 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top